Thủ Tục Mở phòng Khám Tư Nhân Đầy Đủ Chính Xác

Với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của quần chúng ngày càng cao. Các phòng khám tư nhân nhanh chóng mọc lên. Đây là loại hình phòng khám dịch vụ khác với phòng khám ở bệnh viện công. Nhưng bạn đã rõ về thủ tục mở phòng khám tư nhân chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngày hôm nay nhé.

thủ tục mở phòng khám tư nhân

Thế nào là phòng khám tư nhân và có các loại hình phòng khám nào

Theo quy định của pháp luật Việt Nam đưa ra và nhu cầu thực tế hiện nay. Thì phòng khám tư nhân thường tồn tại dưới hai hình thức phổ biến sau. Đó chính là phòng khám đa khoa và phòng khám chuyên khoa. Trong hai loại phòng khám đó còn chia ra những loại phòng khám sau:

Phòng khám đa khoa là khám chữa mọi loại bệnh mà bệnh nhân yêu cầu.

Phòng khám chuyên khoa thì sẽ chia riêng các loại bệnh ra bao gồm:

  • Phòng khám nội tổng hợp của phòng khám
  • Phòng khám về chuyên khoa hệ nội
  • Phòng khám tư vấn sức khỏe bệnh nhân
  • Phòng khám về chuyên khoa ngoại của phòng khám
  • Phòng khám chuyên khoa phụ sản của phòng khám
  • Phòng khám chuyên khoa nam học của phòng khám
  • Phòng khám chuyên khoa về vấn đề răng – hàm – mặt của phòng khám
  • Phòng khám chuyên khoa tai – mũi – họng của phòng khám
  • Phòng khám chuyên khoa mắt của phòng khám

Điều kiện cần và đủ để làm thủ tục mở phòng khám tư nhân

Hiện nay nhu cầu khám chữa bệnh ngoài công lập đang ngày càng tăng. Nắm bắt được điều đó, các bác sĩ đã thành lập phòng khám tư nhân. Họ làm vậy để cung cấp dịch vụ khám chữa cho bệnh nhân có nhu cầu thăm khám. Để mở phòng khám tư nhân, cá nhân cần đáp ứng điều kiện nhất định. Luật này sẽ được quy theo quy định của pháp luật.

  • Về đối tượng mở phòng khám cần tuân thủ:

Phòng khám phải được lập nên dưới hình thức công ty hay hộ kinh doanh. Và bắt buộc có ngành nghề hoạt động là phòng khám chuyên khoa hoặc đa khoa. Tuy nhiên, cần lưu ý điều sau: Những bác sĩ là cán bộ, công viên chức không được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật. Điều này được ghi rõ trong Luật Cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và các văn bản liên quan khác.

  • Về cơ sở vật chất của phòng khám cần tuân thủ:

Có địa điểm cố định và bảo đảm các điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật. Phải bố trí khu vực riêng để xử lý dụng cụ y tế, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại. Hoặc có hợp đồng sẵn có với cơ sở tiệt trùng dụng cụ khác.

  • Về trang thiết bị y tế tại phòng khám cần tuân thủ:

Cần đáp ứng đủ trang thiết bị y tế phù hợp với hoạt động chuyên môn.

Thủ tục cần có để mở phòng khám tư nhân

Phòng khám tư nhân là cơ sở khám, chữa bệnh được tự quản lý điều hành. Để hoạt động hoàn hảo thì phòng khám cần thực hiện các điều sau đây: 

  • Thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo đúng quy định nhà nước. Chỉ áp dụng đối với cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. 
  • Chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực đáp ứng điều kiện. Các lưu ý này phải theo quy định của pháp luật. 
  • Xin cấp phép hoạt động phòng khám tư nhân từ cơ quan có thẩm quyền.

Cơ sở đăng ký mở sẽ nộp 01 bộ hồ sơ xin giấy phép hoạt động phòng khám tư nhân. Họ sẽ nộp tại nơi Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở.

Trong vòng 1 tháng rưỡi kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Sở Y tế sẽ thẩm duyệt hồ sơ và thẩm định thực tế.

Trường hợp đạt yêu cầu theo đúng quy định đề ra. Thì lúc này Sở Y tế cấp Giấy phép hoạt động phòng khám tư nhân.

Trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu về hồ sơ, điều kiện theo quy định pháp luật. Thì Sở Y tế nêu rõ lí do từ chối cấp.

Mức xử phạt nếu xảy ra vi phạm khi mở phòng khám tư nhân

Trong một số trường hợp hoạt động không có thủ tục xin cấp phép hoạt động phòng khám tư nhân. Hoặc trong quá trình hoạt động có dấu hiệu vi phạm sẽ bị xử lý theo các mức dưới đây:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi. Hoạt động không có biển hiệu hoặc có biển không có các thông tin cơ bản theo quy định pháp luật
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây. Không báo cáo cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với hành vi. Không bảo đảm các điều kiện sau khi được cấp giấy phép hoạt động. Điều này áp dụng đối với hình thức tổ chức là phòng khám đa khoa.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sau. Thuê mướn người không có chứng chỉ hành nghề. Hoặc đang trong thời gian bị treo chứng chỉ hành nghề. Hay đang trong thời gian đình chỉ công việc hành nghề.
  • Ngoài ra thì trong một số trường hợp đặc biệt khác. Thì cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các hình thức phạt bổ sung. Cùng với đó là các biện pháp khắc phục hậu quả cần thiết khác. Điều này chỉ được thực hiện khi cần thiết mà thôi.

Và đây chính là những gì bạn cần biết về thủ tục mở phòng khám tư nhân. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp ngay tức khắc. Thì hãy để xuống phía dưới một bình luận nhé.