Thủ tục khám phương tiện vận tải – Văn Phòng Luật Sư Tô Đình Huy
Thủ tục khám phương tiện vận tải
Câu hỏi:
Khám phương tiện vận tải đồ vật theo thủ tục hành chính và khám nơi cất dấu tang vật, phương tiện VPHC giống nhau và khác nhau như thế nào?
Trả lời:
Biện pháp khám phương tiện vân tải, đồ vật theo thủ tục hành chính Điều 48 và biện pháp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC Điều 49 Pháp lệnh xử lý VPHC 2002 đều là biện pháp ngăn chặn VPHC nhằm thu giữ các tang vật, phương tiện VPHC làm căn cứ cho việc xử lý VPHC. Hai biện pháp này có nhiều điểm giống nhau và nhiều điểm khác nhau.
- Sự giống nhau giữa hai biện pháp khám Điều 48 và Điều 49 Pháp lệnh thể hiện như sau:
- Phải có căn cứ mới được ra quyết định khám. Phải khẳng định chắc chắn rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật và ở nơi khám đang có tang vật, tài liệu, công cụ, phương tiện VPHC được cất giấu.
- Mục đích khám ở hai trường hợp nêu trên đều nhằm kịp thời ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi VPHC, thu giữ các tang vật, tài liệu, công cụ, phương tiện đang được cất giấu làm căn cứ cho việc xử lý VPHC.
- Thủ tục khám đối với hai trường hợp này đều là thủ tục chung, đều phải lập biên bản về việc khám, đều phải có mặt chủ phương tiện, đồ vật hoặc chủ nơi bị khám và phải có người chứng kiến . Sau khi khám đều phải giao cho chủ đồ vật, phương tiện hoặc nơi khám một bản biên bản khám. Quá trình khám nếu thu giữ tang vật, tài liệu, công cụ, phương tiện đều phải lập biên bản về việc thu giữ theo quy định chung.
- Biện pháp khám phương tiện vận tải đồ vật theo thủ tục hành chính và biện pháp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC hoàn toàn khác nhau về đối tượng bị khám, thẩm quyền và thời gian tiến hành khám.
- Đối tượng bị khám thuộc Điều 48 Pháp lệnh là phương tiện vận tải, đồ vật còn đối tượng bị khám thuộc Điều 49 Pháp lệnh là nơi cất giấu tang vật phương tiện VPHC. Nơi cât giấu đựơc hiểu là địa điểm cất giấu bao gồm nơi ở, nơi làm việc, nơi học tập và những nơi khác.
- Thẩm quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính được quy định cho nhiều người có chức danh khác nhau, có phạm vi rộng hơn so với người có thẩm quyền khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC. Tất cả những người có quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính đều có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính. Ngoài những người này khoản 2 Điều 48 Pháp lệnh còn quy định nhiều người có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính như Chiến sĩ Cảnh sát nhân dân, Cảnh sát viên Đội nghiệp vụ, Cảnh sát biển, Chiến sĩ Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm viên, nhân viên Thuế vụ, kiểm soát viên thị trường, Thanh tra viên chuyên ngành đang thi hành công vụ. Nhưng chỉ có những người có quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính mới có quyền ra quyết định khám nơi cất giấu tang vật. Trong trường hợp nơi bị khám là nơi ở thì quyết định khám của những người này phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp huyện trước khi tiến hành .
- Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính được tiến hành vào bất kỳ thời gian nào. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC chỉ được tiến hành vào ban ngày. Trường hợp khẩn cấp mới được tiến hành khám nơi cất giấu tang vật , phương tiện VPHC vào ban đêm và phải ghi rõ lý do vào biên bản.
So sánh, phân biệt sự giống nhau khác nhau giữa hai biện pháp khám phương tiện vận tải đồ vật theo thủ tục hành chính và biện pháp khám nơi cất giấu tang vật phương tiện VPHC có ý nghĩa về nhận thức, đáp ứng yêu cầu công tác xử lý VPHC, bảo đảm các biện pháp khám được tiến hành đúng pháp luật, đảm bảo tôn trọng quyền cơ bản công dân do Hiến pháp quy định.
So sánh, phân biệt sự giống nhau khác nhau giữa hai biện pháp khám phương tiện vận tải đồ vật theo thủ tục hành chính và biện pháp khám nơi cất giấu tang vật phương tiện VPHC có ý nghĩa về nhận thức, đáp ứng yêu cầu công tác xử lý VPHC, bảo đảm các biện pháp khám được tiến hành đúng pháp luật, đảm bảo tôn trọng quyền cơ bản công dân do Hiến pháp quy định.
Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 1900 6279 để được luật sư tư vấn trực tiếp.