Ngày Quốc Tế Phòng Chống Bạch Tạng là ngày nào ?

Theo nghiên cứu của chuyên gia, đối tượng mắc bệnh bạch tạng thường là những người bị chỉ trích. Do những, suy nghĩ, quan niệm lệch lạc về niềm tin hay mê tín dị đoan… Thời gian lâu dài, vấn đề này sẽ gây nên sự ly khai và dần tách biệt người bạch tạng ra khỏi cộng động. Ở một số quốc gia, việc thiếu hiểu biết và ảnh hưởng quá nhiều bởi mê tín dị đoan. Đã và đang khiến những nạn nhân bạch tạng phải đối mặt với nguy cơ bị đe dọa đến sự an toàn, mạng sống. Thế giới nhận thấy vấn đề này, ngày càng trở nên nghiêm trọng. Vì thế Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thống nhất bắt đầu từ năm 2015, thế giới lấy ngày 13/6 hằng năm là Ngày quốc tế phòng chống bạch tạng.

Ngày Quốc Tế Phòng Chống Bạch Tạng là ngày nào?

Chính vào ngày 18 tháng 12 năm 2014, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc thống nhất nghị quyết A/RES/69/170. Và tuyên bố rằng, bắt đầu từ năm 2015, ngày 13/6 hằng năm sẽ là Ngày Quốc tế phòng chống bệnh bạch tạng. Trong đó, kêu gọi mọi người cùng chung tay ngăn chặn những cuộc tấn công, phân biệt đối xử với các nạn nhân bạch tạng. Coi những người mắc bệnh bạch tạng này thuộc nhóm công dân cần ưu tiên và quan tâm đặc biệt.

Ngày quốc tế phòng chống bạch tạng

Vào năm 2019, Ngày Quốc tế phòng chống bệnh bạch tạng có đề tài là: “Still Standing Strong”. Đây là lời kêu gọi công nhận, kỷ niệm và đoàn kết với người mắc bạch tạng khắp thế giới. Để cùng nhau hỗ trợ cho sự nghiệp của họ ngay từ những hành động và nỗ lực bé nhỏ để tăng cường củng cố quyền và lợi ích của nhóm người này.

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày phòng chống bạch tạng

Nguồn gốc

Hiện nay, Những người bạch tạng ở Zimbabwe nói riêng và ở châu Phi nói chung. Luôn phải đối mặt với sự kỳ thị và xa lánh của mọi người xung quanh. Quan niệm cổ hủ và lạc hậu của người dân khiến cuộc sống của những người bạch tạng ở đây. Càng trở nên khốn khó, nhất là trong mùa Covid-19.

Hiện ở Zimbabwe có khoảng 70.000 người mắc bệnh bạch tạng, trong khi quốc gia này có khoảng 15 triệu người. Họ luôn bị kỳ thị trong cuộc sống, khi ra đường họ bị la ó, huýt sáo hoặc bị chửi mắng. Người dân coi những người bạch tạng như một lời nguyền, trong khi một số người lại tin rằng ngủ với họ có thể chữa khỏi HIV.

Ngoài ra, Tanzania là quốc gia có số vụ tấn công người bạch tạng cao nhất châu Phi. Lòng tham lam đã biến nhiều người thành kẻ sát nhân, thậm chí họ tấn công, buôn bán cả người thân trong gia đình mình. Tại nước này, người ta tin rằng các bộ phận cơ thể người bạch tạng. Sẽ mang lại sự giàu có, may mắn nên sẵn sàng chi từ 3.000 – 4.000 USD cho một cánh tay, chân hoặc 75.000 USD cho toàn bộ cơ thể người bạch tạng. Vì thế, người bạch tạng ở đất nước này thường xuyên đối mặt với những trận tấn công chặt chi. Khiến họ trở thành người tàn tật, thậm chí tử vong. Sau khi vào tay những người giàu, họ sẽ chuyển số “hàng” này cho các phù thủy. Để biến các bộ phận thành bùa chú và thuốc uống.

Xót thương trước phần đời bất hạnh của những nạn nhân bạch tạng. Với hy vọng chấm dứt những sự việc đau lòng trên. Mà Liên Hợp Quốc đã tổ chức hội nghị, thông qua hội nghị thành lập ngày phòng chống bạch tạng.

Ý nghĩa

Để bày tỏ sự đồng cảm về những gì mà nạn nhân bạch tạng đã trải qua trong quá khứ. Hướng đến một tương lai không kỳ thị, phân biệt người bạch tạng.Và kêu gọi công nhận, kỷ niệm và đoàn kết với người mắc bạch tạng trên khắp thế giới để cùng nhau hỗ trợ cho sự nghiệp của họ ngay từ những hành động và nỗ lực bé nhỏ để tăng cường củng cố quyền và lợi ích của nhóm người này.

Chấm dứt những quan niệm lạc hậu, cổ hủ, phi thực tế. Ngăn chặn vấn nạn tấn công người bạch tạng. Trả lại cho những nạn nhân bạch tạng một cuốc sông bình yên mà họ đáng được hưởng. 

Hoạt động diễn ra trong Ngày Quốc Tế Phòng Chống Bạch Tạng

Tổ chức Quốc gia về bạch tạng và giảm sắc tố Mỹ cùng lãnh đạo các tổ chức quốc tế. Đã nhất trí và nhấn mạnh rằng, bất chấp tất cả những thách thức trong quá khứ và hiện tại. Mà những người mắc bệnh bạch tạng phải chịu đựng. Đến cuối cùng, “chúng tôi” – tức nhóm người bạch tạng trên toàn cầu vẫn đứng vững.

Tuyên truyền, vận động, phố cấp kiến thức về phòng chống bệnh bạch tạng. tích cực tham gia và chia sẻ các hoạt động phòng chống bệnh bạch tạng. Nâng cao ý thức bản thân nói riêng và công đồng quốc tế nói chung. Tất cả vì một cộng đồng thế giới hòa bình, nhân ái và đầy áp tình người.

Cả thế giới chung tay cùng hướng về cộng đồng bạch tạng quốc tế. Cùng nhau gửi những lời chúc, lời cầu nguyện chân thành đến họ. Và ủng hộ họ cả về vật chất lẫn tinh thần, để họ cảm nhận được sự quan tâm. Qua đó, giúp họ lạc quan hơn trong cuộc sống, hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn.

Thông qua bài viết trên, tôi mong rằng bạn hiểu được phần nào về hoàn cảnh khó khăn. Mà những người bạch tạng đang phải đối mặt và trải qua. Để qua đó, được nhiều người hưởng ứng, góp chút sức lực của bản thân.  Vào hành trình giải cứu những nạn nhân bạch tạng khỏi các mối nguy hiểm trong tương lai. Thật sự, tôi rất biết ơn bạn, vì đã dành nhiều thời gian cho bài viết của tôi. Chúc bạn sẽ đạt được những điều mà bạn hằng mong ước.