Mẫu phiếu đăng ký tạm trú, phiếu khai báo tạm vắng mới nhất 2020

Do nhu cầu cuộc sống, học tập, công tác và làm việc, ngày càng có nhiều công dân rời khỏi nơi mình đang sống để chuyển nơi khác. Quá trình thay đổi nơi cư trú này, mọi công dân cần phải làm thủ tục khai báo tạm vắng ở nơi mình đăng ký thường trú, tạm trú và xin đăng ký tạm trú tại nơi mình chuyển đến. Vậy sẽ có những loại giấy tờ và thủ tục hành chính nào liên quan đến trình tự khai báo tạm vắng và đăng ký tạm trú của công dân ở nơi đi và nơi đến. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một cách hoàn chỉnh các loại giấy tờ và thủ tục này: phiếu khai báo tạm vắng, phiếu đăng ký tạm trú, phiếu khai báo tạm trú tạm vắng… và cách điền thông tin chi tiết.

Khai báo tạm vắng là gì?

Khai báo tạm vắng là việc người dân trình báo với công an xã, phường hoặc bộ phận có thẩm quyền về việc mình sẽ vắng mặt tại nơi cư trú trong một khoảng thời gian nào đó. Việc khai báo tạm trú phải được xác nhận bằng một văn bản gọi là phiếu khai báo tạm vắng. Sau đây, EVBN xin đưa ra những hướng dẫn chi tiết và cách viết phiếu khai báo tạm vắng mẫu mới nhất 2020.

Phiếu khai báo tạm vắng

Phiếu khai báo tạm vắng là một trong các biểu mẫu quen thuộc, không thể thiếu trong quá trình tiến hành các thủ tục hành chính về thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Hiện nay mẫu phiếu khai báo tạm vắng đang sử dụng theo mẫu HK05, được ban hành theo Thông tư 36/2014 của Bộ Công an cùng với những biểu mẫu khác  sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú: phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu, phiếu xác nhận hộ khẩu, nhân khẩu, giấy chuyển hộ khẩu, sổ tạm trú…

Phiếu khai báo tạm vắng sử dụng cho người có trách nhiệm phải đến cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi mình đăng ký thường trú, tạm trú khai báo tạm vắng do chuyển đến nơi khác cư trú trong một khoảng thời gian nhất định vì lý do học tập, công tác, làm việc hoặc các lý do các nhân khác.

Phiếu khai báo tạm trú tạm vắng

Đăng ký tạm trú tạm vắng là yêu cầu bắt buộc khi có thay đổi về nơi ở

Thủ tục khai báo tạm vắng

* Các trường hợp bắt buộc khai báo tạm vắng

– Các trường hợp khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên cũng cần khai báo tạm vắng:

+ Là bị can, bị cáo đang trong quá trình điều tra được tại ngoại

+ Bị phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án.

+ Bị phạt tù được hưởng án treo.

+ Bị phạt cải tạo không giam giữ.

+ Bị quản chế.

+ Bị đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.

– Các trường hợp khi đi khỏi nơi cư trú từ ba tháng trở lên cũng cần khai báo tạm vắng: các công trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc lực lượng dự bị động viên rời khỏi địa bàn huyện/ quận/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú.

* Hồ sơ khai báo tạm vắng

– Chứng minh nhân dân bản chính/ thẻ căn cước công dân.

– Phiếu khai báo tạm vắng.

* Trình tự khai báo tạm vắng

 – Người cần khai báo tạm vắng đến cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi mình đang cư trú xin làm thủ tục khai báo tạm vắng.

– Người đến khai báo tạm vắng xuất trình chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân cho cơ quan công an sẽ được công an xã/ phường/ thị trấn hướng dẫn ghi các nội dung khai báo.

– Công dân xin đăng ký tạm vắng sau khi nghe hướng dẫn, điền vào phiếu khai báo tạm vắng.

– Cơ quan công an kiểm tra, ký và đóng dấu xác nhận vào phiếu cấp cho người khai báo tạm vắng ngay trong ngày, trong trường hợp cần phải xác minh thông tin khai báo thì thời hạn giải quyết là 2 ngày kể từ khi cơ quan công an nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Mẫu phiếu khai báo tạm vắng

Phiếu khai báo tạm vắng mẫu mới nhất

Cách điền vào phiếu khai báo tạm vắng

– Điền đầy đủ các thông tin của người đi khai báo tạm vắng theo chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước, hộ chiếu và sổ hộ khẩu/ sổ tạm trú: họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số chứng minh nhân dân.

