Tất tần tật về xương khớp

Hệ vận động người gồm có bộ xương – khớp và hệ cơ, hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thần kinh. Xương gồm 206 chiếc, dài ngắn khác nhau, hợp lại tạo thành bộ xương nâng đỡ cơ thể, che chở cho các nội quan khỏi những chấn thương lí học. Hệ cơ gồm khoảng 600 cơ tạo thành, là những cơ vân (hay cơ xương) bám vào hai đầu xương giúp cho cơ thể cử động. Nhờ hệ vận động mà cơ thể ta có hình dạng nhất định, thể hiện được những động tác lao động, biểu lộ được những cảm xúc của mình. 

CẤU TẠO XƯƠNG VÀ KHỚP

Xương có hai đặc tính cơ bản: mềm dẻo và bền chắc. Nhờ tính mềm dẻo nên xương có thể chống lại tất cả các lực cơ học tác động vào cơ thể, nhờ tính bền chắc mà bộ xương có thể nâng đỡ cơ thể. Độ bền chắc của xương người trưởng thành có thể gấp 30 lần so với loại gạch tốt. Sở dĩ xương có được hai tính chất trên là nhờ vào thành phần hóa học. Xương được cấu tạo từ 2 chất chính: một loại chất hữu cơ gọi là cốt giao và một số chất vô cơ là các muối can-xi. Chất khoáng làm cho xương bền chắc, cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo. Tỉ lệ cốt giao thay đổi tùy theo tuổi. Trong xương người trưởng thành, cốt giao chiếm 1/3 còn các muối can-xi chiếm khoảng 2/3. Nếu ta đem tách riêng hai chất này thì xương không đạt đủ hai đặc tính trên.

Căn cứ vào hình dạng cấu tạo, người ta phân biệt 3 loại xương là:

– Xương dài: hình ống, giữa chứa tủy đỏ ở trẻ em và chứa mỡ vàng ở người trưởng thành như xương ống tay, xương đùi, xương cẳng chân,… Loại xương này có nhiều nhất.
– Xương ngắn: kích thước ngắn, chẳng hạng như xương đốt sống, xương cổ chân, cổ tay,…
– Xương dẹt: hình bản dẹt, mỏng như xương bả vai, xương cánh chậu, các xương sọ. Loại xương này ít nhất.

Xương to ra về chiều ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy tế bào cũ vào trong rồi hóa xương. Xương dài ra là nhờ quá trình phân bào ở sụn tăng trưởng. Ở tuổi thiếu niên xương phát triển nhanh. Đến 18 – 20 tuổi ở nữ hoặc 20 – 25 tuổi đối với nam xương phát triển chậm lại. Ở người trưởng thành, sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương, vì thế người không cao thêm. Người già xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, tỉ lệ cốt giao giảm, vì vậy xương người già xốp giòn và dễ gãy và nếu gãy thì xương phục hồi rất chậm, không chắc chắn.

Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp xương. Có ba loại khớp là: khớp động như các khớp ở tay, chân; khớp bán động như khớp các đốt sống và khớp bất động như khớp ở hộp sọ.

– Khớp động là loại khớp cử động dễ dàng và phổ biến nhất trong cơ thể người như khớp xương đùi và xương chày, khớp xương cánh chậu và xương đùi. Mặt khớp ở mỗi xương có một lớp sụn trơn, bóng và đàn hồi, có tác dụng làm giảm sự cọ xát giữa hai đầu xương. Giữa khớp có một bao đệm chứa đầy chất dịch nhầy do thành bao tiết ra gọi là bao hoạt dịch. Bên ngoài khớp động là những dây chằng dai và đàn hồi, đi từ đầu xương này qua đầu xương kia làm thành bao kín để bọc hai đầu xương lại. Nhờ cấu tạo đó mà loại khớp này cử động dễ dàng. Khớp động phức tạp nhất trong cơ thể người là khớp gối.

