Hiểu hơn Ngày Tị nạn Thế giới đầy đủ chính xác chi tiết nhất

Di cư quốc tế là nguyên nhân chính dẫn đến các dòng người tị nạn. Đây là hiện tượng phổ biến trong lịch sử nhân loại. Có rất nhiều nguyên nhân và lý do khác nhau dẫn tới hiện tượng này. Nhưng trong đó nguyên nhân về kinh tế là quan trọng nhất. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng khác là xung đột hay là chiến tranh. Những biến động theo chiều hướng đi xuống của môi trường. Cũng như các nguyên nhân liên quan đến yếu tố sắc tộc, văn hóa cùng mong muốn chủ quan của con người cũng góp phần thúc đẩy di cư quốc tế. Để hiểu hơn về ngày tị nạn thế giới thì bạn hãy đọc bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

ngày tị nạn thế giới

Ngày Tị nạn Thế giới là ngày nào?

Ngày Tị nạn Thế giới  có tên tiếng Anh “World Refugee Day”. Nó được Liên Hợp Quốc chọn là ngày 20 tháng 6 hàng năm. Để làm ngày lễ quốc tế dành để nâng cao nhận thức về tình trạng của những người tị nạn trên khắp thế giới.

Những kỷ niệm hàng năm được đánh dấu bởi một loạt các sự kiện và hành động. Diễn ra tại hơn 100 quốc gia, trong số đó có sự tham gia của các quan chức chính phủ. Và nhân viên cứu trợ nhân đạo, tổ chức nhân đạo, người nổi tiếng, thường dân và người tị nạn. Hàng năm vào ngày Tị nạn Thế giới, Liên Hợp Quốc xuất bản một báo cáo hàng năm về số lượng người tị nạn. Và những người tản cư trên toàn thế giới đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa do chiến tranh, xung đột và khủng bố.

Lịch sử của ngày tị nạn thế giới

Ngày 04 tháng 12 năm 2000, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong Nghị quyết A/RES/55/76 đã quyết định rằng. Từ năm 2001, 20 tháng 6 sẽ được tổ chức như là Ngày Tị nạn Thế giới. Trong nghị quyết này, Đại hội đồng lưu ý rằng năm 2001 đánh dấu kỷ niệm lần thứ 50 của Công ước về vị thế của dòng người tị nạn.

Trước 2000, Ngày tị nạn châu Phi đã được chính thức tổ chức ở  rất nhiều quốc gia vào ngày này. Liên Hợp Quốc cho biết rằng, Tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU) đã đồng ý để ngày người tị nạn quốc tế trùng ngày với Ngày tị nạn châu Phi. Còn trong Giáo hội Công giáo La Mã, Ngày Thế giới Di Dân và Tị Nạn được tổ chức vào tháng Giêng mỗi năm. Nó đã được thiết lập vào năm 1914 bởi Đức Giáo hoàng Piô X.

Thực trạng ngày tị nạn thế giới hiện nay

Hàng năm vào ngày Tị nạn Thế giới thì Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn UNHCR. Họ sẽ xuất bản một báo cáo hàng năm về số lượng người tị nạn và người tản cư trên toàn thế giới. Những người đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa do chiến tranh, xung đột và khủng bố. Theo báo cáo năm 2021, vào thời điểm cuối năm 2020 có hơn 51 triệu người đang chạy trốn hoặc bị trục xuất. Trong đó có hơn 30 triệu người đàn ông, phụ nữ và trẻ em di tản trong khu vực các quốc gia riêng của họ.

Như vậy, số lượng người tị nạn đã và đang đạt mức cao nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự gia tăng với hơn bảy triệu người so với năm trước chủ yếu là do cuộc chiến ở Syria. Tại châu Phi, số lượng người tị nạn, di tản và bị trục xuất cũng tăng đáng kể. Đặc biệt nhất là ở Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan. Quốc gia đang thu nhận số người chạy trốn nhiều nhất là Pakistan, Li-băng và Iran.

Nỗi đau từ khủng hoảng tị nạn

Theo báo của của UNHCR, hàng triệu người đã và đang bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ. Chính là do những hậu quả của các cuộc xung đột. Đại dịch Covid-19 và các cuộc xung đột đang gây nguy hiểm cho việc bảo vệ người tị nạn. Điều kiện sống khó khăn cùng với phân biệt đối xử, kỳ thị và dịch bệnh Covid-19. Chúng đã và đang cướp đi hy vọng cuối cùng của họ về một tương lai tốt đẹp hơn. Trước tình hình này, UNHCR đang tiếp tục kêu gọi các thể chế tài chính quốc tế. Để xây dựng các gói cứu trợ cho các quốc gia đang bị ảnh hưởng của đại dịch. Đặc biệt với người tị nạn và để không ai bị bỏ lại phía sau.

Ngoài xung đột thì tác động của biến đổi khí hậu ở những nơi như Mozambique. Khu vực Tigray của Ethiopia và khu vực Sahel rộng lớn của châu Phi là tất cả những nguyên nhân hàng đầu. Để dẫn đến các cuộc di dân của người tị nạn và người di cư nội địa vào năm 2020.

Những thông tin về tị nạn thế giới

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, số lượng người di cư chạy trốn khỏi Libya bằng đường biển đã tăng gần 300%. Tất cả những điều này khiến nhân loại chúng ta thức tỉnh về một cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất sau thế chiến thứ hai. Do đó, cần chú trọng vào đầu tư trong việc giải quyết những nguyên nhân gốc rễ. Mà dẫn đến cuộc khủng hoảng tị nạn như các cuộc xung đột, bạo lực. Hay nội chiến, nghèo đói, bất bình đẳng, bất công, tham nhũng, buôn bán vũ khí. Và cạnh tranh cho các nguồn tài nguyên và biến đổi khí hậu. Đây là điều cần thiết nhất để giảm bớt số lượng người tị nạn ngày càng tăng.

Kết luận

Qua bài viết trên mong rằng tất cả các bạn đã hiểu hơn về ngày tị nạn thế giới. Từ đó để có những hành động dù là nhỏ nhất để giúp những người dân tị nạn. Để họ có một cuộc sống tốt như bao người khác.