Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp (VTC) là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của nhu mô tụy bao gồm cả các thương tổn kèm theo ở nhiều mức độ khác nhau của các cơ quan lân cận cũng như các biến chứng toàn thân.

Viêm tuỵ cấp là bệnh tổn thương viêm nhu mô tuyến tuỵ cấp tính từ nhẹ đến nặng và có thể gây tử vong. Viêm tụy cấp ngày càng phổ biến với tần suất mắc vào khoảng 25 – 75 trường hợp/100.000 dân/năm, trong đó 10-30% là VTC nặng.

Tụy là một tạng nằm trong phúc mạc phía trên cột sống ngang mức L1- L2, giữa tá tràng và lách, sau dạ dày, phía trước các mạch máu lớn. Tụy gồm 3 phần: đầu, eo, thân và đuôi tụy. Tụy dài 16-20mm, cao 4- 5cm, dày 2-3cm. Tụy có chức năng nội tiết (tiết insulin để kiểm soát đường huyết) và chức năng ngoại tiết (tiết các men tiêu hóa).

Tụy là một tạng nằm trong phúc mạc phía trên cột sống ngang mức L1- L2, giữa tá tràng và lách, sau dạ dày, phía trước các mạch máu lớn. Tụy gồm 3 phần: đầu, eo, thân và đuôi tụy. Tụy dài 16-20mm, cao 4- 5cm, dày 2-3cm. Tụy có chức năng nội tiết (tiết insulin để kiểm soát đường huyết) và chức năng ngoại tiết (tiết các men tiêu hóa).


Nguyên nhân của viêm tụy cấp

– Do rượu: hiện nay nguyên nhân này thương gặp hơn các nguyên nhân tắc nghẽn cơ học.
– Tắc nghẽn: sỏi ống mật chủ, u tụy hay u bóng Vater, giun chui ống mật hoặc dị vật…
– Sau phẫu thuật vùng quanh tụy, sau nội soi mật – tụy ngược dòng.
– Do chấn thương đụng dập vùng tụy.
– Do rối loạn chuyển hóa như: tăng triglycerid máu, tăng canxi máu.
– Các nguyên nhân khác: Nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, virus, độc chất hay thuốc (azathioprin, mercaptopurin, tetracyclin, ethylalcol, thuốc trừ sâu phospho hữu cơ…) loét dạ dày…
– Vô căn: chiếm khoảng 10 – 15% các trường hợp.

Cơ chế bệnh sinh của viêm tụy cấp

Cơ chế bệnh sinh chủ yếu của VTC là do sự hoạt hoá các tiền enzym thành các enzym có hoạt tính ngay trong lòng tuyến tụy, từ đó kéo theo một loạt các phản ứng kiểu dây chuyền khác. 

Chẩn đoán viêm tụy cấp


1.Triệu chứng lâm sàng:

– Đau bụng: chủ yếu đau vùng thượng vị, đau dữ dội, đột ngột sau bữa ăn thịnh soạn. Đau thường kéo dài, lan ra sau lưng, hoặc hạ sườn 2 bên.
– Nôn và buồn nôn: thường xảy ra sau đau, nôn xong không đỡ hay hết đau (khác viêm dạ dày cấp), thường nôn ra dịch dạ dày, dịch mật, thể nặng có thể nôn ra dịch máu loãng.
– Chướng bụng và bí trung đại tiện: nhất là với các thể viêm tụy cấp hoại tử nặng, một số trường hợp lại đi ngoài lỏng nhiều lần.
– Khi thăm khám bác sĩ có thể thấy: Bụng chướng nhẹ, phản ứng thành bụng, không có co cứng thành bụng, nhu động ruột giảm hoặc mất do liệt ruột, gõ đục vùng thấp (dịch tự do ổ bụng), các dấu hiệu của nguyên nhân như tắc mật…
– Ngoài ra tùy bệnh cảnh bệnh nhân có thể có: rối loạn ý thức, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, sốt, thiểu niệu hoặc vô niệu…

2. Triệu chứng cận lâm sàng của viêm tuỵ cấp

– Xét nghiệm: tăng amylase và lypase trong huyết thanh, trên 3 lần so với bình thường. 
– Siêu âm: tuỵ to, có thể to toàn bộ hay từng phần; bờ, nhu mô tuỵ không đều; có thể có dịch quanh tuỵ và trong ổ bụng. 
– Chụp cắt lớp vi tính: giúp chẩn đoán xác định VTC thông qua hình ảnh, chẩn đoán xác định VTC nặng thông qua hình ảnh các biến chứng.