– Thời gian tạm vắng: ghi rõ từ thời điểm nào đến thời điểm nào.

– Lý do tạm vắng: ghi rõ lý do tạm đi khỏi nơi cư trú như thăm người thân, chữa bệnh, công tác, học tập…

– Nơi đến: ghi rõ địa chỉ nơi đến từ số nhà trở lên.

– Người khai báo ghi địa điểm, ngày tháng viết phiếu khai báo sau đó ký và ghi rõ họ tên.

– Trưởng công an xã/ phường/ thị trấn ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu lên phiếu khai báo tạm vắng đã đúng, đủ các thông tin theo quy định.

Xem thêm: Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu mới nhất

Đăng ký tạm trú

Đăng ký tạm trú là việc công dân đến công an xã/ phường/ thị trấn nơi mình đang tạm trú nộp đơn xin đăng ký tạm trú và làm thủ tục đăng ký tạm trú để được các cơ quan này cho phép đăng ký tạm trú và cấp sổ tạm trú.

Thủ tục đăng ký tạm trú

Công dân bắt buộc phải làm các thủ tục đăng ký tạm trú trong vòng 30 ngày kế từ khi chuyển đến.

– Hồ sơ đăng ký tạm trú:

+ Bản khai nhân khẩu dùng cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên hoặc bản sao giấy khai sinh có chứng thực trong trường hợp từ 14 tuổi trở xuống.

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

+ Các giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp, trường hợp thuê nhà, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho ở nhờ đồng ý.

+ Bản sao chứng minh nhân dân, bản sao sổ hộ khẩu có chứng thực.

– Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, người xin đăng ký tạm trú đem đến nộp tại công an xã/ phường/ thị trấn nơi tạm trú.

– Cán bộ công an tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, nếu hồ sơ đúng đủ, người xin đăng ký tạm trú sẽ được viết giấy hẹn ngày nhận sổ tạm trú; nếu hồ sơ thiếu hay sai sót, cán bộ tiếp nhận sẽ hướng dẫn công dân bổ sung, viết lại.

– Lệ phí đăng ký tạm trú tùy theo quy định của Ủy ban nhân các tỉnh, thành phố.

Phiếu đăng ký tạm trú

Một mẫu đơn xin đăng ký tạm trú (phiếu đăng ký tạm trú)

Cách điền vào các mục trong phiếu đăng ký tạm trú

– Kính gửi: Công an xã/ phường/ thị trấn nơi công dân muốn xin đăng ký tạm trú tại đó.

– Thông tin về người xin đăng ký tạm trú gồm họ và tên; ngày sinh; chứng minh nhân dân, cấp tại, ngày, người làm đơn ghi đúng thông tin theo chứng minh nhân dân.

– Địa chỉ thường trú: ghi theo thông tin trên trên sổ hộ khẩu.

– Địa chỉ nơi xin đăng ký tạm trú: ghi nơi mà người làm đơn xin đăng kí tạm trú đang ở, ghi cụ thể từ số nhà trở lên.

– Thời gian xin tạm trú: ghi rõ từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào.

– Lý do: ghi rõ ràng, trung thực.

– Người khai cam kết thực hiện tốt các nội quy, quy định tại địa phương trong thời gian tạm trú, sau đó, ký và ghi rõ họ tên.

Tải mẫu phiếu khai báo tạm vắng, phiếu đăng ký tạm trú mới nhất

Phần cuối bài viết, chúng tôi xin gửi các bạn tham khảo một số biểu mẫu liên quan đến khai báo tạm trú, tạm vắng.

Mẫu 1: Phiếu đăng ký tạm trú cho người nước ngoài dành cho nhà nghỉ, khách sạn Tải file word ngay

Mẫu 2: Phiếu đăng ký tạm trú dành cho cá nhân tại khách sạn nhà riêng, nhà khách, nhà nghỉ, khách sạn Tải file word ngay

Mẫu 3: Đơn xin tạm trú Tải file word ngay

Mẫu 4: Phiếu khai báo tạm vắng Tải file word ngay