Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý, Tranh chấp hợp đồng dịch vụ pháp lý

Dịch vụ pháp lý là loại dịch vụ gắn liền với sự giúp đỡ về pháp luật của luật sư đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần tư vấn, đại diện, bào chữa. Kết quả của hoạt động dịch vụ pháp lý có tác động quan trọng đến tình trạng pháp lý, kinh tế của mọi khách hàng. Khi cần sử dụng dịch vụ pháp lý, bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ này nên ký hợp đồng với bên cung cấp dịch vụ pháp lý. Vậy chủ thể của hợp đồng dịch vụ pháp lý là ai? Pháp luật quy định như thế nào về tranh chấp hợp đồng dịch vụ pháp lý? Những nội dung của mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý là gì? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một vài nội dung cơ bản liên quan đến loại hình dịch vụ pháp lý.

[download id=”5050″]

Chủ thể của mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý là ai?

Dịch vụ pháp lý là một lĩnh vực khá rộng, đây được coi như là một đặc quyền của giới luật sư. Các dịch vụ pháp lý hiện hành được pháp luật bảo hộ theo các quy định tại Pháp lệnh Luật sư năm 1987 và Pháp lệnh Luật sư năm 2001.

Dịch vụ pháp lý bao gồm tất cả các hoạt động giúp đỡ về mặt pháp luật của luật sư với người cần giúp đỡ về pháp luật, bao gồm:

  • Tham gia tố tụng trong vụ án hình sự với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc với tư cách là đại diện cho người bị hại;
  • Tham gia các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, lao động với tư cách là đại diện cho các bên đương sự;
  • Tư vấn pháp luật cho các cá nhân, tổ chức kinh tế;
  • Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác cho cá nhân và tổ chức khi có yêu cầu.

Hợp đồng dịch vụ pháp lý là văn bản do bên thuê dịch vụ pháp lý và bên cung cấp dịch vụ pháp lý soạn thảo ra, trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện, thỏa thuận các điều khoản về quyền lợi, nghĩa vụ ràng buộc của các bên tham gia ký kết hợp đồng này.

Xét về bản chất, hợp đồng dịch vụ pháp lý mang tính chất thương mại. Theo thỏa thuận, bên cung ứng dịch vụ pháp lý cung cấp cho bên sử dụng dịch vụ pháp lý một hay nhiều dịch vụ pháp lý còn bên sử dụng dịch vụ pháp lý có nghĩa vụ thanh toán chi phí, thù lao đầy đủ và đúng hạn cho bên cung ứng dịch vụ pháp lý.

Chủ thể của mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý

Chủ thể của mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý

Như vậy, chủ thể của hợp đồng dịch vụ pháp lý bao gồm 2 đối tượng là bên cung ứng dịch vụ pháp lý và bên sử dụng dịch vụ pháp lý:

  • Bên cung ứng dịch vụ pháp lý: Theo quy định của pháp luật hiện hành chỉ có luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, công ty luật mới có quyền cung ứng dịch vụ pháp lý.
  • Bên sử dụng dịch vụ pháp lý: là toàn bộ các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý, bao gồm cả bị can, bị cáo, bị hại trong các vụ án dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, hình sự, kinh tế…

Bên cung ứng dịch vụ pháp lý cung cấp các dịch vụ của mình nhằm mục đích:

  • Bào chữa cho các bị can, bị cáo trong các vụ án;
  • Bảo vệ quyền lợi cho bị hại, nguyên đơn, bị đơn… trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, hình sự;
  • Tư vấn pháp luật, soạn thảo các hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức;
  • Đại diện theo ủy quyền cho cá nhân, tổ chức để thực hiện những công việc có liên quan đến pháp luật;

Pháp luật quy định như thế nào về tranh chấp hợp đồng dịch vụ pháp lý?

Như đã đề cập ở phần trên, dịch vụ pháp lý được pháp luật bảo hộ và không phải bất kỳ chủ thể nào cũng có thể được tham gia ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, hiện nay chỉ có các luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư và các công ty luật mới có quyền cung cấp dịch vụ pháp lý cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

Hiện nay, không chỉ các bị can, bị cáo, nguyên đơn, bị đơn, bị hại trong các vụ án mới cần đến sự trợ giúp pháp lý mà các cá nhân, tổ chức cũng cần sự trợ giúp pháp lý một cách thường xuyên nhằm đảm bảo sự an toàn về mặt pháp lý trong các giao dịch mà mình thực hiện.

