Nghị luận xã hội ăn quả nhớ kẻ trồng cây

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết từ những ngày xa xưa. Nó nhằm để răn dạy con cháu muốn ăn quả ngọt thì phải nhớ ơn người đã chăm sóc. Nhưng nghị luận xã hội ăn quả nhớ kẻ trồng cây sao cho hay hơn, sinh động nhất. Các bạn học sinh hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây ngay nhé. Bao gồm dàn ý chi tiết và bài văn mẫu, giúp các bạn tham khảo, tích lũy vốn từ.

Dàn ý nghị luận xã hội Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

1. Mở bài

Giới thiệu câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

2. Thân bài nghị luận xã hội ăn quả nhớ kẻ trồng cây

a. Giải thích nghĩa của câu tục ngữ trên:

  • Quả là sản phẩm ngọt lành và là kết tinh tuyệt vời nhất của cây. Nó sẽ tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất, cho những kết quả tốt đẹp.
  • Muốn có được quả ngọt thì phải có “kẻ trồng cây”, người đã dành công sức trồng và chăm bón. Chính vì thế khi ta ăn một thứ quả ngọt lành thì trước tiên phải nghĩ đến người tạo ra. Họ đã phải vất vả, dãi nắng dầm sương bao lâu, phải nhớ đến công sức người trồng bỏ ra.

=> Câu tục ngữ chính là lời khuyên dạy sâu sắc của cha ông ta đối với mỗi con người. Về lòng biết ơn, nó nhắc nhở chúng ta rằng mỗi một thành quả mà chúng ta hưởng hôm nay. Nó không hề tự nhiên mà xuất hiện hay đơn giản là cho không chúng ta. Mà đây là cả một quá trình phấn đấu, gây dựng của nhiều người đi trước.

b. Biểu hiện của câu tục ngữ trong đời sống hằng ngày:

  • Biết ơn cha mẹ, những người có công sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta.
  • Biết ơn thầy cô, những người đã truyền đạt kiến thức để ta có thể bước vào đời.
  • Biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh xương máu để chúng ta có một cuộc sống hòa bình như ngày nay.

c. Ý nghĩa của nghị luận xã hội ăn quả nhớ kẻ trồng cây:

Việc sống có lòng biết ơn sâu sắc khiến cho bạn trở nên hiền hòa, tình cảm. Và tâm hồn ngày càng trở nên trong sáng, sẽ được mọi người xung quanh yêu quý tin tưởng. Việc sống ân tình, ân nghĩa sẽ là tấm gương sáng cho con cái và các thế hệ sau này. Nêu cảm nhận chung về câu tục ngữ và ý nghĩa của nó.

3. Kết bài

Nêu cảm nhận của cá nhân bản thân người viết.

Nghị luận xã hội ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Mẫu đoạn nghị luận xã hội Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ý nghĩa câu tục ngữ

Trong cuộc sống, có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của một con người. Một trong số đó là sự biết ơn, ghi nhớ công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lý thiết thực trong đời thường từ xưa đến nay. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ trên mang một triết lý nhân văn sâu sắc. Chính là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân.

Câu tục ngữ này đã mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” để thể hiện ý muốn truyền tải. Khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Lời răn dạy này được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người trong cuộc sống. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. 

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây như một lời khuyên đối với chúng ta. Ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó. Cần phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh ẩn dụ cho những người được hưởng thành quả. Còn hình ảnh “trồng cây” là để nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

Nghị luận xã hội ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây”? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Điều đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của nhiều người đi trước.

Đã bao giờ bạn tự đặt hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ, người luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui. Cha mẹ đã nuôi dưỡng và cùng thực hiện những ước mơ của chúng ta. Thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo. Họ mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Cùng với đó công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn.

Mỗi năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra những thành quả. Mỗi người chúng ta ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí biết ơn. Cần thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, người học trò trong nhà trường. Và luôn biết ơn những thế hệ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.

Câu tục ngữ trên đã để lại một bài học thật quý giá về lòng biết ơn. Những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn thành quả. Và chúc các bạn sẽ làm tốt bài văn nghị luận xã hội ăn quả nhớ kẻ trồng cây nhé.