Ngày Quốc tế về chấm dứt không bị trừng phạt cho tội ác chống lại các nhà báo

Trong thế giới phát triển như hiện nay thì báo chí truyền thông góp có vai trò quan trọng. Đó là việc cung cấp thông tin đến cho mọi người. Nó có nhiều phương thức truyền đạt đa dạng. VD như phổ biến trên Internet, các trang mạng xã hội hay TV, radio, đài phát thanh… Nhưng chung quy lại mục đích duy nhất vẫn là cung cấp thông tin đến cho đối tượng nhận thức. Và để có được nguồn thông tin truyền đạt thì người nhà báo có vai trò quan trọng nhất. Nói vậy bởi vì họ là những người trực tiếp đi lấy hay khám phá những sự việc, sự kiện. Để từ đó có thể đưa nó về tới mọi người. Hôm nay mình muốn truyền tải một thông tin thú vị về Ngày Quốc tế về chấm dứt không bị trừng phạt cho tội ác chống lại các nhà báo.

Ngày Quốc tế về chấm dứt không bị trừng phạt cho tội ác chống lại các nhà báo là ngày nào?

Còn được gọi là “Ngày Quốc tế chấm dứt quyền miễn trừ đối với tội ác chống lại các nhà báo”. Trong tiếng Anh, ngày này mang tên The International Day to End Impunity for Crimes against Journalists (IDEI). Đây là ngày được Liên hợp quốc công nhận được tổ chức hàng năm vào ngày 2 tháng 11. Trong ngày này, các nhà báo và phóng viên là tâm điểm và là chủ đề nóng của toàn cầu. Nó thu hút sự chú ý đến mức độ trừng phạt tội ác chống lại các nhà báo. Một thực trạng mà vẫn còn diễn ra rất cao trên toàn cầu.

Ngày Quốc tế về chấm dứt không bị trừng phạt cho tội ác chống lại các nhà báo

Nguồn gốc và ý nghĩa của Ngày Quốc tế về chấm dứt không bị trừng phạt cho tội ác chống lại các nhà báo

Nguồn gốc

Các nhà báo đóng vai trò quan trọng trong việc báo cáo sự thật cho mọi công dân. Nên việc họ bị tấn công bởi các thành phần xấu rất nghiêm trọng. Điều này hạn chế nhận thức của công chúng và các cuộc tranh luận xoay quanh các đối tượng này. Theo báo cáo của UNESCO, từ 2006 đến 2020 có >1.200 nhà báo bị giết trên khắp thế giới. Với gần 9 trong số 10 trường hợp giết người này vẫn chưa được giải quyết về mặt tư pháp. Vì vậy chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế đã kêu gọi bảo vệ các nhà báo. Đi kèm với thông điệp “không dễ dàng tha thứ cho các tội ác chống lại nhà báo”. Đó là nguyên nhân ngày 2/11 hằng năm được ra đời.

Ý nghĩa

Ngày IDEI ra đời để kêu gọi bảo vệ các nhà báo, người thực hiện nhiệm vụ quan trọng. Tránh khỏi các vụ xâm hại hoặc giết người thương tâm bởi các thành phần xấu. Các đối tượng mà bị khai thác thông tin tội ác của mình. UNESCO và các nhóm xã hội dân sự cũng khởi động cho các báo cáo vào ngày 2/11. Các hoạt động khác cũng liên quan đến vấn đề tuyên phạt tội chống lại quyền tự do ngôn luận.

Các hoạt động diễn ra trong Ngày Quốc tế về chấm dứt không bị trừng phạt cho tội ác chống lại các nhà báo

Tại Pháp

Vào ngày 2/11/2018, hàng loạt các nước trên thế giới cùng hưởng ứng ngày 2/11. Cụ thể thông qua các hành động trên khắp thế giới như:

  • Tại Pháp, điện của Tháp Eiffel đã được tắt trong 1 phút. Việc này để tưởng nhớ các nhà báo trên thế giới từng bị giết hại. Nhiều phóng viên, nhà báo đã mang những bức hình của nhiều đồng nghiệp bị giết tới tháp Eiffel. Trong đó có cả những bức ảnh của nhà báo Saudi Arabia Khashoggi. Người mà bị sát hại trong lãnh sứ quán tại Thổ Nhĩ Kỳ 1 tháng trước.
  • Antonio Guterres là Tổng Thư ký của Liên Hợp Quốc. Cũng kêu gọi các Chính phủ và cộng đồng quốc tế đứng lên hành động. Bảo vệ và tạo mọi điều kiện để các phóng viên làm công việc của mình. Một ngành nghề trân quý đáng được vinh danh. Ông Guterres bày tỏ lo ngại trước thực trạng gia tăng số vụ tấn công nhà báo. Cũng như có tới 90% số vụ vi phạm được áp dụng “quyền miễn trừ”, không bị trừng trị.

Tổ chức UNESCO

  • Nhân ngày 2/11, Tổ chức UNESCO cũng phát động chiến dịch toàn cầu mang tên Truth Never Dies. Nghĩa là “Sự thật không bao giờ chết”, đã phối hợp với nhiều nhà truyền thông lớn trên thế giới. Nhằm nâng cao nhận thức cũng như sự hiểu của người dân trong vấn đề này.
  • Nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm cả Liên Hợp Quốc, Hội đồng châu Âu, EU, AU… Đã đứng lên kêu gọi các nước trên thế giới áp dụng những biện pháp, chính sách phòng ngừa. Nhằm bảo vệ tính mạng của những người làm báo, thông qua pháp luật. Đảm bảo điều tra và truy tố đến cùng các thủ phạm, đồng thời hỗ trợ các nạn nhân. Những tổ chức này cũng thúc dục các chính phủ trên thế giới. Nhằm tuân thủ các tiêu chuẩn của quốc tế về đảm bảo an toàn cho nhà báo.

UNESCO cho rằng việc bảo vệ các nhà báo là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng nhất. Nó mang ý nghĩa sống còn về việc đạt mục tiêu của Chương trình 2030 về Phát triển Bền vững. Đó là mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi để công chúng được tiếp cận thông tin. Đồng thời bảo vệ những quyền tự do căn bản của công dân cũng như các nhà báo. Phù hợp với luật pháp của từng quốc gia hay cũng như các thỏa thuận quốc tế.

Kết luận

Qua bài viết trên, các bạn đã biết được về Ngày IDEI là ngày gì. Đồng thời có thể biết được thêm vai trò quan trọng của các nhà báo hiện nay. Vì vậy chúng ta nên tuyên truyền về việc bảo vệ họ khỏi các cuộc tấn công là việc cần thiết. Không những bảo vệ người mà còn bảo vệ mình. Vì nếu thiếu đi sự đóng góp của các nhà báo, ta không thể cập nhật những thông tin quan trọng. Nó còn làm mất đi sự kết nối giữa người với người. Hãy cùng lên án các điều xấu xa trong xã hội hiện nay!