– Khớp bán động là loại khớp mà giữa hai đầu xương khớp với nhau thường có một đĩa sụn làm hạn chế cử động của khớp. Khớp bán động điển hình là khớp đốt sống, ngoài ra còn có khớp háng. Ở trẻ em, có xương mông và xương ấy…các đĩa sụn rất đàn hồi nên dễ uốn lưng mềm mại hay xoạc chân ra dễ dàng. Trái lại ở người trưởng thành và nhất là người già, các đĩa sụn dẹp lại làm cột sống khó cử động hơn, xoạc chân ra khó khăn.

– Khớp bất động: Trong cơ thể có một số xương được khớp cố định với nhau, như xương hộp sọ và một số xương mặt. Các xương này khớp với nhau nhờ các răng cưa nhỏ hoặc do những mép xương lợp lên nhau kiểu vảy cá nên khi cơ co không làm khớp cử động.

CÁC BỆNH LÝ VỀ XƯƠNG VÀ KHỚP

Tuổi thọ con người càng được nâng cao thì tỉ lệ các bệnh xương khớp cũng càng trở nên phổ biến. Tại Mỹ có hơn 1/3 dân số mắc các bệnh về xương khớp với  80% người trên tuổi 55 bị thoái hóa khớp và mỗi năm có khoảng 1 triệu trường hợp nhập viện, 45 triệu lượt khám bệnh, gây tổn thất 100 tỷ USD (50% do khám chữa bệnh, 50% do mất sức lao động). Tại Việt Nam, có đến 30% người trên tuổi 35 bị thoái hóa khớp. Tỷ lệ này là 60% người trên tuổi 65 và 85% người trên tuổi 80. Dù tỉ lệ tử vong thấp, các bệnh xương khớp thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khả năng lao động sụt giảm, trong khi việc điều trị cần lâu dài và tốn kém, người bệnh khó thực hiện ngay cả những sinh hoạt thường ngày, thậm chí có thể trở nên tàn phế và cần được chăm sóc đặc biệt. Như vậy, các bệnh khớp không chỉ gây ra gánh nặng về kinh tế – tinh thần cho bản thân người bệnh, mà cho cả gia đình, xã hội.  

VIÊM KHỚP

Khớp gồm nhiều thành phần khác nhau: sụn khớp, bao hoạt dịch, dây chằng, cơ và gân cơ. Sụn khớp hay đầu xương bị tổn thương sẽ gây tăng ma sát hai đầu xương, dẫn đến tiến trình viêm. Viêm khớp còn do chấn thương, sử dụng quá mức ổ khớp, do bệnh lý hoặc do tuổi già (lão hoá). Hiện tượng viêm từ mức độ vi tế sẽ trở nên thấy được với những triệu chứng: sưng, đỏ, nóng, đau, cứng khớp và giới hạn biên độ hoạt động. Càng bị đau, bệnh nhân càng có khuynh hướng giới hạn cử động, cơ càng bị co rút dẫn đến cứng khớp; và vòng lẩn quẩn khiến viêm khớp nặng hơn. Ngoài ra bao hoạt dịch, cơ và gân đều có thể bị viêm nhiễm nếu tổn thương vận động diễn ra trong thời gian dài. Điểm qua cụ thể các triệu chứng:

– Đau khớp: Các cơn đau xuất hiện sau khi luyện tập,càng dần về sau, các cơn đau ngày càng nhiều hơn, thậm chí ngay cả khi nghỉ ngơi. Khó ngủ được về đêm khi các cơn đau có tần xuất lớn .
– Cứng khớp: Khi bị viêm khớp, lúc thức dậy vào sáng sớm thường rất khó chịu. Các khớp sẽ cứng dần và có tiếng kêu rắc rắc cho đến khi bạn vận động. Bạn cũng có thể bị cứng khớp khi đang ngồi.
– Các cơ bắp yếu dần đi: Các cơ quanh khớp sẽ ngày càng trở nên yếu hơn, đặc biệt là các cơ quanh đầu gối.
– Sưng tấy: Viêm khớp có thể gây ra sưng tấy quanh các khớp khiến chúng ta có cảm giác đau khi chạm vào và đau nhức, đặc biệt vào ban đêm
– Khó hoặc mất vận động: càng về sau các khớp bị tổn thương sẽ bị mất vận động, sưng, đỏ, và viêm nóng thường xuyên.
– Biến dạng khớp: sẽ xảy ra khi mà một bên khớp bị mài mòn và xập xuống..
– Tiếng kêu từ các khớp: Bình thường chúng ta có thể nghe thấy tiếng kêu rắc rắc khi bẻ các khớp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn sẽ không có cảm giác đau nhưng không có nghĩa là khớp hoàn toàn bình thường

