Lịch sử Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam với sứ mệnh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Vậy sự hình thành của ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Quân đội Nhân dân Việt Nam và ngày thành lập

Quân đội Nhân dân Việt Nam là gì?

Quân đội Nhân dân Việt Nam là 1 trong những lực lượng chính của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Sứ mệnh của họ là “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân” – theo Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Quân đội nhân dân Việt Nam hiện có 7 lực lượng chính, bao gồm:

  • Lục quân: gồm 7 Quân khu, 1 Bộ Tư lệnh, 4 Quân đoàn, 6 Binh chủng, Học viện, Nhà trường, Viện nghiên cứu, Trung tâm, Doanh nghiệp, Các cơ quan tham mưu chức năng.
  • Không quân: gồm 9 Sư đoàn, 3 Lữ đoàn
  • Hải quân: gồm 5 Bộ Tư lệnh Vùng Hải quân, 3 Lữ đoàn
  • Biên phòng: gồm 5 Lữ đoàn và Bộ đội Biên phòng các tỉnh
  • Cảnh sát biển: gồm 4 Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển
  • Không gian mạng: gồm 3 Lữ đoàn
  • Bảo vệ Lăng: gồm 4 Lữ đoàn

Ngày thành lập Quân đội

Quân đội Nhân dân Việt Nam

Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập vào ngày 22-12-1944. Khi Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã lớn mạnh. Năm nay cũng là kỉ niệm 78 năm ngày thành lập lực lượng chính lực lượng vũ trang nhân dân.

Sự thành lập của ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam

Sự khởi nguồn

Tháng 12-1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chỉ thị được nhấn mạnh: “Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền…, đồng thời là khởi điểm của giải phóng quân, có thể đi suốt từ Nam chí Bắc…”

Chỉ thị tuy ngắn nhưng rất súc tích. Bao gồm được những vấn đề chủ yếu trong đường lối quân sự của Đảng ta. Trong đó có: vấn đề kháng chiến toàn dân, động viên và vũ trang toàn dân. Có nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Phương thức hoạt động kết hợp giữa quân sự với chính trị của lực lượng vũ trang. Phương châm xây dựng 3 thứ quân và nguyên tắc tác chiến cùng chiến thuật du kích của lực lượng vũ trang.

Bước đầu phát triển

Ngày 22-12-1944, tại khu rừng huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, dưới lá cờ đỏ sao vàng, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chính thức làm lễ thành lập với 10 lời tuyên thệ. Lúc này đội gồm có 3 tiểu đội với 34 chiến sĩ được lựa chọn từ những chiến sĩ liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng. 34 chiến sĩ Cao – Bắc – Lạng – là con em của các tầng lớp nhân dân bị áp bức. Nhờ có lòng hết mình yêu nước, có tinh thần dũng cảm, chí căm thù địch cao, họ đã siết chặt mình lại thành một khối vững chắc. Đây cũng là Đội tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đồng chí Võ Nguyên Giáp là người trực tiếp chỉ huy Đội – đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng. Đội trưởng là đồng chí Hoàng Sâm, đồng chí Dương Mạc Thạch (Xích Thắng) làm chính trị viên. Đồng chí Hoàng Văn Thái phụ trách phần Kế hoạch và Tình báo, đồng chí Lộc Văn Lùng (Vân Tiên) làm quản lý. Đội cũng có chi bộ Đảng lãnh đạo.

Sư phát triển mạnh mẽ

Ngày 15-4-1945, tại Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ tổ chúc ở Hiệp Hòa, Bắc Giang. Đảng đã quyết định sát nhập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với lực lượng Cứu quốc quân (Chu Văn Tấn chỉ huy). Sau đó, đổi tên thành Việt Nam Giải phóng quân. Đội đã trở thành lực lượng quân sự chính Việt Minh giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất được diễn ra chính thức vào ngày 15-5-1945 tại rừng Thàn Mát, tỉnh Thái Nguyên.QDNDVN

Ngày 16-8-1945, trong Cách mạng Tháng Tám, quân số của Giải phóng quân đã khoảng 450 người. Nên họ được biên chế thành chi đội tiểu đoàn, đồng chí Lâm Cẩm Như làm chi đội trưởng.

Tháng 11-1945, Việt Nam Giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, hay còn gọi là Vệ quốc quân. Lúc này quân số đã lên đến khoảng 50.000 người, được chia thành khoảng 40 chi đội. Các chi đội này nằm ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Một số chi đội đã vào Nam Bộ để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp.

Ngày 22-5-1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc quân đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Vệ quốc đoàn được đặt dưới sự chỉ huy tập trung và thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Quân đội lúc này tổ chức theo trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội,…

Lần đổi tên cuối và Quân đội Nhân dân Việt Nam chính thức

Ngày 24-9-1954, Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 400/TTg. Với quy định “Quân đội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ nay gọi thống nhất là: Quân đội nhân dân Việt Nam”.

Năm 1989, theo chỉ thị của Ban bí thư, Trung ương Đảng và quyết định đồng thời của Chính phủ, ngày 22-12 hàng năm không chỉ là ngày kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là Ngày hội Quốc phòng Toàn dân. Đây là ngày đánh dấu cho sự ra đời của một tổ chức quân sự mới của dân tộc ta. Quân đội luôn bám theo chủ trương của Đảng: “Của dân, do dân, vì dân”

Từ đó, hàng năm, cứ đến ngày 22-12, toàn thể dân Việt Nam lại tiến hành các hoạt động hướng đến bộ đội nhằm tuyên truyền cho truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất cao cả của bộ đội Cụ Hồ.QDNDVN

Ý nghĩa của ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam

Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam được kỷ niệm nhằm động viên các cán bộ, chiến sĩ. Tuyên dương các đồng chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời nâng cao tinh thần của họ. Các chiến sĩ cần cảnh giác với các âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, ra sức rèn luyện cả về bản lĩnh chính trị và kỹ năng quân sự. Khuyến khích các đồng chí vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hoàn cảnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Các hoạt động diễn ra trong ngày này cũng nhằm tuyên truyền đến nhân dân truyền thống yêu nước và phẩm chất đạo đức Bộ đội Cụ Hồ. Nhân dân lẫn các chiến sĩ đều được tiếp thêm tình yêu nước, lòng tin với chủ nghĩa xã hội.

Quân đội Nhân dân Việt Nam là lực lượng vô cùng quan trọng với Đất nước. Các bạn hãy nhớ kỷ niệm ngày này với người thân bạn bè đang là bộ đội xung quanh mình để tiếp thêm sức mạnh cho họ nhé!