Bảo hiểm cháy nổ là gì? Quyền lợi gì khi tham gia?

Bảo hiểm cháy nổ rất cần thiết cho đời sống ngày nay. Vậy hãy cùng Evbn tìm hiểu xem bảo hiểm cháy nổ là gì qua bài viết sau nhé.

Bảo hiểm cháy nổ là gì?

Bảo hiểm cháy nổ là một trong số loại bảo hiểm về tài sản. Bảo hiểm cháy nổ sẽ dùng để bồi thường cho những thiệt hại cũng như tổn thất về tài sản. Và được bảo hiểm đền bù do nguyên nhân cháy, nổ gây ra.

Bảo hiểm cháy nổ là gì?

Khi tham gia loại bảo hiểm này, không chỉ bảo hiểm người là chủ sở hữu nhà, bảo hiểm tài sản trong nhà, mà bảo hiểm cháy nổ còn hỗ trợ bảo hiểm về chi phí thay thế, sửa chữa và tái xây dựng tài sản được liệt kê trong hợp đồng bảo hiểm.

Ngoài ra  khi tham gia bảo hiểm cháy nổ, còn có thể bảo hiểm cho tài sản và người lân cận. Đối với trường hợp xảy ra cháy nổ bị ảnh hưởng từ nhà người tham gia bảo hiểm. Sẽ được bảo hiểm hỗ trợ chi phí trong trường hợp cá nhân không thể ở bên trong ngôi nhà. Cũng như những tài sản không còn sử dụng được do cháy nổ gây ra.

Những quy định mới nhất về bảo hiểm cháy nổ

Theo nghị định 97/2021 QĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như sau:

Đối tượng tham gia bảo hiểm cháy nổ

Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ sẽ bao gồm những tài sản như sau:

Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị, vật dụng vật tư tại nơi xảy ra cháy nổ.

Các loại mặt hàng, vật tư, vật liệu, và các tài sản khác(bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).

bảo hiểm cháy nổ là gì?

Đối tượng bảo hiểm phải được ghi và liệt kê rõ ràng.Cùng với đó là địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Những loại phí phải nộp khi tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Phí bảo hiểm cháy nổ phụ thuộc vào tài sản mà khách hàng đã kê khai như:

  • Các cơ sở sản xuất vật liệu, cơ sở khai thác, chế biến dầu mỏ. Và sản phẩm dầu mỏ như khí đốt.
  • Những cơ sở sản xuất, chế biến hàng hoá khác cháy  có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
  • Toàn bộ Cơ sở sản xuất, chế biến hàng hóa khác cháy có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
  • Những Kho vật liệu nổ, kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt hoá lỏng. Bến cảng xuất nhập vật liệu cháy nổ, cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cảng xuất nhập khí đốt hoá lỏng cháy.
  • Những cửa hàng kinh doanh các chất dễ cháy nổ như xăng dầu, khí đốt hoá lỏng… 

Bảo hiểm cháy nổ có nguyên tắc đền bù như nào?

Theo nghị định 23/2018 QĐ-CP thì nguyên tắc đền bù bảo hiểm gồm những điều sau:

  •  Số tiền bồi thường bảo hiểm đối với tài sản bị thiệt hại sẽ không vượt quá số tiền bảo hiểm của tài sản đó. (đã được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm), Và theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 23/2018 thì phải trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm.
  • Bị trừ đi 10% số tiền bồi thuờng bảo hiểm của doanh nghiệp có nguy cơ cháy nổ do không đảm bảo thực hiện đúng quy tắc phòng chống cháy nổ.
  • Đốii với những trường hợp gian lận bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường.

Quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm cháy nổ

Về quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm:

  • Bên mua bảo hiểm cháy nổ có quyền lựa chọn công ty bảo hiểm. 
  • Có quyền yêu cầu phía công ty bảo hiểm cháy nổ cung cấp các thông tin bảo hiểm. Và giải thích những vấn đề có liên quan đến việc kí kết và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm cháy nổ.
  • Được quyền thỏa thuận với công ty bán bảo hiểm những nội dung của hợp đồng. Tuy nhiên những quy định đó không được trái với những quy định của pháp luật
  • Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì có quyền yêu cầu công ty bảo hiểm cháy nổ bồi thường chính xác, nhanh chóng, minh bạch và tuân thủ đầy đủ theo quy định của hợp đồng bảo hiểm
  • Nếu công ty bảo hiểm không thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng bảo hiểm đã kí kết.

Và hồ sơ bảo hiểm cháy nổ có vấn đề pháp luật  thì bên mua bảo hiểm cháy nổ có quyền khởi kiện dân sự đối với công ty đó.

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ

Theo nghị định 23/2018 QĐ-CP

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bao gồm các các nội dung sau:

bảo hiểm cháy nổ là gì?

  • Văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại  của bên mua bảo hiểm.
  • Toàn bộ tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm.
  • Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền như Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tại thời điểm gần với thời điểm xảy ra sự kiện cháy nổ(bản sao).
  • Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm nhượng quyền.
  • Văn bản kết luận hoặc thông báo về nguyên nhân vụ cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao). Cùng các bằng chứng chứng minh nguyên nhân  dẫn đến vụ cháy, nổ đó.
  • Biên bản kê khai tổn thất tài sản và các giấy tờ chứng minh thiệt hại.

Trên đây là một số thông tin mà bạn cần biết khi tham gia bảo hiểm cháy nổ. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ có được những thông tin hữu ích. Cảm ơn quý độc giả đã tham khảo bài viết của Evbn.