Các dạng viêm khớp thường gặp 

Viêm khớp thoái hoá: thường gặp ở tuổi trung niên và là nguyên nhân hay gặp nhất. Bệnh gây thoái hóa lớp sụn lót của khớp hoặc mọc những gai xương gây đau khớp, cứng khớp, có khi gây mất chức năng khớp. Các khớp thường bị viêm là khớp hông, khớp gối, cột sống. Triệu chứng thường gặp là đau, sưng, cứng một hay nhiều khớp làm hạn chế cử động như đi lại, làm việc nhà. Lâu ngày các khớp bị to ra, teo cơ do ít hoạt động vì đau khớp.

Viêm đa khớp dạng thấp: bệnh viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn (là bệnh mà hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại các mô của chính cơ thể mình – ở đây là các mô của khớp và xung quanh khớp). Các khớp thường bị viêm là khớp ngón tay, cổ tay, ngón chân, khớp gối, các khớp khác…Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi và nữ nhiều hơn nam, triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp thường thấy là sốt nhẹ, đau toàn thân, các khớp bị sưng, nóng, đỏ, đau, có thể xuất hiện các nốt dưới da, xét nghiệm máu tìm kháng thể đặc hiệu.

Bệnh Gout: là bệnh viêm khớp có sự tích tụ acid uric trong khớp.

Viêm khớp nhiễm trùng: do vi trùng từ các vết thương gần khớp hoặc do nhiễm trùng huyết xâm nhập vào khớp. Các khớp bị viêm có mủ, sưng, nóng, đỏ đau.

Biện pháp điều trị bệnh xương khớp

Mục tiêu chính của điều trị là giảm đau, gia tăng tầm độ hoạt động khớp, cải thiện sức chịu lực của khớp và sức cơ quanh ổ khớp, phòng ngừa bệnh tiến triển nặng gây biến dạng khớp. Mục tiêu đề ra còn tuỳ thuộc yêu cầu của từng bệnh nhân. Có nhiều chọn lựa trong phương pháp điều trị, hoặc riêng rẽ hoặc phối hợp: điều trị bảo tồn (nằm nghỉ, thuốc men, tập luyện nhẹ nhàng, giảm trọng lượng, vận động trị liệu hay hướng nghiệp trị liệu…), phẫu thuật. Kế hoạch điều trị cần kết hợp các biện pháp khác: thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện toàn diện sức khoẻ, tập luyện hàng ngày; sử dụng thuốc…

Một trong những biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau trong viêm khớp là giảm cân. Mập quá cơ thể sẽ tăng lực chịu đựng lên các khớp, đặc biệt với những bệnh nhân thoái hoá khớp. Vì vậy cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ trọng lượng lý tưởng, giúp khớp viêm tránh tổn thương thêm. Bỏ thuốc lá cũng là một yêu cầu đối với bệnh nhân viêm khớp. Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ tăng bệnh viêm khớp dạng thấp gấp hai lần người khác.

Tập luyện là một bước quan trọng giúp duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn để có thể sống chung với viêm khớp. Cần tôn trọng nguyên tắc tập không đau. Các bài tập tuỳ theo từng khớp đau. Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ hay kỹ thuật viên phục hồi chức năng về nội dung tập luyện. Chỉ nên tự tập khi đã có sự hướng dẫn và quen với các thao tác tập. Các trợ cụ tập có thể hữu ích dưới sự hướng dẫn chuyên môn.

Các tác hại của việc điều trị bệnh viêm khớp không đúng cách 

Một số người thì chủ quan hơn, họ cho rằng bệnh viêm khớp là tự miễn, nó tự sinh ra và nó tự mất đi nên không cần phải điều trị chi cho tốn kém. Thấy bệnh kéo dài nặng thêm gây đau đớn họ mới đi khám bệnh thì lúc này bệnh gây nhiều biến chứng và rất khó điều trị.

