Nhà Khoa Học Albert Einstein Là Ai? Những thông tin đầy đủ nhất

Nhắc đến thiên tài là chúng ta nghĩ ngay đến những con người thay đổi thế giới. Là những người có bộ óc vĩ đại. Là những cá thể lập dị với mọi người và sáng tạo ra những thứ đỉnh cao. Nhất là các nhà khoa học. Nhưng các nhà khoa học thiên tài trong các thiên tài lại là một vấn đề khác! Hay họ còn được gọi với hai từ đầy sự tôn trọng, đó là “vĩ nhân”. Vì đó là những bộ óc vĩ đại và lỗi lạc, không giống ai và cực kì tài giỏi, xuất chúng. Họ không những làm thay đổi thế giới mà còn đặt nền móng cho nhiều công trình khoa học nghiên cứu sau này! Có lẽ, khi nhắc tới đây, trong đầu chúng ta sẽ tự nghĩ ngay đến một người! Vâng, có lẽ chúng ta đã có cùng suy nghĩ rồi đấy! Và đó chính là nhà khoa học Albert Einstein, cha đẻ của Thuyết Tương Đối. Và chúng ta sẽ tìm hiểu dưới đây hôm nay!

nhà khoa học Albert Einstein

Nhà khoa học Albert Einstein là ai?

Xuất thân

Albert Einstein cũng chính là tên khai sinh của ông. Ông là một vĩ nhân, là nhà khoa học với chuyên lĩnh vực về Vật lí. Ông sinh vào ngày 14/03/1879 và mất ngày 18/04/1955 (Thọ 76 tuổi) trong một gia đình trung lưu người Do Thái. Và đó là chủng tộc thông minh nhất thế giới qua mọi thời đại. Cũng là một trong những điều kiện tiên quyết tạo nên những thành tựu vĩ đại của Einstein bây giờ.

Thành tựu chung

Là một trong những người đặt nền móng cho Thuyết Tương Đối và công thứ vĩ đại E=mc2. Bên cạnh đó, ông còn nhận được những thành tựu cao quý khác trong cuộc đời. Có thể kể đến như giải Nobel Vật lí (1921) (một trong những giải thưởng cao quý nhất về thành tựu khoa học). Hơn thế nữa, Einstein còn nhận được các thành tựu khác như:

  •  Huân chương Matteucci Medal tại Ý (1921). Là một trong những giải thưởng dành cho người có những đóng góp cơ bản cho khoa học.
  •  Huân chương Copley đến từ Hiệp hội Khoa học Hoàng gia của Anh Quốc (1925). Dành cho những thành tựu nghiên cứu khoa học xuất sắc. 
  • Franklin Medal của Viện Franklin vào năm 1936. Là một trong những danh hiệu cao quý trong công tác khoa học do viện Franklin trao tặng.
  • Max Planck từ hiệp hội Vật lý Đức (1929). Là giải thưởng dành tặng cho những người có những nghiên cứu khoa học cấp cao.

Câu chuyện, tiểu sử về nhà khoa học Albert Einstein!

Một đứa trẻ đần độn mắc hội chứng chậm phát triển

Lúc nhỏ, Albert Einstein khiến gia đình rất lo lắng vì biểu hiện của chứng kém phát triển trí tuệ. Khi lên ba, ông mới bập bẹ từng tiếng đầu tiên. Có một câu chuyện được kể lại rằng. Khi còn nhỏ, ông hay dành ra hàng giờ để nhìn cái la bàn do ông được tặng. Đó là món quà mà khởi nguồn với những nghiên cứu vĩ đại  với các lực lượng vũ trụ sau này của ông.

Cuộc đời đi học gò bó và đầy chông gai đối với nhà khoa học Albert Einstein!

Vào thời cấp Hai, kỷ luật nhà trường thì nghiêm khắc, thầy cô thì độc đoán, đôi khi còn bạo lực. Nhưng vì là người có bản tính rất tò mò mọi thứ xung quanh. Nên thường hỏi thầy cô những câu rất xoắn não mà chẳng ai hiểu hay đáp được. Chính vì thế, ông bị coi là kém cỏi, lập dị và không có bạn bè. Nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Khi mà ông thành thạo môn Vật Lí ở trình độ Đại học khi chỉ mới 11 tuổi. Thành thạo các phép toán vi phân và tích phân khi chưa đầy 15 tuổi.

