Ngày Quốc Tế Xóa Bỏ Kỳ Thị Chủng Tộc Là Ngày Nào ?

Nếu bạn đang sống ở một nơi mà tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau, được tôn trọng và làm những điều được phép làm thì bạn nên cảm thấy may mắn. Nhiều người chưa biết rằng trong lịch sử thế giới đã có những dân tộc, nhóm người phải đổ máu trong cuộc đấu tranh chống lại sự phân biệt chủng tộc. Ngày nay nó vẫn ngầm diễn ra, ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Công cuộc xóa bỏ kỳ thị chủng tộc vẫn còn nhiều gian nan. Ngày Quốc tế xóa bỏ Kỳ thị chủng tộc đã ra đời với một mục tiêu cao cả. Tất cả hướng tới tương lai mọi dân tộc, mọi chủng tộc đều được đối xử công bằng. Trong bài viết, mình sẽ giúp mọi người có thêm hiểu biết về ngày lễ đặc biệt này.

ngày Quốc tế xóa bỏ Kỳ thị chủng tộc

Ngày Quốc Tế xóa bỏ Kỳ thị chủng tộc diễn ra vào ngày nào?

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế gia tăng nỗ lực loại bỏ mọi hình thức kỳ thị chủng tộc trước những sự kiện bi thảm xảy ra đầu những năm 60. Năm 1966, Tổ chức lớn nhất thế giới đã quyết định lấy ngày 21 tháng Ba hàng năm làm Ngày Quốc Tế xóa bỏ Kỳ thị chủng tộc.

Nguồn gốc và ý nghĩa của Ngày Quốc tế xóa bỏ Kỳ thị chủng tộc

Nguồn gốc

Chính vào ngày 21/03/1960, một sự kiện gây chấn động dư luận thế giới đã xảy ra. Tại Sharpeville của Nam Phi, cảnh sát đã xả súng vào dòng người biểu tình hòa bình chống đạo luật A-pác-thai. Để nói rõ hơn, thì đây là chính sách phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Người da trắng và người da đen ở Nam Phi bị đối xử khác biệt. Người da trắng thuộc thiểu số, được hưởng những quyền lợi cơ bản. Trong khi đó người da đen chiếm đa số nhưng bị đối xử tồi tệ, thiếu công bằng. Vụ nổ súng trên đã cướp đi mạng sống của 69 người và hàng trăm người bị thương. Sáu năm sau thảm kịch ấy, Ngày Quốc tế xóa bỏ Kỳ thị chủng tộc đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua.

Ý nghĩa

Phản đối, xóa bỏ tư tưởng kỳ thị chủng tộc

Sau sự kiện ở Nam Phi, Thế giới đã dần quan tâm hơn đến việc loại bỏ sự phân biệt chủng tộc. Nhờ sự hy sinh không ngừng của người dân Nam Phi và sự ủng hộ của nhân dân yêu công lý trên thế giới, chế độ A-pác-thai đã bị xóa sổ. Tuy vậy, chúng ta vẫn chưa thể hoàn toàn loại bỏ những hành động phân biệt chủng tộc. Thực tế nhiều cá nhân, nhiều dân tộc vẫn ngầm coi mình xuất sắc hơn dân tộc khác. Chúng ta thường thấy nhất là những vụ việc của người da đen tại các nước phương Tây. Họ bị đối xử thấp hơn, bị lăng mạ, bị tấn công, thậm chí là thiệt mạng. Nhưng sự thật là việc kỳ thị diễn ra ở tất cả ở các chủng tộc. Ngày lễ này ra đời để nhắc nhở, thúc giục mọi người hãy đấu tranh vì một thế giới không còn bất công giữa các chủng tộc

Nhắc nhở mọi người tôn trọng tất cả các chủng tộc

Chúng ta đều là con người, chỉ khác biệt màu da. Tại sao lại không thể tôn trọng nhau? Giá trị cao nhất của con người đến từ bên trong, không phải bên ngoài. Tư tưởng kỳ thị, không tôn trọng dân tộc, chủng tộc khác đã ăn sâu vào máu của nhiều người. Để có thể thay đổi ngay lập tức là điều không thể, nhưng ta vẫn phải làm. Tôn trọng các chủng tộc khác là tôn trọng chính mình.

Chúng ta làm gì trong ngày Quốc tế xóa bỏ Kỳ thị chủng tộc?

Nhiều hoạt động và sự kiện khác nhau được tổ chức tại các quốc gia trên toàn thế giới vào ngày này. Mình đã tổng hợp được một số hoạt động sau đây:

Trình chiếu truyền thông qua việc phát sóng trực tuyến

Từ trụ sở của Liên Hợp Quốc trong ngày 21 tháng Ba, chương trình phát sóng trực tuyến về chủ đề chống nạn phân biệt chủng tộc sẽ được phát đi khắp thế giới. Buổi phát sóng sẽ có sự xuất hiện đặc biệt của các nhà lãnh đạo Liên Hợp Quốc. Sự kiện này mục đích thúc đẩy lòng khoan dung, yêu thương trong cộng đồng quốc tế. Điều này cũng cho thấy sự quan tâm sâu sắc của Liên Hợp Quốc về vấn đề trên.

Tổ chức diễn đàn thảo luận về nhân quyền và phân biệt chủng tộc

Người trẻ trên thế giới có cơ hội nói lên ý kiến xoay quanh vấn đề này tại Voices of Youth, một trang tin trực tuyến của UNICEF dành cho giới trẻ. Các bạn trẻ khắp thế giới có thể viết những bài luận, bài báo hay làm dự án ảnh. Đây là cơ hội để người trẻ thay đổi thế giới. Họ đang dần chứng minh mình chính kiến, mình có những tư tưởng tiến bộ. Điều này cũng góp phần đẩy mạnh cuộc chiến chống kỳ thị chủng tộc của toàn nhân loại.

Kết luận

“Bất kể bạn là ai, bạn đến từ nơi nào, màu da của bạn ra sao, giới tính của bạn là gì: hãy lên tiếng cho bản thân bạn.” – Kim Namjoon.

Chúng ta cần lên tiếng, cần đấu tranh khi có bất công. Đặc biệt với nạn kỳ thị chủng tộc. Bất kỳ cũng có thể trở thành nạn nhân của nó. Một xã hội loài người được coi là văn minh là khi chúng ta có thể đẩy lùi sự tiêu cực, bất công bằng khỏi đời sống. Con người hòa chung sự văn minh của thời đại, xã hội mới có thể phát triển bền vững. Trong tương lai, mọi người hãy cùng hưởng ứng Ngày Quốc tế xóa bỏ Kỳ thị chủng tộc. Vì hạnh phúc của tất cả mọi người, vì một thế giới tiến bộ.

Hy vọng các bạn cảm thấy đây là một bài viết hữu ích. Cảm ơn mọi người đã đọc và hẹn gặp lại nhé!