– Việc sử dụng thuốc giảm đau lâu ngày không những khiến bệnh nhân bị lờn thuốc, tình trạng bệnh nặng thêm vì thuốc chỉ giảm đau nhưng không kiềm chế được bệnh phát triển mà nó còn gây ra nhiều tác dụng phụ như đau dạ dày , viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt thực quản
– Nhiều người tìm đến các phương pháp dân gian hay các cây cỏ trị bệnh. Điều này không hẳn là xấu, nó có thể khiến bệnh thuyên giảm một cách tức thời chứ không đièu trị được tận gốc căn nguyên của bệnh . Bệnh vẫn diễn tiến âm thầm  và trở nặng khiến bạn không kịp trở tay
– Nếu lâu ngày bệnh nhân không thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp sẽ làm biến dạng khớp, gây mất chức năng hoạt động của các khớp gây co quắp ở ngón tay, chân, teo cơ, không đi lại, sinh hoạt được như bình thường. Bệnh có thể tiến triển xuống các khớp háng, khớp gối.
– Nguy hiểm hơn, nếu viêm khớp chi phối vùng nội tạng, làm viêm phổi phù thể, viêm mạch máu gây đau nhức, xuất huyết dưới da, viêm van tim… có thể khiến bệnh nhân tử vong.Bệnh viêm khớp là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây nhiều biến chứng nặng nề nếu không được chữa trị đúng cách. Vì thế bạn không nên chủ quan với căn bệnh này. Việc trị bệnh kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng nó giúp cho việc chữa bệnh được dễ dáng, nhanh chóng và hiệu quả.

VIÊM KHỚP DẠNG THẤP 

Những biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh là: cứng khớp buổi sáng, thức dậy không thể vận động được ngay mà phải xoay khớp, xoa bóp chừng 10-15 phút mới có thể xuống giường. Tiếp đến là đau khớp, nhất là các khớp nhỏ như: khớp bàn ngón tay, cổ tay, bàn ngón chân, cổ chân. Các khớp có đặc điểm là viêm đau, có thể sưng nhưng không đỏ lên. Bao giờ cũng có hiện tượng đau cân đối hai bên. Cuối cùng, nếu bàn tay, bàn chân bị biến dạng sau một thời gian đau khớp thì có nghĩa là bạn đã bị bệnh giai đoạn nặng. Khi có những biểu hiện đáng ngờ, xảy ra thường xuyên, cần đi kiểm tra. Những biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh là: cứng khớp buổi sáng, thức dậy không thể vận động được ngay mà phải xoay khớp, xoa bóp chừng 10-15 phút mới có thể xuống giường. Tiếp đến là đau khớp, nhất là các khớp nhỏ như: khớp bàn ngón tay, cổ tay, bàn ngón chân, cổ chân. Các khớp có đặc điểm là viêm đau, có thể sưng nhưng không đỏ lên. Bao giờ cũng có hiện tượng đau cân đối hai bên. Cuối cùng, nếu bàn tay, bàn chân bị biến dạng sau một thời gian đau khớp thì có nghĩa là bạn đã bị bệnh giai đoạn nặng. Khi có những biểu hiện đáng ngờ, xảy ra thường xuyên, cần đi kiểm tra.

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là một căn bệnh không dễ chữa khỏi. Khi cơ thể sinh ra những chất chống lại chính những khớp của mình và gây đau. Khi xuất hiện những biểu hiện trên thì bệnh nhân cần được đưa tới bệnh viện hoặc những trung tâm y tế lớn để được điều trị kịp thời.

Đặc trưng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp là tình trạng viêm màng bao khớp, do đó các khớp bị viêm phải sưng lên, có thể gặp ở bất kỳ khớp nào nhưng các khớp bàn ngón tay, cổ tay, gối hay bị tổn thương, thường là đối xứng hai bên. Tình trạng cứng khớp buổi sáng kéo dài hơn so với tình trạng thoái hóa khớp. Khi bị đau nhiều khớp không nhất thiết phải là viêm đa khớp dạng thấp mà có thể bị thoái hóa khớp. Tuy nhiên nếu chỉ bị viêm một khớp cũng không thể loại trừ viêm đa khớp dạng thấp.

