Người phát minh lò vi sóng là ai?

Theo như chúng ta được biết thì hiện nay lò vi sóng đã có mặt trong hầu hết các gia đình, và đó là một thứ gì đó không thể thiếu, trong không gian làm bếp của chúng ta. Tuy nhiên có một sự thật mà không phải ai trong chúng ta cũng biết được. Chính là lò vi sóng ra đời như thế nào. Và trọng tâm nhất là người phát minh lò vi sóng là ai?

Người phát minh ra lò vi sóng là ai ?

Percy Spencer

Người đã phát minh ra lò vi sóng có tên là Percy Spencer 19 tháng 7 năm 1894 – 8 tháng 9 năm 1970) là một nhà vật lý học và nhà phát minh tài ba người Mỹ, cha Spencer đã không may qua đời sớm và mẹ ông để đứa con của mình cho dì và chú của Spencer để chăm sóc và nuôi dưỡng. Chú của anh sau đó đã qua đời khi Spencer mới 7 tuổi. Spencer sau đó rời trường học và vào năm 12 tuổi, và ông bắt đàu làm việc chăm chỉ từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn.

Sơ lược về cuộc đời Percy Spencer

Vào năm tròn 18 tuổi, ông đã quyết định gia nhập hải quân Hoa Kỳ, và với tài năng của mình cộng với một chút may mắn khi đang làm việc tại nơi đây ông đã trở thành một chuyên gia về các thiết bị và công nghệ vô tuyến.

Năm 1939, Percy Spencer là một trong những người chuyên gia hàng đầu quốc tế về thiết kế ống radar làm việc ở Raytheon với tư cách là một người đứng đầu bộ phận ống điện. Nhờ danh tiếng và kỹ năng chuyên môn của chính mình mình, Spencer đã cố gắng và đã thuyết phục thành công giúp Raytheon giành được hợp đồng của chính phủ để phát triển và bắt đầu sản xuất thiết bị radar.  Điều này có tầm quan trọng không hề nhỏ đối với quân Đồng minh và bắt đầu trở thành dự án ưu tiên cao thứ hai của quân đội trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Percy Spencer nộp bằng sáng chế của mình vào ngày 8 tháng 10 năm 1945, đặt tên cho lò vi sóng là Radarange. Lò vi sóng được sản xuất thương mại lần đầu tiên này cao khoảng 6 feet và nặng 750 pounds với giá gần 5000 USD. Đến năm 1967, lò vi sóng đầu tiên có giá cả tương đối hợp lý và phải chăng 495 đô la và kích thước được đánh giá là khá hoàn thiện ra đời.

Sự ra đời của lò vi sóng 

Lò vi sóng những năm đầu tiên

Năm 1945, Percy Spencer đã bắt đầu thử nghiệm ống chân không Manhêtrôn, một chuyện không bình thường đã vô tình xảy ra, thanh kẹo để trong túi áo của ông bắt đầu tan chảy từ từ.

Percy Spencer bắt đầu đặt những hạt ngô, trứng gà ở một vị trí khá gần cái ống đó và ông bắt đầu quan sát. Và thật kì lạ  Những hạt ngô nổ lên lắp bắp, còn lòng đỏ trứng gà thì phồng lên

Spencer đã nhận ra một sự thật thú vị rằng sự tập trung với một mức độ dày đặc của các tia vi sóng tạo nên một nguồn năng lượng vô cùng lớn, có thể làm chín thức ăn một cách rất nhanh.

Sơ lược về lò vi sóng

Cấu tạo:

Bao gồm có:

Buồng nấu

Mạch phát sóng cao tầng hay còn gọi là nguồn phát sóng

Mạch điều khiển 

Ống dẫn sóng

Ngăn nấu là một lồng có Faraday gồm kim loại hay lưới kim loại bao bọc xung quanh để đảm bảo cho sóng không được lọt ra bên ngoài. Lưới kim loại thường được dùng để quan sát ở cửa lò. Các lỗ trên lưới này hầu như có kích thước nhỏ hơn nhiều so với bước sóng 12cm, vì thế sóng viba không lọt ra bên ngoài được, nhưng ánh sáng mặt trời ở bước sóng ngắn hơn vẫn có thể lọt qua được, nhằm mục đích giúp quan sát thức ăn bên trong. Lò vi sóng dùng sóng viba để làm nóng thức ăn, thực phẩm.

Nguyên lý hoạt động: 

Lò vi sóng được hoạt động theo nguyên lý dựa trên nguồn magnetron, được dẫn theo ống dẫn sóng vào ngăn chứa thức ăn, thực phẩm cần làm chín, vi sóng phản xạ qua lại giữa các vách lò và bị hấp thụ bởi các phân tử thức ăn như nước, chất hữu cơ và chất béo. Các phân tử thức ăn thường tồn tại ở hai cực hay còn gọi là lượng cực nên có xu hướng sẽ quay sao cho song song với chiều điện trường. Trong quá trình dao động này sẽ được chuyển hóa thành chuyển động nhiệt, các phân tử bắt đầu va chạm vào nhau một cách hỗn loạn. Đây chính là nguyên lý làm việc của lò vi sóng để làm chín thức ăn

Bộ phận phát sóng

(đây là bộ phận quan trọng nhất đối với lò vi sóng)

Bộ phận phát sóng-Magnetron

Magnetron gồm một hình trụ rỗng bên trong và được làm bằng kim loại, bên ngoài là cực dương anot, bên trong đặt những khoang cộng hưởng (cavity resonance). Nhằm mục đích làm tăng tần số từ 50 Hz-2450 Hz, tiếp đến người ta dùng một bộ dao động mà bộ phận chủ yếu là mạch cộng hưởng song song. 

Bên trong thiết bị magnetron là chân không, giữa điện âm và điện cực dương hay còn gọi là lưỡng cực, người ta bắt đầu dùng hiệu điện thế khoảng 2300V nhằm mục đích tạo ra từ trường. Từ trường này sẽ làm di chuyển các hạt electron từ cực âm đến cực dương. Để tạo ra và giữ cho các dao động luôn luôn ở tần số cao, các điện từ phải di chuyển theo hình xoắn ốc ở trước các khoang cộng hưởng. Để thực hiện đường đi này có được là nhờ một từ trường tạo bởi thanh nam châm mà đường sức của nó thẳng góc với điện trường.

Xem thêm: Người phát minh radar là ai?

Tóm lại:

Quay về với cuộc sống hiện đại, chúng ta có thể thấy răng lò vi sóng là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, và đồng thời cũng đã giúp các bạn hiểu được người phát minh ra lò vi sóng là ai? Chúc các bạn có khoảng thời gian vui vẻ khi đọc bài viết.