Tư vấn là gì? Làm cách nào để trở thành 1 nhân viên tư vấn giỏi

Hiện nay, tần suất của công việc tư vấn xuất hiện ngày càng nhiều, lý do vì khi có quá nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống sẽ khiến ta cảm thấy phân vân và cần đến sự tư vấn từ người khác. Vậy tư vấn là gì? Cần có những kỹ năng nào để trở thành tư vấn viên giỏi? Hãy theo dõi bài viết sau.

Tư vấn là gì?

Tư vấn (Consulting) là một nghề chuyên nghiệp về sức khỏe, đưa ra lời khuyên, quan điểm, đóng góp, giúp cho khách hàng có cái nhìn đúng đắn, tích cực nhất. Tư vấn có đặc điểm quan hệ 1 chiều, người thực hiện tư vấn còn phải có những lý do thuyết phục buộc khách hàng sử dụng biện pháp hiệu quả. Nghề tư vấn có thể được phát triển bởi các chuyên gia từ các lĩnh vực khác như: luật sư, nhà tâm lý học, bác sĩ, nhà giáo dục,…..

Tư vấn là gì? Làm cách nào để trở thành 1 nhân viên tư vấn giỏi - Ảnh 1 Tư vấn là gì?

Người tư vấn là ai?

Người tư vấn là những người giải đáp thắc mắc, đưa ra lời khuyên và phương án giải quyết tốt nhất đến khách hàng, là một vị trí một không thể thiếu với mỗi doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức. Người tư vấn có vai trò quan sát hành vi khách hàng,  giải đáp các thắc mắc, đưa ra các lời khuyên và những phương án giải quyết tốt nhất và họ chỉ dừng lại ở việc tư vấn còn quyền quyết định vẫn là ở khách hàng

Vị trí và công việc cụ thể của nhân viên tư vấn

Tùy vào ngành nghề mà doanh nghiệp, công ty kinh doanh mà mỗi Nhân viên tư vấn có một nhiệm vụ, công việc khác nhau. Sau đây là các vị trí và công việc cụ thể của nhân viên tư vấn:

Tư vấn tuyển dụng

  • Đảm nhiệm nhiệm vụ, theo dõi nhân sự các phòng ban và lập kế hoạch tuyển dụng theo từng thời điểm trong tháng, trong năm.

  • Đăng tin tuyển dụng theo yêu cầu trên các kênh truyền thông để tìm ứng viên.

  • Liên lạc với các ứng viên hẹn lịch phỏng vấn.

  • Đặt ra những tiêu chuẩn, kịch bản phỏng vấn để có thể lựa chọn ra ứng viên tiềm năng nhất.

  • Báo cáo và theo dõi thời gian tuyển dụng, chất lượng ứng viên, kết quả tuyển dụng,….

  • Cập nhật và lưu trữ lại dữ liệu các ứng viên tiềm năng cho các lần tuyển dụng khác.

  • Tư vấn, đào tạo lại các quản lý của phòng ban khác về phương pháp và kỹ năng phỏng vấn 

Tư vấn viên pháp luật 

  • Tư vấn viên pháp luật là người

    hỗ trợ và hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ. Có vai trò thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.

  • Họ có làm việc tại các cơ quan hành chính như: nhà nước, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân,…. Đối tượng khách hàng là những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

  • Tư vấn, thẩm định và đánh giá các loại hợp đồng, văn bản pháp lý, đảm bảo tính hợp pháp và quyền lợi cho Công ty. 

  • Tư vấn giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong và ngoài Công ty khi phát sinh. 

  • Đánh giá các rủi ro và tư vấn đưa ra những kiến nghị, đề xuất việc tuân thủ Pháp luật đối với các hoạt động quản trị của Công ty. 

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 

  • Các tư vấn viên pháp luật cần đảm bảo các điều kiện như: Có bằng cử nhân Luật và thời gian công tác pháp luật từ 3 năm trở lên phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không bị kết án mà chưa xóa án tích..

Tư vấn viên tâm lý học 

  • Có vai trò cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tinh thần cho khách hàng có thể là: Tư vấn tình yêu, hôn nhân gia đình cho các cặp vợ chồng. Tư vấn cho những người hay mắc phải sức khỏe tâm lý, hay căng thẳng, mệt mỏi, lo âu. Tư vấn học đường cho các bạn học sinh, sinh viên,… 

Tư vấn là gì? Làm cách nào để trở thành 1 nhân viên tư vấn giỏi - Ảnh 2 Tư vấn tâm lý học

  • Khi tư vấn họ sẽ có nhiệm vụ tìm hiểu nguyên nhân, những trở ngại mà khách hàng đang gặp phải và tạo nên biến chuyển về tâm lý. 

