Tiểu rắt ở nữ giới: Nguyên nhân do đâu

Tiểu rắt là một vấn đề tiết niệu phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên so với nam giới, giới nữ có tần suất bị tiểu rắt cao hơn vì nhiều lý do khác nhau. Tiểu rắt ở nữ giới tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của phái đẹp.

1. Tiểu rắt ở nữ giới là gì?

Tiểu rắt là khái niệm để diễn tả tình trạng đi tiểu thường xuyên. Bệnh nhân bị tiểu rắt khi số lần đi tiểu đột ngột gia tăng hơn so với bình thường và cảm giác mắc tiểu này không kiểm soát được. Tiểu rắt ở nữ giới gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến chức năng bàng quang do bị kích thích nhiều lần liên tục.

Tuy nhiên, tiểu rắt thường không đơn độc mà đi kèm với các triệu chứng khác của đường tiết niệu như tiểu buốt (hiện tượng nóng rát, đau buốt khi đi tiểu), tiểu không hết hoặc mót tiểu liên tục. Bên cạnh đó, một số triệu chứng đi kèm khác như:

  • Thay đổi tính chất nước tiểu: Nước tiểu có màu đục, có dịch mủ và đôi khi kèm theo máu.
  • Đau bụng dưới rốn hoặc đau rát khi quan hệ tình dục qua âm đạo.
  • Đôi khi bệnh nhân sẽ có sốt cao, ớn lạnh nếu nguyên nhân gây tiểu rắt là do nhiễm trùng đường tiểu.

bàng quang

2. Nguyên nhân tiểu rắt ở nữ giới

2.1 Nhiễm trùng đường tiểu dưới

Đây được xem là nguyên nhân tiểu rắt ở nữ giới có tỷ lệ gặp cao nhất. Nguyên nhân là do giải phẫu niệu đạo ở phụ nữ ngắn hơn nam giới, lỗ niệu đạo lại nằm gần hậu môn hơn khiến một số loại vi khuẩn (đặc biệt là E.coli) dễ dàng xâm nhập vào đường tiểu, gây nên bệnh nhiễm trùng đường tiểu dưới. Một số dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở nữ giới:

  • Tiểu rắt, tiểu buốt, cảm giác mót tiểu liên tục, nước tiểu đục, mùi hôi và đôi khi tiểu ra máu.
  • Do niệu đạo nằm gần âm đạo nên thường kèm theo triệu chứng viêm âm đạo như ra nhiều khí hư bất thường, ngứa rát, sưng tấy vùng kín.
  • Đôi khi người bệnh sốt nhẹ, ớn lạnh
  • Đau vùng bụng dưới, đau tăng lên khi quan hệ.

Nóng rát và đau sau khi quan hệ

2.2 Viêm bàng quang

Đây cũng là một nguyên nhân gây tiểu rắt ở nữ giới, hay gặp ở những phụ nữ quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín sai cách, do thay đổi nội tiết tố hoặc mặc quần lót quá chật… Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm các khu vực lân cận như tử cung, âm đạo hoặc niệu quản. Các dấu hiệu thường gặp của bệnh:

  • Tiểu rắt, số lần tiểu trên 7 lần/ngày mà vẫn còn cảm giác mắc tiểu, đôi khi tiểu đau buốt.
  • Nước tiểu đổi màu, có mùi lạ, đôi khi còn kèm theo máu và mủ.
  • Sốt nhẹ, đau bụng hoặc hay cáu gắt do việc đi tiểu liên tục gây ra.

2.3 Mang thai

Tiểu rắt ở nữ giới khi mang thai là một hiện tượng bình thường do thai nhi phát triển, đây không phải là vấn đề bệnh lý. Cấu tạo và vị trí bàng quang nằm ngay trước tử cung, do đó khi thai nhi phát triển lớn hơn sẽ đè vào niệu đạo và bàng quang, tạo áp lực nhất định làm thay đổi sinh lý của đường tiết niệu.

Đôi khi tiểu rắt còn kèm theo chứng tiểu són (nước tiểu chảy ra không theo ý muốn), đặc biệt khi bước vào thời kỳ sắp sinh.

Mang thai

2.4 Một số nguyên nhân khác

  • Quan hệ tình dục không an toàn: quan hệ thô bạo, nhiều bạn tình và không an toàn làm tăng khả năng nhiễm trùng, tổn thương bộ phận sinh dục và sẽ lây lan sang đường tiểu (niệu đạo, bàng quang), biểu hiện bằng triệu chứng tiểu rắt.
  • Thói quen vệ sinh không đúng cách: bản chất giải phẫu ở nữ giới nên đường tiểu dễ dàng bị nhiễm trùng chéo từ cơ quan sinh dục. Do đó, nếu không vệ sinh sạch sẽ (đặc biệt là trong những ngày hành kinh hoặc sau quan hệ tình dục) thì nguy cơ cao sẽ nhiễm trùng cả hệ sinh dục và đường tiểu và gây tiểu rắt ở nữ giới.
  • Do dị ứng với các chất tẩy rửa, nước xả vải, dung dịch vệ sinh, giấy vệ sinh… khiến âm đạo tổn thương dẫn đến tiểu rắt, tiểu buốt.
  • Do thói quen nhịn tiểu hoặc sụt rửa âm đạo sâu gây mất cân bằng môi trường âm đạo.

3. Điều trị tiểu rắt ở nữ giới

3.1 Trường hợp nhẹ

Nếu tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt xuất hiện do nguyên nhân sinh lý, có thể hỗ trợ điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Phượng vĩ thảo: Phượng vĩ thảo tính lạnh, vị ngọt nhạt hơi đắng. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, chữa tiểu rắt tiểu buốt…
  • Dùng rau mồng tơi: Mồng tơi vị chua ngọt, tính lạnh có tác dụng giải độc nhuận tràng, thanh nhiệt. Có thể lấy cuống và lá mồng tơi rửa sạch, đun với nước uống thay trà.
  • Bột sắn dây: Sắn dây vị ngọt, tính mát, quy vào kinh phế, bàng quang và tỳ. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông đường tiết niệu, trị tiểu đường. Mỗi ngày pha 10g bột sắn khô với nước ấm để uống.

Bột sắn dây

3.2 Trường hợp nặng

Nếu tiểu rắt ở nữ giới do các bệnh lý viêm nhiễm gây ra, kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường hoặc tái đi tái lại thì bệnh nhân cần gặp bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp. Bệnh nhân không nên e ngại, giấu bệnh, tự chẩn đoán, tự điều trị khi không biết chính xác nguyên nhân gây tiểu rắt.

Một số phương pháp điều trị thường gặp là kháng sinh, kháng viêm nếu do nhiễm trùng đường tiểu hoặc viêm âm đạo; thuốc kháng nấm nếu do viêm do nấm gây ra; giảm đau hoặc thuốc sát khuẩn đường tiểu (methylene blue)…

4. Phòng ngừa tiểu rắt ở nữ giới