Giải mã sự kiện Ngày Quốc tế Giải phóng Nô lệ chính xác nhất

Những ngày lễ tồn tại và xuất hiện hằng năm gần như đều có những quá khứ rất đặc biệt. Song, cũng như đánh dấu và nhắc nhở chúng ta hướng đến những diều tốt đẹp. Nên là, ngày Quốc tế Giải phóng Nô lệ là một sự kiện đáng nhớ khiến ta không thể quên. Hơn thế nữa, nó còn giúp hàn gắn con người gần người và sống bình đẳng hơn. Bởi lẽ, sống trên đời này ai cũng muốn có một sự tự do tự tại, không ràng buộc. Và có lẽ sự kiện của ngày Quốc tế Giải phóng nô lệ là một ngày đặc biệt. Nó là một minh chứng rõ nét vào ngày 2 tháng 12 hằng năm để vẽ lên sự tự do. Không chỉ là dành cho những người nô lệ mà còn lên án nạn mại dâm tàn bạo.

Ngày Quốc tế Giải phóng Nô lệ là ngày gì?

Ngày Quốc tế Giải phóng Nô lệ hay tên tiếng Anh là International Day for the Abolition of Slavery. Là một sự kiện thường niên được tổ chức bởi UN (Liên Hợp Quốc). Ngày đầu tiên được tổ chức là vào năm 1986.

ngày Quốc tế Giải phóng Nô lệ

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế Giải phóng Nô lệ

Nguồn gốc

Nô lệ nghĩa là gì?

Từ thời xa xưa, không chỉ ở phương Đông hay Tây thì khái niệm này cũng không quá xa lạ. Giờ đây cụm từ này đã ít được sử dụng. Một phần là hướng con người đến sự bình đẳng với nhau. Một phần là ách nô lệ của hầu hết nhiều nước đã được giải thoát. Vậy thì như chúng ta đã biết, nô lệ là những người bị đàn áp và áp bức. Đó là chế độ mà con người bị xem như một thứ hàng hóa. Nhất là trong một thời kì bất công nào đó. Trong lịch sử, ta có phong trào bãi nô ở Tây Âu và Mỹ. Mục đích nhằm chấm dứt việc buôn bán nô lệ ở châu Phi với Ấn Độ. Hay ở Việt Nam có phong trào Cách mạng Tháng Tám. Quần chúng nhân dân khởi nghĩa đứng dậy chóng lại đế quốc Nhật.

Bên cạnh đó, cũng nhiều nguồn tin cũng có giải thích cụm từ “nô lệ”. Cụm từ ấy dùng để nói lên sự lầm than của một kiếp người. Vì họ bị đối xử như tài sản hay súc vật. Nặng hơn nhiều lần so với “người hầu”, vì ở đây là người và còn có nhân quyền.

Nguồn gốc chính của ngày Quốc tế Giải phóng Nô lệ

Trong tuyên bố họp báo nhân Ngày Quốc tế xóa bỏ Nô lệ ngày 2 tháng 12. Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Ban Ki Mun (Hàn Quốc) đã thống kê. Cũng như tổng hợp những sự áp bức và hà khắc của chế độ nô lệ nhiều năm trước. Ông cho biết rằng chúng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Từ trẻ em bị cưỡng bức đến các công việc phục vụ. Hay bóc lột lương và nạn buôn bán tình dục. Dù khó có một con số thống kê chính xác, nhưng có tới 21 triệu người phải sống trong nô lệ. Ông còn đưa ra lời cảnh tỉnh dứt khoát về việc kết thúc những vấn nạn đó.

Ý nghĩa

Vào ngày 2 tháng 12 được Liên Hợp Quốc để kỉ niệm năm xưa 1949. Nhằm mục đích để lên án về các vấn đề vận chuyển người và mại dâm trái phép. Đại hồi đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua.

Hoạt động trong ngày Quốc tế Giải phóng Nô lệ

Hoạt động trong ngày này không được ghi nhận nhiều. Nhưng đổi lại Tổng thư kí Ban Ki Mun lại có những chính sách có tầm nhìn. Thông qua Chương trình Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc năm 2030, lãnh đạo thế giới đã đặt ra mục tiêu xóa bỏ nạn buôn người và lao động cưỡng ép. Bệnh cạnh đó, chấm dứt mọi hình thức nô lệ và lao động trẻ em. Tổng thư kí Ban Ki Mun đã yêu cầu và kêu gọi cộng đồng quốc tế phát triển chương trình này. Nhằm nhổ cỏ tận gốc nạn nô lệ. Hơn thế nữa, ta còn có thể đưa những người được giải phóng về lại đúng cuộc sống bình thường.

Chưa dừng lại ở đó, ông cũng hối thúc các nước thành viên, doanh nghiệp và các quỹ quốc tế vào việc. Điển hình như việc các quỹ tư nhân cũng như những nhà hảo tâm khác cũng thể hiện quyết tâm rất dứt khoát. Và muốn chấm dứt nạn nô lệ này. Họ muốn đảm bảo rằng các quỹ tình nguyện Liên Hợp Quốc đã có đủ vốn và nguồn lực để chuẩn bị cho những dự định lâu dài. Và chính vào ngày 2/12/1949, Liên Hợp Quốc thông qua Công ước về tiêu diệt nạn buôn người cũng như mại dâm.

Tóm lại

Cuộc sống ngày càng hiện đại thì con người ngày càng bình đẳng hơn. Và quyết định dứt khoát của Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Ban Ki Mun rất đáng ngưỡng mộ. Song, không chỉ vì ông ban bố giải pháp. Mà còn huy động các nhà hảo tâm và các quỹ lớn trên thế giới huy động vốn để hoàn thành công việc. Bởi lẽ, Bác Hồ cũng từng nói: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Thật vậy, con người khi bị cầm tù và làm nô lệ thì như con chim bị nhốt trong lồng vậy. Lúc nào, cũng sống phụ thuộc vào người khác. Cũng như chỉ “bay nhảy” được trong một không gian tù túng nhất định. Hơn thế nữa, ai cũng như nhau, không phân thân phận thấp hèn hay giàu sang. Đó cũng có lẽ chính là cốt lõi của giáo dục để hướng con người đến sự công bằng như hiện nay.