Giải Đáp Cho Câu Hỏi: Gia Cát Lượng Là Ai?

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua câu: “Không đạm bạc lập chí chẳng nên, không tĩnh tâm tiến xa chẳng nổi” của vị công thần khai quốc Gia Cát Lượng. Vậy bạn đã biết chi tiết về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của Gia Cát Lượng chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi: “Gia Cát Lượng là ai?”

Vị công thần khai quốc Gia Cát Vũ Hầu

Tiểu sử của vị công thần khai quốc Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng được người đời sau biết đến chủ yếu là qua tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa. Nhà văn La Quán Trung qua tác phẩm này đã ca ngợi ông là một người quân sư toàn năng. Vậy Gia Cát Lượng là ai, là người như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tiểu sử của vị thừa tướng tài ba này nhé.

Tên tuổi, quê quán của Gia Cát tiên sinh

Gia Cát Lượng là người sinh ra ở Dương Đô, quận Lang Nha, đời Đông Hán. Ông sinh vào mùa Thu năm 181 (Tân Dậu). Ông còn có danh xưng khác là Khổng Minh. Từ bé ông đã mồ côi cả cha lẫn mẹ. Khi còn trẻ, ông thường tự ví tài của mình giống như Quản Trọng, Nhạc Nghị. Sau này, ông tị nạn sang Kinh Châu rồi sau đó đến ở đất Nam Dương thuộc vùng Long Trung. Tự mình cày ruộng, thường làm ca từ theo khúc “Lương Phủ Ngâm”.

Thân thế và cuộc đời của ông

Gia đình của Khổng Minh có tất cả 3 anh em, anh cả tên Gia Cát Cẩn, từng làm quan ở bên Đông Ngô, em thứ là Gia Cát Quân, cũng từng làm quan đại thần cho nước Thục Hán cùng với ông. Gia Cát Lượng còn có một người em họ tên là Gia Cát Đản, từng làm quan cho Tào Ngụy.

Cuộc đời của vị thừa tướng Khổng Minh

Người đời sau này có câu “Thục được rồng, Ngô được hổ, Ngụy được chó”. Tức là đất nước Thục Hán có được cả ông và em ông Gia Cát Quân giống như có được một viên ngọc quý và trong 4 anh em thì Khổng Minh là người tài giỏi nhất.

Theo như sách “Khổng Minh Gia Cát Lượng” thì chữ “Cát” có trong họ của ông xuất phát từ nguồn gốc ông là dòng dõi của Cát Anh. Cát Anh là một tướng theo Trần Thắng khởi nghĩa chống quân Tần. Có công rất lớn, nhưng cuối cùng Cát Anh lại bị Trần Thắng giết oan. Khi Hán Văn Đế lên ngôi, biết Cát Anh bị oan, đã sai người tìm dòng dõi của Cát Anh. Và cấp đất Gia cho họ làm nơi ăn lộc. Sau này, một chi đã lấy sang họ Gia Cát là sự kết hợp giữa chữ “Cát” cũ và đất “Gia”.

Sự nghiệp một đời người mà ông gây dựng

Gia Cát Lượng lúc bấy giờ được ví như Ngọa Long. Còn 1 nhân vật nữa chính là Bàng Thống cũng được ví giống như Phượng Sồ. Theo lời của Trần Mã Huy thì nếu như Lưu Bị có được 1 trong 2 người thì sẽ định được thiên hạ. Năm 208, Lưu Bị đã 3 lần đến mời Khổng Minh ra giúp. Nhờ có Gia Cát Lượng giúp, Lưu Bị đã nhanh chóng lên ngôi hoàng đế, còn ông giữ chức thừa tướng. Năm 221, Lưu Bị vừa lên ngôi không bao lâu thì quyết định đánh Ngô và dẫn đến thua cuộc.

Sự nghiệp gây dựng cả đời của Trung Vũ Hầu

Khi chết, Lưu Bị đã ủy thác lại việc nước cho Khổng Minh. Em trai của Lưu Bị kế thừa ngai vàng, ông ở phía sau thâu tóm quyền lực, chấn chỉnh lại lực lượng và chỉnh đốn lại nội bộ. Sau đó, đem quân xuống phía nam để thu phục dân bản địa. Không lâu sau đó ông đã bắt sống đường Mạnh Hoạch. Đây là một thủ lĩnh có tiếng. Vào tháng 8 năm 234, Khổng Minh đổ bệnh rồi mất ngay trong thời điểm chiến dịch Bắc Phạt lần thứ 6 đang diễn ra. Thời điểm đó ông mất chỉ mới 54 tuổi. Sau khi mất, ông được phong tặng là Trung Vũ Hầu. Người đời sau này thường gọi là ông là Gia Cát Vũ Hầu. Ông được an táng tại ngọn núi Định Quân ở vùng Hán Trung.

Các phát minh mà Gia Cát Vũ Hầu để lại cho muôn đời sau

Ông là người phát minh ra màn thầu, khinh khí cầu và một thiết bị giao thông gọi là Mộc Ngưu Lưu Mã. Nó giống như một chiếc xe cút kít. Hơn thế nữa, ông cũng đã phát minh ra một loại nỏ có thể bắn nhiều mũi tên liên tiếp. Phát minh ấy được gọi là “Nỏ Gia Cát”, đây là một loại nỏ bắn tự động. Nó được coi là một phiên bản cải tiến hơn của loại nỏ đã xuất hiện trong thời kỳ Chiến Quốc . Tuy nhiên, phiên bản của Gia Cát Lượng có thể bắn nhanh và xa hơn.

Một kiểu đầu của khinh khí cầu mà được người đời sau sử dụng để truyền các tín hiệu quân sự cũng mang tên vị tướng tài ba này, gọi là đèn lồng Khổng Minh. Nó được phát minh ra khi ông bị bao vây bởi Tư Mã Ý.

Xem thêm:

TỐP 10 KỶ LỤC ĂN NHIỀU NHẤT THẾ GIỚI

TỐP 10 CÂU CHUYỆN CƯỜI RA NƯỚC MẮT

TỔNG KẾT

Người đời sau này có câu: “Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng/Thống nhất sơn hà Lưu Bá Ôn” là để nói lên sự tài giỏi vẹn toàn của ông. Theo nhiều tác giả văn học, trong cuộc chiến  để diệt Tào Ngụy, Gia Cát Lượng chưa từng muốn đeo đuổi danh lợi, chỉ mang trong mình một ý chí duy nhất là đánh giặc diệt Ngụy, sau đó phục hưng lại nhà Hán.

Điều này cho thấy, ông đã đặt sự hưng vong của một quốc gia lên trên mưu cầu công danh của cá nhân với một tấm lòng nhiệt huyết và tha thiết. Hy vọng rằng bài viết trên đã đưa được cho bạn lời giải đáp câu hỏi: Gia Cát Lượng là ai? Mong rằng sau bài viết này bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về vị Khổng Minh từng được ví như Ngọa Long của một vùng.