Quan niệm về một xã hội bình đẳng 

Trước hết, quan niệm về vị trí, vai trò của nam, nữ trong các mối quan hệ xã hội. Ở đây không phải là một vấn đề đã được xác định trước theo quy luật của tự nhiên. Quan niệm này được hình thành trong mỗi cá thể con người trong quá trình người đó trưởng thành, được giáo dục, học hỏi, giao tiếp… trong xã hội. Trong đó xã hội bình đẳng cũng nằm trong số đó. Vâỵ hãy cùng tìm hiểu xem xã hội bình đẳng là gì ? Quan niệm của xã hội bình đẳng ra sao.

Xã hội bình đẳng là như thế nào ?

Để trả lời câu hỏi xã hội bình đẳng là gì ? Bình đẳng xã hội là một tình trạng mà trong đó tất cả mọi người trong một xã hội. Hay một nhóm cụ thể nào đó có địa vị, tình trạng pháp lý tương tự như nhau. Nhưng ở những khía cạnh nhất định, thường bao gồm các quyền dân sự, tự do ngôn luận, quyền sở hữu và tiếp cận bình đẳng đối với hàng hóa và dịch vụ xã hội.

Tuy nhiên, nó cũng bao gồm các khái niệm về công bằng sức khỏe, bình đẳng kinh tế và các an toàn xã hội khác. Nó cũng bao gồm các cơ hội và nghĩa vụ ngang nhau, và do đó liên quan đến toàn bộ xã hội. Công bằng xã hội đòi hỏi sự vắng mặt (không tồn tại) ranh giới của giai cấp xã hội hay đẳng cấp (caste) được thực thi một cách hợp pháp và không có phân biệt đối xử được thúc đẩy bởi một phần không thể tách rời của bản sắc của một người.

Quan niệm về bình đẳng xã hội

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (năm 1995), bình đẳng được định nghĩa là sự đối xử như nhau về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, không phân biệt thành phần và địa vị xã hội, trong đó trước tiên và cơ bản nhất là bình đẳng trước pháp luật.

Bình đẳng là các công dân có quyền lợi bình đẳng như nhau. Quyền bình đẳng là một loại quyền lợi cơ bản của công dân. Điều 16, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Mọi người không phân biệt dân tộc, nghề nghiệp, xuất thân gia đình, tôn giáo, trình độ giáo dục, tình trạng tài sản…, đều có quyền bình đẳng.

Bình đẳng được quy định trong Hiến pháp và pháp luật, mọi quyền lợi của nhân dân được pháp luật  bảo vệ, đối với những hành vi vi phạm phải căn cứ vào pháp luật để truy cứu; không có đặc quyền trước pháp luật; công dân đều có trách nhiệm của mình và có nghĩa vụ chấp hành pháp luật.

Bình đẳng có nghĩa là các quyền lợi về sinh tồn được tôn trọng, bao gồm quyền sinh mệnh, quyền khỏe mạnh, quyền có danh tiếng, quyền bầu cử, quyền có tài sản… Trong xã hội, con người không phân biệt giàu – nghèo, không phân biệt có tri thức cao hay thấp, nhân cách của công dân là bình đẳng. Hiến pháp năm 2013 quy định nhân cách của công dân Việt Nam được tôn trọng.

Giải pháp bảo đảm bình đẳng xã hội

Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta đang xây dựng đã phát huy tác dụng tích cực, thúc đẩy và bảo vệ bình đẳng xã hội. Lực lượng sản xuất và nền kinh tế phát triển đã và đang tạo điều kiện vật chất cho bảo đảm bình đẳng xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hiện tượng bất bình đẳng

Khoảng cách về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn; phân hóa giàu nghèo; còn hiện tượng không công bằng phân phối thu nhập; một bộ phận người dân còn gặp khó khăn về việc làm, chữa bệnh, giáo dục, nhà ở… Vì vậy, để thực hiện bình đẳng xã hội trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cần tập trung thực hiện một số định hướng và giải pháp:

bình đẳng giới tại nơi làm việc

Thứ nhất

Để thúc đẩy và bảo đảm bình đẳng xã hội, phải kiên trì lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, nỗ lực phát triển lực lượng sản xuất. Nghèo khó không thể thực hiện được bình đẳng chân chính, phổ biến… Chỉ có nỗ lực phát triển lực lượng sản xuất, sáng tạo ra của cải vật chất ngày càng phong phú, mới có khả năng không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất và văn hóa cho người dân, có điều kiện đầu tư tài chính để xây dựng kết cấu hạ tầng công cộng xã hội, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, từ đó mới tạo ra bình đẳng.

Thứ hai

Để thúc đẩy và bảo đảm bình đẳng xã hội phải tăng cường hơn nữa việc bảo đảm quyền và lợi ích về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân. Cụ thể: 

Đẩy mạnh xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện xã hội hiện đại, không có dân chủ và pháp trị, không thể có bình đẳng chân chính.

Hoàn thiện chế độ phân phối thu nhập. Đây là then chốt của bảo đảm công bằng, bình đẳng xã hội.

Hoàn thiện các dịch vụ vụ công ích. Khoảng cách giàu nghèo không chỉ là vấn đề khoảng cách thu nhập kinh tế của từng công dân, mà còn thể hiện trong thụ hưởng các dịch vụ công cộng cơ bản.

Phải chú ý cải thiện dân sinh, hoàn thiện chế độ an sinh xã hội, kiện toàn hệ thống bảo đảm công bằng xã hội. Chế độ an sinh xã hội trực tiếp thể hiện bình đẳng xã hội.

Thứ ba

Để thúc đẩy và bảo đảm bình đẳng xã hội, phải đẩy mạnh giáo dục tuyên truyền về bình đẳng, động viên sức mạnh của toàn xã hội.

Trên đây là những vấn đề mà một xã hội bình đẳng cần có trong tương lai. Chúc quý bạn đọc một ngày tốt lành !