Một khi khớp đã bị hư hại và biến dạng thì việc dùng thuốc không có tác dụng. Phẫu thuật tái tạo khớp giúp bệnh nhân có thể sử dụng khớp của mình không đau đớn. Đối với khớp gối và khớp háng, có thể dùng biện pháp thay khớp nhân tạo. Với các khớp khác như cổ tay, cổ chân, có thể hàn cứng khớp giúp bệnh nhân giảm đau đớn, đi lại hay làm nặng được.

BỆNH GOUT

Gút là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể do cơ thể được cung cấp quá nhiều đạm. Dân gian thường gọi là bệnh gút hoặc thống phong. Những người có cuộng sống vật chất và ăn uống dư dả thường mắc phải căn bệnh này. Một điều lạ là rất hiếm khi phụ nữ mắc phải bệnh mà da số các nạn nhân của căn bệnh này đều là nam giới tuổi trung niên.

Cũng cần lưu ý rằng  bênh Gout chỉ xảy ra khi tình trạng tăng axit uric máu gây hậu quả xấu cho cơ thể.Các đợt viêm khớp Gout cấp thường không kéo dài, không xảy ra thường xuyên và rất dễ chữa. Tuy nhiên nó luôn là nỗi kinh hoàng cho những quý ông mắc phải căn bệnh này.Nếu không được điều trị đúng cách bệnh sẽ để lại nhiều hậu quả lâu dài như viêm nhiều khớp, xuất hiện nhiều u cục quanh khớp, cứng khớp, biến dạng khớp, tàn phế, sỏi hệ tiết niệu, đặc biệt là sỏi thận và nguy hiểm hơn cả là suy chức năng thận. Điều này giải thích cho việc sụt giảm tuổi thọ của người bệnh.

Những ai dễ bị Gout?

– Đa số người mắc bệnh đều là người lớn tuổi từ 40 trở đi, trong đó có 95% bệnh nhân là nam giới mập mạp, có cuộc sống dư thừa dinh dưỡng. Phụ nữ mắc bệnh rất ít thường là trên 60 tuổi.
– Những người thừa cân béo phì- Những người mắc các chứng bệnh như Xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, tiểu đường, rối loạn lipid máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh mạch não

Quan thông tin trên chúng ta thấy rằng không phải ăn uống đầy đủ dư thừa là tốt mà các bà vợ nên cân đối lại thành phần dinh dưỡng trong các bữa ăn của gia đình mình để tránh mắc căn bệnh viêm khớp nguy hiểm này.

THOÁI HÓA KHỚP

Thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ma sát ở điểm nối giữa hai đầu xương. Tình trạng này gây đau nhức và cứng khớp, hạn chế cử động khớp. Tuy không gây tử vong như cao huyết áp, tiểu đường nhưng bệnh ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt do triệu chứng đau, tê, hạn chế cử động…

Thoái hóa khớp không phải là bệnh của riêng người lớn tuổi. Nó có thể phát triển từ những tháng đầu tiên của cuộc đời. Khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 và 85% người trên tuổi 80 có nguy cơ mắc bệnh. Khoảng 2/3 số bệnh nhân là phụ nữ. Sau tuổi 45, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới (gấp khoảng 1,5- 2 lần). Thoái hóa khớp hay tấn công phụ nữ trẻ sau thời kỳ mang thai và sinh nở, gây các cơn đau đớn.

Thoái hóa khớp ở người cao tuổi phần lớn không có nguyên nhân rõ rệt. Các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái bao gồm tuổi tác, tình trạng béo phì, chấn thương nhẹ và mạn tính ở khớp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong quá trình lão hóa, chức năng chống đỡ của sụn bị suy giảm và dễ hư hỏng khi khớp cử động. Thêm vào đó, các chấn thương nhẹ nhưng kéo dài nhiều năm do khuân vác đồ nặng cũng làm tăng gánh nặng cho các khớp, khiến sự thoái hóa thêm trầm trọng. Ngoài ra, yếu tố di truyền và di chứng từ các bệnh lý khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Thoái hóa khớp thường tiến triển chậm. Vào giai đoạn khởi phát, người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức sau một vài động tác nhỏ. Một số trường hợp còn không cảm thấy đau đớn ở giai đoạn này. Chỉ có khoảng 1/3 bệnh nhân có biểu hiện bệnh trên phim X-quang. 

