Bệnh đau đầu và cách điều trị hiệu quả

Bệnh đau đầu và cách điều trị hiệu quả

Bệnh đau đầu và cách điều trị hiệu quả đau đầu là câu hỏi mà nhiều người đang cần tìm lời giải đáp. Các bạn cùng xem ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh đau đầu là gì?

Đau đầu là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Đau đầu thường xuất hiện ở nhiều vị trí trên đầu, ở một bên hoặc khắp cả đầu. Các cơn đau có cường độ và tần suất khác nhau, lúc âm ỉ hoặc nhói lên, lúc liên tục, dữ dội. 

Điều trị bệnh đau đầu

Đau đầu làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Hầu hết các cơn đau do mệt mỏi, làm việc quá sức. Tuy nhiên, cũng có những cơn đau là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh liên quan đến đau đầu.

2. Bệnh đau đầu và cách điều trị: Đi tìm nguyên nhân 

Bệnh đau đầu xảy ra do 2 nhóm nguyên nhân chính: Nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

2.1. Đau đầu nguyên phát 

Đau đầu nguyên phát là các cơn đau không phải do nguyên nhân thực thể, cũng không phải do tổn thương cấu trúc não bộ. Bệnh đau đầu nguyên phát bao gồm nhiều loại, phổ biến nhất là:

– Đau nửa đầu Migraine 

– Đau đầu căng thẳng (là loại phổ biến nhất)

– Đau đầu do căng cơ 

– Đau thành từng cụm 

– Nhức đầu dai dẳng (NDPH)

– Một số loại đau đầu nguyên phát khác như: đau khi làm việc gắng sức, khi đi ngủ, đau đầu do sử dụng rượu bia, các loại thực phẩm chứa nitrat, nicotin, thiếu ngủ, bỏ bữa, cảm mạo…

Thông thường, đau đầu nguyên phát không nguy hiểm. Tuy nhiên, cơn đau kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. 

2.2. Đau đầu thứ phát 

Đau đầu thứ phát là tình trạng đau diễn ra do có bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Có nhiều loại đau đầu thứ phát do bệnh lý nhưng không nhất thiết nguy hiểm như: 

– Đau đầu mất nước

– Đau đầu do viêm xoang

– Đau đầu do lạm dụng thuốc

Bên cạnh đó, có một số loại đau đầu thứ phát mà người bệnh cần lưu ý. Các loại đau đầu thứ phát này có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe bất thường, thậm chí có khả năng đe dọa tính mạng người bệnh. Loại này bao gồm:

– Đau đầu cột sống: Đau đầu cột sống là cơn đau dữ dội xảy ra khi rò rỉ dịch tủy khỏi màng bao bọc tủy sống. Hầu hết các trường hợp đau đầu cột sống thường diễn ra sau khi chọc dò tủy sống. Bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài, không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh. Các biến chứng đó là: co giật và tụ máu dưới màng cứng.

– Đau đầu dữ dội như sấm sét: Cơn đau đầu cực kỳ dữ dội, xảy ra đột ngột, như tiếng sấm sét. Loại đau đầu này đạt cường độ cao trong 1 phút và kéo dài khoảng năm phút. Những cơn đau thường là dấu hiệu của các biến chứng nguy hiểm như: chảy máu não, hội chứng tuần hoàn não sau có hồi phục, tăng huyết áp đột ngột, chấn thương đầu…

3. Chẩn đoán đau đầu

Trong quá trình khám bệnh, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các đặc điểm của cơn đau đầu để chẩn đoán tình hình bệnh. Các câu hỏi được đề cập đến là: cường độ đau, tần suất cơn đau, thời gian mỗi lần đau, đau như thế nào… Các thói quen sinh hoạt, tâm lý người bệnh, tiền sử bệnh và sử dụng thuốc của bạn và người thân… cũng là thông tin được bác sĩ khai thác để đánh giá tình trạng bệnh. 

