Tiểu rắt là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Tiểu rắt là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cuộc người bệnh. Bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng lại rất khó chịu, làm đảo lộn cuộc sống của người bệnh nên cần được điều trị sớm.

Tiểu rắt là bệnh gì?

Tiểu rắt hiểu đơn giản là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu mỗi lần rất ít. Thậm chí, người bệnh cảm thấy buồn tiểu nhưng đi tiểu lại không ra giọt nào. Đây là một chứng rối loạn tiểu tiện kết hợp với tình trạng bàng quang tăng hoạt.

Khi bị bệnh tiểu rắt, người bệnh luôn cảm thấy muốn đi tiểu, có khi vừa đi tiểu xong lại buồn đi tiếp. Vì thế, nó ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt thường ngày.

Tiểu rắt không đơn giản chỉ là đi tiểu nhiều mà nó còn có thế là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như viêm thân, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng, thậm chí là suy thận.

tieu-rat

Nguyên nhân gây bệnh tiểu rắt

Tiểu rắt do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và do bệnh lý.

Nguyên nhân chủ quan:

  • Thường xuyên sử dụng đồ uống, thực phẩm lợi tiểu như trà, cà phê…

  • Tập thể dục, lao động quá sức gây ảnh hưởng để các cơ quan của hệ bài tiết.

  • Tác dụng phụ của một vài loại thuốc như thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc giãn cơ…

  • Mang thai, nhất là những tháng cuối thai kỳ em bé lớn lên chèn ép bàng quang.

  • Quan hệ tình dục thô bạo gây tổn thương tức thời.

Nguyên nhân bệnh lý

Tiểu rắt có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý sau:

  • suy thận

    Suy giảm chức năng thận: Thận ứ nước, thận yếu,, viêm đường tiết niệu…

  • Bệnh liên quan đến trực tràng: Viêm trực tràng, ung thư trực tràng, giun kim…

  • Bệnh ở bộ phận sinh dục nữ: Ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm phần phụ sinh dục…

Các yếu tố nguy cơ của bệnh đái rắt

Ai cũng có thể mắc bệnh đái rắt. Tuy nhiên, nếu bạn nằm trong những đối tượng dưới đây thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác:

  • Giới tính: Theo nhiều nghiên cứu, nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu rắt nhiều hơn nam giới.

  • Tuổi tác: Người già, trẻ em thường có bàng quang yếu hơn nên dễ bị bệnh.

  • Người mắc các bệnh lý về thần kinh, tiểu đường, cao huyết áp.

  • Người thừa cân, béo phì.

Triệu chứng của bệnh đái rắt

Khi bị tiểu rắt, người bệnh sẽ phải đối mặt với những triệu chứng dưới đây:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, thường là nhiều hơn 7 lần vào ban ngày và hơn 2 lần vào ban đêm.

  • Cảm giác đi tiểu xuất hiện đột ngột, rất khó nhịn, có thể bị són tiểu nếu không đi ngay.

  • Vừa đi tiểu xong cũng có thể mót tiểu nhưng lại tiểu không ra giọt nào hoặc rất ít.

  • Nước tiểu có màu đục, có bọt, thậm chí có máu.

  • Đau rát khi đi tiểu và đau bụng dưới.

  • Người bệnh có thể bị nôn, sốt, mệt mỏi, sút cân, đau lưng hoặc đau hông.

Những triệu chứng trên cũng có thể cảnh báo bệnh lý khác nên tốt nhất người bệnh hãy đi khám để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu rắt

Tiểu rắt ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Đặc biệt nó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn nên việc chữa trị ngay khi có bệnh là vô cùng cần thiết.

Nếu tiểu rắt là do thói quen ăn uống thì bạn nên áp dụng chế độ ăn khoa học, nếu do tác dụng phụ của thuốc thì có thể dừng thuốc một thời gian. Nguyên nhân gây tiểu rắt do bệnh lý thì cần tập trung điều trị bệnh lý đó.

Hãy áp dụng các biện pháp sau để cải thiện tình trạng tiểu rắt đầy khó chịu:

  • Điều chỉnh chế độ ăn: Hạn chế tối đa những thực phẩm có tác dụng lợi tiểu hay gây kích thích hoạt động của bàng quang. Cần tránh xa đồ uống có ga, caffeine, chất ngọt nhân tạo, đồ ăn cay…

  • Luyện tập bóng đái: Nên tạo thói quen đi tiểu vào những khoảng thời gian cố định trong ngày. Khi bị tiểu rắt, khoảng cách mỗi lần đi tiểu là rất ngắn, hãy cố gắng kéo dài chúng dần dần. Như vậy sẽ tạo thói quen cho bàng quang giữ nước được lâu hơn, hạn chế số lần đi tiểu.

  • Theo dõi lượng nước uống: Uống đủ nước mỗi ngày để tránh tình trạng táo bón hoặc tiểu quá nhiều. Trước khi đi ngủ không nên uống nước vì có thể khiến bạn phải dậy đi tiểu giữa đêm. Điều này ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, lâu dần tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.

  • Tiêm Botox vào cơ bàng quang để giúp bàng quang thư giãn, tăng khả năng giữ nước cũng như hạn chế rò rỉ.

  • Sử dụng một số loại thuốc dựa vào nguyên nhân gây bệnh.

  • Phẫu thuật cấy thiết bị để kiểm soát các cơn co cơ của cơ sàn chậu.

Dù là áp dụng phương pháp nào thì tốt nhất bạn cũng nên đi khám để xác định nguyên nhân gây tiểu rắt cũng như mức độ bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị hiệu quả nhất.

Đăng ký khám với chuyên gia 30 năm kinh nghiệm về thận tiết niệu tại Bệnh viện Hồng Ngọc:

Biện pháp phòng ngừa tiểu rắt

Áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn tình trạng tiểu rắt ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của chính mình.

  • Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để giúp điều tiết lượng nước tiểu phù hợp.

  • Hạn chế sử dụng đồ uống có ga, có cồn, caffein và những thực phẩm gây kích thích bàng quang như thức ăn cay, sô-cô-la, thuốc lợi tiểu…

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ có thể cải thiện lượng nước tiểu qua niệu đạo.

  • Khi bị bệnh, cần đi khám sớm để được chữa trị hiệu quả, không nên e ngại, dấu diếm vì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

**Lưu ýNhững thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.