  • Họ có trách nhiệm bảo mật những thông tin về sức khỏe tâm lý của bệnh nhân,

    chỉ có các cá nhân bàn bạc với nhau

  • dựa vào nỗi buồn phiền, lo âu của khách hàng từ đó đưa ra lời khuyên để giải bớt khúc mắc

  • Bảo mật những thông tin về sức khỏe tâm lý của các em học sinh.

  • Đối với tư vấn chuyên hôn nhân và gia đình,

    tư vấn viên sẽ giúp họ giải quyết để cải thiện mối quan hệ gia đình, từ đó mọi người thấu hiểu nhau hơn.

Tư vấn viên chăm sóc khách hàng

  • Có nhiệm vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng.

  • Lắng nghe và tiếp nhận các vấn đề mà khách hàng gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ bên công ty của mình và hỗ trợ khách hàng vượt qua những vấn đề đó. 

  • Tiếp nhận và thu thập những nhu cầu của khách để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ phù hợp. 

  • Tiếp nhận những phản hồi và đánh giá sản phẩm, dịch vụ mà khác hàng đã sử dụng. Từ đó liên hệ lại với các bên có liên quan khắc phục, chỉnh sửa và cải tiến lại sản phẩm, dịch vụ đó.

  • Tư vấn viên không yêu cầu quá khắt khe về ngành nghề bạn đã học, chỉ cần bạn chăm chỉ và rèn luyện được chuyên sâu sản phẩm, dịch vụ công ty bạn đang làm, là đã có thể tư vấn cho khách hàng.

Tư vấn đầu tư

  • Hoạt động như một người ủng hộ khách hàng đầu tư,

     tìm hiểu và

    tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, khả năng tài chính hiện tại của họ như thế nào.

  • Cập nhật và cung cấp thông tin về thị trường đầu tư cho khách hàng. Dựa vào đó đưa ra lời khuyên về tài chính sao cho phù hợp nhất với khả năng tài chính của khách hàng.

Tư vấn là gì? Làm cách nào để trở thành 1 nhân viên tư vấn giỏi - Ảnh 3 Tư vấn đầu tư

Xem thêm: Định nghĩa tư vấn tài chính là gì và các hoạt động tư vấn phổ biến

  • Dựa trên nguồn thông tin có sẵn và giá trị lâu dài, thực hiện chăm sóc khách hàng, duy trì và phát triển mới, xây dựng và mở rộng mối quan hệ thân thiết với khách hàng cũng như tìm kiếm được các khách hàng mới.

  • Dựa theo nhu cầu của khách hàng sẽ phân tích, nghiên cứu và đánh giá rủi ro về tiềm năng đầu tư trong tương lai theo để đưa ra những giải pháp đầu tư hiệu quả nhất cho khách hàng.

  • Có nhiệm vụ xử lý các sự cố phát sinh trong quá trình tư vấn đầu tư cho khách hàng. Đưa ra giải pháp đầu tư như: tiết kiệm, cho vay, giao dịch chuyển khoản,….

  • Thực hiện báo cáo công việc theo quy định và sự phân công của các cấp quản lý.

Mức lương của nhân viên tư vấn là bao nhiêu?

  • Mức lương trung bình của nhân viên tư vấn khoảng 12 triệu đồng/tháng

Tư vấn là gì? Làm cách nào để trở thành 1 nhân viên tư vấn giỏi - Ảnh 4 Mức lương của nhân viên tư vấn là bao nhiêu?

  • Hầu như các nhân viên tư vấn, sẽ được làm việc tại các môi trường làm việc chuyên nghiệp, có nhiều cơ hội được học hỏi, nâng cao kỹ năng kinh nghiệm cho bản thân.Tuy nhiên mức lương của nhân viên tư vấn không giới hạn, nó còn tùy thuộc vào lĩnh vực, công ty, vị trí mà bạn đang làm. Tuy nhiên mức lương sẽ dao động từ 7 – 11 triệu đồng/tháng

  • Ngoài mức lương cứng, nhân viên tư vấn còn được hưởng hoa hồng khi đạt được đủ hoặc vượt KPI.

  • Hưởng các chế độ phúc lợi như: Lương thưởng hàng tháng, thưởng tết, nghỉ phép, được đi du lịch cùng công ty,…được đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Để trở thành một tư vấn viên giỏi cần đảm bảo những yếu tố nào?

Ngoài học hỏi và trau dồi kiến thức chuyên môn, bạn cần phải đảm bảo những yếu tố sau đây để trở thành một nhân viên tư vấn giỏi:

Tư vấn là gì? Làm cách nào để trở thành 1 nhân viên tư vấn giỏi - Ảnh 5 Để trở thành một tư vấn viên giỏi cần đảm bảo những yếu tố nào?

xem thêm: Cách tư vấn khách hàng hiệu quả doanh thu khủng cần nắm rõ

Kỹ năng giao tiếp

Với tính chất công việc thường xuyên trao đổi với khách hàng, kỹ năng giao tiếp chính là yếu tố quan trọng để giúp các nhân viên tư vấn xây dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng. Nhưng bạn giỏi giao tiếp chỉ là một phần, song song đó hãy biết cách lắng nghe, quan tâm đến cảm xúc để thấu hiểu được vấn đề mà khách hàng gặp phải, từ đó mới có những giải pháp đúng đắn nhất, giúp họ giải quyết được vấn đề của mình. Khi bạn truyền đạt thông tin tự tin, lưu loát và sinh động, khách hàng sẽ thấy được sự chuyên nghiệp của bạn. Qua đó xây dựng được sự uy tín và mở rộng mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng.

Kỹ năng làm việc trong môi trường chịu nhiều áp lực.

Ở các ngành nghề khác nói chúng và ngành tư vấn nói riêng, việc áp lực doanh số là điều rất phổ biến. Mức lương của nhân viên sẽ được đánh giá tùy thuộc vào doanh số họ kiếm được trong tháng. Ngoài ra, còn có áp lực từ phía công việc. Chính vì thế, hãy luôn chuẩn bị trước tinh thần chịu áp lực khi lựa chọn nghề tư vấn làm công việc chính của mình.

Có kiến thức sâu rộng

Có nhiều suy nghĩ cho rằng, việc tư vấn chỉ cần có chuyên môn của nghề là được. Tuy nhiên, nó hoàn toàn sai lầm, bởi những người tư vấn viên khi tư vấn cho khách hàng, ngoài nắm bắt được vấn đề họ gặp phải, tư vấn viên phải am hiểu về lĩnh vực họ đang tư vấn. Chính vì vậy, để có một vị trí tốt trong ngành nghề này, ngoài rèn luyện kiến thức chuyên môn, bắt buộc bạn phải luôn cập nhật xu hướng, phân tích nhìn nhận các vấn đề trong xã hội, nếu biết thêm nhiều ngôn ngữ sẽ là lợi thế để bạn tìm kiếm được những thông tin bổ ích từ nước ngoài.

Kỹ năng tạo dựng niềm tin

Kỹ năng này có thể được rèn luyện bằng cách, khi tư vấn ngoài đảm bảo chuyên môn vững chắc của mình, bạn còn chịu trách nhiệm với những lời tư vấn của mình. Từ đó, khách hàng sẽ thấy được sự chuyên nghiệp của bạn, họ tin tưởng và bạn sẽ lấy được sự tín nhiệm từ họ.

Có nguyên tắc đạo đức

Đạo đức nhân viên là điều mà mỗi nhân viên tư vấn cần lưu giữ và xây dựng. Họ cần phải đảm bảo các nguyên tắc đạo đức như: nguyên tắc giữ bí mật, tôn trọng khách hàng, trung thực, đưa ra những giải pháp đúng đắn hợp lý, không lợi dụng khách hàng để mưu cầu mưu lợi cho riêng mình,…..

Có ngoại hình 

Nhân viên tư vấn là những người thường xuyên gặp gỡ trực tiếp với khách hàng, nên về ngoại hình luôn phải hết sức lưu ý. Nhiều người sẽ nghĩ nó không quan trọng, nhưng thực tế việc ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng không chỉ tạo thiện cảm dễ dàng với khách hàng mà thể hiện được thái độ tôn trọng đối phương.  

Trên đây là một số thông tin News.timviec giải đáp những thắc mắc xoay quanh tư vấn là gì? Những điều cần biết để trở thành một tư vấn viên giỏi. Nếu bạn đang tìm kiếm công việc tư vấn thì đừng bỏ qua bài viết này nhé, chúc bạn thành công trên con đường mình đã chọn.