Thông thường, bệnh nhân có các biểu hiện sau: đau âm ỉ ở phần tiếp nối giữa hai đầu xương và cứng khớp (xảy ra theo định kỳ như khi vừa ngủ dậy hoặc đứng lên), sưng tấy tại một hoặc nhiều khớp, có tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối, càng vận động càng đau nhiều. Nếu có cảm giác nóng, đỏ và sưng tại các khớp nghĩa là thoái hóa khớp đi kèm một căn bệnh khác.

Thoái hóa khớp thường xảy ra ở những vị trí sau:

– Ngón tay: Thường do di truyền. Tỷ lệ thoái hóa khớp ngón tay ở phụ nữ cao hơn đàn ông (đặc biệt là phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh). Các cục bướu nhỏ, cứng xuất hiện tại điểm cuối của các đốt ngón tay, khiến ngón tay bị to và biến dạng, thô thiển, đi kèm cơn đau.

– Cột sống thắt lưng: Hay gặp từ đốt sống thắt lưng trở xuống, đôi khi ảnh hưởng đến thần kinh tọa, khiến người bệnh có cảm giác đau rất mạnh từ lưng xuống chân, như có luồng diện chạy từ trên xuống. Giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau nhiều vào buổi sáng, khi mới ngủ dạy. Cơn đau diễn ra tối đa 30 phút thì giảm. Sau một thời gian, hiện tượng đau lưng sẽ kéo dài cả ngày, tăng lên khi làm việc nhiều nặng và giảm dần lúc nghỉ ngơi.

– Cột sống cổ: Biểu hiện bằng cảm giác đau mỏi ở phía sau gáy, lan đến cánh tay ở bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng.

– Gót chân: Bệnh nhân có cảm giác bị thốn ở gót chân vào buổi sáng, lúc bước chân xuống giường và đi vài bước đầu tiên. Sau khi đi được vài chục mét, cảm giác đau giảm nhiều, bệnh nhân đi đứng bình thường.

– Khớp gối: Người bệnh ngồi xổm và đứng dậy rất khó khăn, nhiều khi phải níu vào một vật khác để đứng dậy; nặng hơn sẽ thấy tê chân, biến dạng nhẹ khớp gối.

– Khớp háng: Người bệnh đi lại khó khăn ngay từ đầu vì khớp háng chịu sức nặng cơ thể nhiều nhất.

Nếu thấy đau nhức ở các khớp và khó di chuyển trong hai tuần, bạn nên đi khám bác sĩ để xác định loại thoái hóa khớp. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu đáng kể cơn đau và nguy cơ tàn phế.

Hiện có hai phương pháp điều trị: dùng thuốc và không dùng thuốc.

– Trong điều trị không dùng thuốc (thường được chỉ định cho trường hợp nhẹ), bác sĩ áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn hay siêu âm, xung điện giảm đau. Vận động liệu pháp cũng có hiệu quả trong giai đoạn cơn đau đã thuyên giảm. Lúc đau nhiều, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tránh cho khớp phải hoạt động.

– Nếu việc điều trị bằng phương pháp trên không còn hiệu quả tích cực, bác sĩ sẽ kê một số thuốc có tác dụng kháng viêm – giảm đau và thuốc giãn cơ. Nhờ sự tiến bộ của y học, những năm gần đây, nhiều thế hệ thuốc kháng viêm – giảm đau mới đã ra đời, được gọi chung là nhóm ức chế COX-2. Ngoài khả năng kháng viêm, giảm đau, nhóm dược liệu này còn giúp hạn chế 60-70% tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày (xuất huyết hoặc thủng).

CÁC DƯỢC CHẤT SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP

Glucosamine 

Glucosamine là một Amino đường trong cơ thể, tồn tại nhiều ở phần khớp xương của con người. Glucosamine là thành phần chủ yếu có tác dụng bôi trơn cho khớp xương, cũng là chất cần thiết để hình thành tế bào sụn. Người và động vật đều tự tái tạo glucosamine trong cơ thể nhưng khi tuổi tác càng cao, tốc độ tái tạo lượng chất này càng giảm, cộng với quá trình thay cũ đổi mới của tế bào sụn, dẫn đến lượng glucosamine càng bị thiếu trầm trọng hơn, điều này dẫn đến độ dày của sụn sẽ mỏng hơn, bề mặt khớp bị thoái hóa, các khớp không ma sát, bôi trơn với nhau, từ đó tạo thành các cơn đau, lâu dần khớp sẽ thoái hóa.

Người có tuổi (như tuổi ngoài 40), người có vấn đề về xương khớp nên bổ sung lượng Glucosamine Chondrointin để tăng cường chất bôi trơn cho khớp, khiến hoạt động khớp xương dễ dàng hơn, tránh tình trạng thoái hóa xương đồng thời tăng cường sự tạo thành tế bào xương sụn, giảm hẳn các vấn đề tổn thương khớp xương. Việc bố sung này cũng làm gia tăng lượng canxi cố định cho cơ thể, tránh chất canxi bị mất đi và làm gia tăng mật độ xương. Một ưu điểm nổi trội của Glucosamine Chondroitin là nó không có tác dụng phụ, ngay cả khi dùng lâu dài. Điều này hoàn toàn đúng đắn vì Glucosamine chính là một chất được tổng hợp tự nhiên trong cơ thể người, do đó được cơ thể dung nạp dễ dàng. Cho đến nay đã có hàng loạt thử nghiệm lâm sàng chứng minh tác dụng của Glucosamine trong điều trị viêm xương khớp nhưng không kèm theo các tác dụng không mong muốn (đặc biệt khi so sánh với các dòng thuốc chống viêm phi steroid và corticosteroid – nếu ai đã từng điều trị với nhóm thuốc “đau khổ” này!).

Chondrotin 

Chondroitin Sulfate: Được chiết xuất từ sụn vi cá mập rất quý giá. Trong khi Glucosamine là một loại đường amin cấu tạo và hồi phục sụn, thì Chondroitin Sulfate lại tạo ra tính đàn hồi cho sụn. Chondroitin Sulfate có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp theo cơ chế ức chế các enzym Elastase (có vai trò phá hủy sụn) và kích hoạt các enzym có vai trò xúc tác phản ứng tổng hợp acid hyaluronic là chất giúp khớp hoạt động tốt. Bên cạnh đó, Chondroitin Sulfate kích thích quá trình tổng hợp các Proteoglucan – thành phần cơ bản tạo nên sụn nên có tác dụng tái tạo mô sụn, bảo đảm sụn vừa chắc vừa có tính đàn hồi. 

MSM

MSM (Methyl Sulfonyl Methane) là chất hữu cơ thiên nhiên Sulfur Assimilation được sản sinh từ biển, được gọi là chất chống viêm. Chất này chiếm vị trí thứ 9 trong hàm lượng khoáng sản cơ thể, tác dụng tối ưu của nó là trị dứt các cơn đau. Chất MSM là chất bột kết tinh tự nhiên, ổn định, không mùi, không có ảnh hưởng đến ruột. Công hiệu khi dùng MSM trị các cơn đau: Các cơn đau phần lớn tập trung ở tế bào cơ thịt. có nhiều loại cơn đau được quy là do lực áp xuống tế bào, khi tế bào chịu áp lực bên ngoài, nó sẽ trương phù và trở nên viêm. Thông thường, tế bào sẽ mất đi sự dẻo dai đàn hồi từ đó tạo thành các cơn đau. Hiệu quả khả quan của MSM chính là duy trì sự lưu thông của tế bào, làm tan biến các chất không tốt đối với tế bào, khiến nguồn dinh dưỡng vào cơ thể dễ dàng, phòng tránh tế bào chịu lực áp, từ đó sẽ cắt được các cơn đau. Những bệnh nhân viêm khớp mỗi ngày sau khi bổ sung lượng MSM, sẽ giảm và trị được các bệnh viêm khớp.