Đau đầu dừ dội kéo dài cần đi khám ngay

Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân đau đầu. Tùy từng trường hợp bệnh, bệnh nhân có thể cần:

– Khám toàn thân: Khám các cơ quan nội tạng, đặc biệt là tim mạch. Đo huyết áp để phòng ngừa cơn đau do tăng huyết áp.

– Khám thần kinh: Nhằm loại trừ các bệnh lý thần kinh có thể khả năng gây đau đầu như, u não, xuất huyết não, đa xơ cứng, động kinh và các bệnh về não khác… 

– Khám chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, nha khoa…

– Chẩn đoán cận lâm sàng

Để bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh đau đầu và cách điều trị, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng sau: 

– Xét nghiệm máu

– Xét nghiệm nước tiểu 

– Chụp X-quang hộp sọ, chụp X-quang xoang và chụp cột sống cổ 

– Chọc dò tủy sống 

– Ghi điện não 

– Chụp động mạch não 

– Chụp CT hoặc MRI não

4. Cách điều trị bệnh đau đầu hiệu quả

Vậy bệnh đau đầu và cách điều trị như thế nào? Khi bị đau đầu, người bệnh cần nghỉ ngơi, thư giãn để giảm thiểu cơn đau. Nếu cơn đau dữ dội và kéo dài, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và tìm cách điều trị phù hợp. Nếu cơn đau do bệnh lý nào đó gây ra, người bệnh cần tập trung điều trị bệnh lý gây đau đầu đó. Các cơn đau sẽ giảm dần nếu bệnh thuyên giảm. 

Một số biện pháp điều trị được áp dụng với bệnh nhân đau đầu là:

4.1. Bệnh đau đầu và cách điều trị: Sử dụng thuốc 

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn sẽ hỗ trợ bệnh nhân điều trị đau đầu hiệu quả. Một số thuốc như aspirin, ibuprofen (Advil) hoặc acetaminophen (Tylenol). Người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu lạm dụng thuốc giảm đau có thể dẫn đến tình trạng đau nghiêm trọng và thường xuyên hơn. 

Đối với những cơn đau đầu xảy ra với tần suất cao hơn, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc trị đau đầu theo toa. Đối với cơn đau nửa đầu, người bệnh có thể dùng thuốc Sumatriptan để kiểm soát tình trạng đau. 

Điều trị bằng thuốc để hạn chế các cơn đau đầu

4.2. Bệnh đau đầu và cách điều trị: Phương pháp điều trị thay thế 

– Biofeedback (Phản hồi sinh học): Kỹ thuật này giúp người bệnh kiểm soát chức năng sinh lý học của cơ thể tốt hơn, từ đó giảm đau mà không cần dùng thuốc. 

– Liệu pháp châm cứu: Kim châm vào các huyệt đạo có thể giúp giảm các cơn đau đầu và giải tỏa căng thẳng tốt hơn.

– Liệu pháp hành vi nhận thức: Đây là phương pháp trị liệu tâm lý giúp người bệnh kiểm soát các tình huống căng thẳng.

– Thiền định: Giải tỏa căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và kiểm soát các cơn đau hiệu quả.

– Liệu pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh: Chườm nóng hoặc lạnh lên đầu và cổ trong 5 – 10 phút, lặp lại nhiều lần trong ngày có thể giúp người bệnh giảm đau đầu. Người bệnh lưu ý kiểm tra nhiệt độ trước khi chườm nóng để tránh bị bỏng; khi chườm lạnh không chườm đá lạnh trực tiếp lên da mà cần bọc lại trong khăn sạch. 

– Sử dụng thảo dược: Một số thảo dược được chứng minh có khả năng giúp giảm tình trạng đau đầu, gồm: coenzyme Q10, magie, vitamin B2…

Tuy nhiên, các phương pháp điều trị thay thế chỉ giúp cải thiện tình trạng đau nhức đầu chứ không thể khắc phục dứt điểm bệnh này. Do vậy, nếu cơn đau kéo dài và dữ dội người bệnh cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời.