Báo cáo tổng hợp công nợ phải thu file excel chuẩn nhất

Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp, tính toán công nợ phải thu là một nghiệp vụ cực kỳ quan trọng đối với các kế toán nói chung và kế toán công nợ nói riêng. Khi tổng hợp công nợ phải thu, kế toán công nợ phải lập thành báo cáo. Vậy báo cáo tổng hợp công nợ phải thu dùng để làm gì? Cách làm Báo cáo công nợ phải thu khách hàng như thế nào? Cần lưu ý những điểm nào khi sử dụng Bảng tổng hợp công nợ phải thu. Những nội dung liên quan đến công nợ phải thu sẽ được EVBN giải đáp cụ thể trong nội dung bài  viết dưới đây.

[download id=”4321″]

Báo cáo tổng hợp công nợ phải thu dùng để làm gì?

Công nợ phải thu là khoản chi phí phát sinh khi doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho một cá nhân hay doanh nghiệp khác mà bên mua hàng hay sử dụng dịch vụ chưa thanh toán ngay tại thời điểm điểm mua hàng, sử dụng dịch vụ hoặc chỉ mới thanh toán 1 phần. Khi đó, doanh nghiệp phải thu hồi công nợ từ khách hàng theo thỏa thuận, đó chính là công nợ phải thu.

Báo cáo tổng hợp công nợ phải thu là biểu mẫu quan trọng mà các kế toán công nợ thường xuyên phải sử dụng. Báo cáo tổng hợp công nợ phải thu được thành lập trên file Excel và dùng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, bất kể lớn nhỏ.

Báo cáo tổng hợp công nợ phải thu khách hàng thường được thống kê vào cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm nhằm mục đích tổng hợp về số công nợ phải thu của từng khách hàng là đối tác mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trong từng kỳ. Từ đó, giúp doanh nghiệp điều chỉnh, đưa ra những quyết sách đúng đắn hơn về thanh toán công nợ, thời hạn nợ, thời hạn thanh toán công nợ hay quy định về chiết khấu, khuyến mãi với từng đối tượng khách hàng khác nhau.

Báo cáo tổng hợp công nợ phải thu

công nợ phải thu

Một số lưu ý khi sử dụng Bảng tổng hợp công nợ phải thu

– Các căn cứ lập Bảng công nợ phải thu là dựa vào các số liệu ghi chép từ các Sổ chi tiết công nợ phải thu.

– Mỗi dòng trong Bảng tổng hợp công nợ phải thu sẽ dành cho 1 khách hàng và tương ứng với một Sổ chi tiết công nợ phải thu của khách hàng đó.

– Thống kê về công nợ phải thu của một khách hàng trong Bảng tổng hợp công nợ phải thu bao gồm các thông tin về: mã hàng, tên khách hàng, thời gian phải trả công nợ theo từng thời điểm (công nợ bắt đầu, công nợ đầu kỳ, công nợ tăng, công nợ giảm) và thu hồi công nợ cuối kỳ.

– Trước khi nhập các số liệu về công nợ phải thu của từng khách hàng trong Bảng tổng hợp công nợ phải thu, kế toán nên nhập một loạt hết danh sách khách hàng cần theo dõi công nợ để dễ theo dõi.

Cách làm Báo cáo tổng hợp công nợ phải thu khách hàng

Khi làm bảng tổng hợp công nợ phải thu, chúng ta sẽ phải sử dụng các hàm khác nhau trong bảng tính Excel. Một số hàm cần thiết phải dùng cho các thông tin trong bảng tính Excel này như sau:

– Cột số thứ tự: Lần lượt ghi số thứ tự của từng đối tác cần thu công nợ.

– Mã hàng: Mã số từng khách hàng, các bạn copy dữ liệu từ phần mã số tại Sổ ghi công nợ chi tiết.

– Tên nhà cung cấp: Ghi rõ tên của từng khách hàng cần thu công nợ bằng cách sử dụng hàm Vlookup tìm ở danh mục khách hàng về từ Sổ ghi công nợ chi tiết.

– Loại: Ghi rõ là khách hàng hay là nhà cung cấp.

Mẫu báo cáo tổng hợp công nợ phải thu khách hàng

Bảng báo cáo file excel

– Phần ghi thông tin dư nợ và dư có đầu kỳ:

+ Phần ghi số dư nợ đầu kỳ: Lấy thông tin từ mục “Số dư Nợ đầu kỳ” của từng khách hàng trong Sổ chi tiết công nợ (Sử dụng hàm Vlookup, Max, Sumifs).

+ Phần ghi số dư có đầu kỳ: Lấy thông tin từ mục “Số dư Có đầu kỳ” của nhà cung cấp trong Sổ chi tiết công nợ (Sử dụng hàm Vlookup, -Min, Sumifs).

– Phần ghi thông tin số phát sinh nợ và phát sinh có trong kỳ:

+ Phần ghi số phát sinh nợ trong kỳ: Lấy từ “Tổng số phát sinh Nợ trong kỳ” trong Sổ chi tiết công nợ (Sử dụng hàm Sumif).

+ Phần ghi số phát sinh có trong kỳ: Lấy thông tin từ mục “Tổng số phát sinh Có trong kỳ” trong Sổ chi tiết công nợ (Sử dụng hàm Sumif).

– Phần ghi thông tin số dư nợ và dư có cuối kỳ:

+ Phần ghi số dư nợ cuối kỳ: Lấy thông tin từ mục “Số dư Nợ cuối kỳ” của khách hàng trong Sổ chi tiết công nợ (Sử dụng hàm Max).

+ Phần ghi số dư có cuối kỳ: Lấy thông tin từ mục “Số dư Có cuối kỳ” của khách hàng trong Sổ chi tiết công nợ (Sử dụng hàm -Min).

– Dòng “Cộng”: Tính tổng toàn bộ số dư đầu kỳ, số phát sinh, số dư cuối kỳ của cả phần Nợ và phần Có của khách hàng (Sử dụng hàm Sum).

– Cuối báo cáo phải ghi rõ ngày tháng năm lập báo cáo, có chữ ký xác nhận của người lập biểu, phụ trách kế toán và kế toán trưởng.

Tham khảo: Top 10 Các Hàm Trong Excel Mà Ai Cũng Cần Biết

Lưu ý: Báo cáo tổng hợp công nợ phải thu ghi rõ số công nợ phải thu tính từ ngày tháng tháng năm nào đến ngày tháng tháng năm nào.

Dưới đây, chúng tôi gửi mẫu bảng báo cáo tổng hợp công nợ phải thu mới nhất cho các bạn tham khảo khi cần.

[download id=”4321″]