Tuy nhiên, các hợp đồng dịch vụ pháp lý mang tính rủi ro khá cao do các quy định về hợp đồng dịch vụ pháp lý mới hình thành, chưa đồng bộ và hoàn chỉnh, còn nhiều điểm mâu thuẫn. Bên cạnh đó, hiệu lực cũng như hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về hợp đồng dịch vụ pháp lý chưa cao

Thực tế cho thấy hiện nay, ngày càng có nhiều vụ tranh chấp vì ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với các cá nhân, tổ chức không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, không phải là luật sư, văn phòng luật sư hay công ty luật, khi xảy ra tranh chấp về điều khoản, thù lao, các hợp đồng này bị tuyên vô hiệu, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người sử dụng dịch vụ pháp lý.

Khi có tranh chấp về hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ thì ưu tiên giải quyết là thỏa thuận giữa 2 bên căn cứ vào hợp đồng dã ký. Nếu hai bên không thể giải quyết tranh chấp, cũng không có điều khoản thỏa thuận giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thì 1 trong 2 bên có thể khởi kiện tại Tòa án.

tranh chấp hợp đồng dịch vụ pháp lý

tranh chấp hợp đồng dịch vụ pháp lý

Những nội dung cơ bản trong mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý

Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý sử dụng cho các vụ việc khác nhau không giống nhau nhưng về cơ bản cần đảm bảo các nội dung sau:

 Phần đầu hợp đồng

– Ghi đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ;

– Tên hợp đồng dịch vụ pháp lý, số hiệu hợp đồng;

– Ghi tất cả các căn cứ soạn thảo hợp đồng: Luật, Nghị định, yêu cầu của bên thuê dịch vụ, khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý;

– Ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm ký hợp đồng.

Phần nội dung chính hợp đồng

* Ghi rõ thông tin các bên tham gia ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý:

+ Nếu là tư cách cá nhân thì ghi rõ: Họ và tên; địa chỉ; số điện thoại; số tài khoản ngân hàng, tên ngân hàng mở tài khoản.

+ Nếu là tư cách pháp nhân thì ghi rõ: Tên cơ quan, tổ chức; họ và tên người đại diện, địa chỉ, địa chỉ viết hoá đơn tài chính; số điện thoại; số tài khoản ngân hàng, tên ngân hàng mở tài khoản.

mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý

mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý

* Ghi rõ nội dung từng điều khoản mà các bên tham gia ký kết hợp đồng dịc vụ pháp lý đã thảo luận:

– Nội dung, dịch vụ yêu cầu:

  • Nội dung vụ việc liên quan đến pháp lý cần giải quyết.
  • Các dịch vụ pháp lý mà bên thuê dịch vụ yêu cầu.

– Thù lao, chi phí dịch vụ pháp lý và phương thức thanh toán:

+ Ghi rõ tính theo giờ, ngày, tháng hay thù lao cố định với mức cụ thể là bao nhiêu.

+ Ghi rõ từng loại chi phí liên quan phải trả liên quan đến quá trình thực hiện dịch vụ pháp lý là bao nhiêu: đi lại, lưu trú, sao lưu hồ sơ, thuế giá trị gia tăng…

+ Ghi rõ phương thức là tiền mặt hay chuyển khoản, thời gian và thời hạn thanh toán khi nào.

– Ghi càng chi tiết, cụ thể càng tốt điều khoản về quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên, bên cung cấp dịch vụ pháp lý và bên sử dụng dịch vụ pháp lý về:

  • Thực hiện nội dung hợp đồng dịch vụ pháp lý;
  • Đơn phương chấm dứt dịch vụ pháp lý;
  • Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng;
  • Cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng, phương tiện;
  • Thanh toán tiền thù lao, chi phí dịch vụ pháp lý;
  • Phương thức trao đổi thông tin 2 bên;
  • Bảo mật các thông tin, tài liệu, chứng cứ;
  • Giải quyết tranh chấp nếu phát sinh.

– Ghi rõ thời hạn thực hiện hợp đồng là bao lâu, từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào.

Phần cuối hợp đồng

– Ghi rõ hợp đồng dịch vụ pháp lý đã lập có mấy bản, mỗi bản có mấy trang;

– Ghi rõ ngày hợp đồng có hiệu lực;

– Các bên tham gia ký kết cùng ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu vào hợp đồng.

Tải mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý mới nhất 2020

Dưới đây, chúng tôi gửi các bạn tham khảo mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý mới nhất hiện nay.

[download id=”5050″]