Điều trị viêm tụy cấp

1. Điều trị nội khoa: điều trị triệu chứng, giảm đau, giảm tiết, chăm sóc… có thể kết hợp Lọc máu liên tục (CRRT)..
2. Điều trị can thiệp: điều trị nguyên nhân như lấy sỏi, lấy giun…

Dự phòng viêm tụy cấp

– Hạn chế uống rượu, bia.
– Phát hiện và điều trị sỏi mật, sỏi tụy. 
– Người bệnh tăng triglyceride cần điều trị thường xuyên và kiểm soát chế độ ăn hợp lí. 

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện TWQĐ 108

– Do rượu: hiện nay nguyên nhân này thương gặp hơn các nguyên nhân tắc nghẽn cơ học.- Tắc nghẽn: sỏi ống mật chủ, u tụy hay u bóng Vater, giun chui ống mật hoặc dị vật…- Sau phẫu thuật vùng quanh tụy, sau nội soi mật – tụy ngược dòng.- Do chấn thương đụng dập vùng tụy.- Do rối loạn chuyển hóa như: tăng triglycerid máu, tăng canxi máu.- Các nguyên nhân khác: Nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, virus, độc chất hay thuốc (azathioprin, mercaptopurin, tetracyclin, ethylalcol, thuốc trừ sâu phospho hữu cơ…) loét dạ dày…- Vô căn: chiếm khoảng 10 – 15% các trường hợp.Cơ chế bệnh sinh chủ yếu của VTC là do sự hoạt hoá các tiền enzym thành các enzym có hoạt tính ngay trong lòng tuyến tụy, từ đó kéo theo một loạt các phản ứng kiểu dây chuyền khác.- Đau bụng: chủ yếu đau vùng thượng vị, đau dữ dội, đột ngột sau bữa ăn thịnh soạn. Đau thường kéo dài, lan ra sau lưng, hoặc hạ sườn 2 bên.- Nôn và buồn nôn: thường xảy ra sau đau, nôn xong không đỡ hay hết đau (khác viêm dạ dày cấp), thường nôn ra dịch dạ dày, dịch mật, thể nặng có thể nôn ra dịch máu loãng.- Chướng bụng và bí trung đại tiện: nhất là với các thể viêm tụy cấp hoại tử nặng, một số trường hợp lại đi ngoài lỏng nhiều lần.- Khi thăm khám bác sĩ có thể thấy: Bụng chướng nhẹ, phản ứng thành bụng, không có co cứng thành bụng, nhu động ruột giảm hoặc mất do liệt ruột, gõ đục vùng thấp (dịch tự do ổ bụng), các dấu hiệu của nguyên nhân như tắc mật…- Ngoài ra tùy bệnh cảnh bệnh nhân có thể có: rối loạn ý thức, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, sốt, thiểu niệu hoặc vô niệu…- Xét nghiệm: tăng amylase và lypase trong huyết thanh, trên 3 lần so với bình thường.- Siêu âm: tuỵ to, có thể to toàn bộ hay từng phần; bờ, nhu mô tuỵ không đều; có thể có dịch quanh tuỵ và trong ổ bụng.- Chụp cắt lớp vi tính: giúp chẩn đoán xác định VTC thông qua hình ảnh, chẩn đoán xác định VTC nặng thông qua hình ảnh các biến chứng.1. Điều trị nội khoa: điều trị triệu chứng, giảm đau, giảm tiết, chăm sóc… có thể kết hợp Lọc máu liên tục (CRRT)..2. Điều trị can thiệp: điều trị nguyên nhân như lấy sỏi, lấy giun…- Hạn chế uống rượu, bia.- Phát hiện và điều trị sỏi mật, sỏi tụy.- Người bệnh tăng triglyceride cần điều trị thường xuyên và kiểm soát chế độ ăn hợp lí.