Năm cuối Trung học, sau khi cãi không lại hội đồng giáo dục về cách giảng dạy máy móc. Ông không thèm học nữa, xin giấy chứng nhận mình bị thần kinh, để lấy cớ sang Ý cùng gia đình. 

Năm 16 tuổi, lần đầu ông đi thi đại học ở Thụy Sĩ nhưng trượt. Nhiều người tự hỏi vì sao một thiên tài như ông lại trượt được. Thì té ra ông đạt tối đa điểm ở môn Lý Toán và rớt các môn phụ dưới trung bình. Sau đó, ông thi đại học lại và đã đậu.

Con đường hôn nhân đầy trắc trở!

Sau khi ra trường, Einstein đã kết hôn với một cô gái ông đã yêu suốt bốn năm đại học. Và đã có một gia đình nhỏ cùng với hai bé trai. Vẫn như thói quen, cú rảnh rỗi là ông lại vùi đầu vào niềm đam mê vật lí.

Năm 1913, ông ly thân với người vợ đầu, trở về Đức sinh sống, trở thành thành viên trẻ nhất của Viện hàn lâm Becklin cao quý. Và bắt đầu qua lại với cô em họ Elsa.

Năm 1919, sau khi li dị vợ, ông kết hôn với người em học và sống cuộc đời tương đối hạnh phúc.

E=mc2Công thức có khả năng thay đổi thế giới cùng nỗi ân hận tột cùng của một thiên tài.

Tháng 6 năm 1905, sau 5 năm trời nghiên cứu, Einstein gửi bài nghiên cứu của mình cho tạp chí WOW. Chính chủ biên cũng không ngờ rằng, thành phẩm của chàng trai trẻ năm đó lại là dấu mốc lịch sử cho ngành vật lí thế giới. Đó là chính là Thuyết Tương Đối E=mc2. Hiểu nôm na là nếu chúng ta có 1 kg than gỗ, hay sỏi đá, mỡ heo, hay bất cứ nguyên liệu gì đi nữa. Thì nó sẽ có năng lượng tương đương với 25 triệu triệu KW/giờ. Bằng với tổng lượng điện được sản xuất tại Mỹ cho thành phố trong 1 tháng.

Nhờ ý tưởng táo bạo và mới mẻ đó, ông đã đánh gãy thuyết bất biến của Issac Newton (ông tổ ngành Vật lí lúc bấy giờ). Và gây được nhiều tiếng vang lớn, ngay lập tức ông được các trường đại học mời về làm giáo sư, bước lên địa vị cao ngất. Tuy vậy, dù thu nhập có khá hơn nhưng Einstein vẫn nghèo, vẫn phải cho các học sinh thuê trọ để kiếm thêm tiền.

Khi tới chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ông lo sợ trước việc nghiên cứu vũ khí nguyên tử của Đức sẽ gây ra thảm kịch cho thế giới loài người. Và muốn chấm dứt chiến tranh, ông đã khuyên Tổng thống Mỹ đi trước một bước để kiềm hãm Đức. Nhưng đó là sự khởi đầu tạo ra vũ khí hạt nhân của Mỹ. Nhờ vào công thức ấy của Einstein, năm 1945, Mỹ thả xuống Nhật hai trái bom hạt nhân, gây 140.000 thiệt mạng. Einstein từ đó rơi vào nỗi ân hận, day dứt đến cuối đời.

Cái chết đầy thanh thản của nhà khoa học Albert Einstein

Einstein mất năm 1955 sau khi vỡ động mạch chủ. Tuy rằng có thể chạy chữa nhưng ông từ chối. Ông đã hoàn thành xong sứ mạng của mình và muốn ra đi thanh thản. Tang lễ được tổ chức hết sức đơn giản theo đúng tâm nguyện của ông. Ông được đem thiêu. Chỉ trừ bộ não được phân thành 240 mảnh do bác sĩ khám nghiệm đánh cắp để nghiên cứu.

Tóm lại

Nhà khoa học Albert Einstein là một vĩ nhân lỗi lạc của thời đại vì đã đóng góp rất nhiều cho nền vật lí thế giới. Dù cuộc sống luôn chông gai từ nhỏ nhưng ông vẫn không nản lòng rồi vượt qua. Đến giờ đây mỗi khi nhắc đến Einstein, người ta luôn nhớ ông là Cha đẻ của Thuyết Tương Đối. Là một thiên tài vật lý có một không hai. Nhưng cũng là một người cực kì đơn giản khi ra đi thanh thản với ước muốn của mình.