Tập đoàn kinh tế là gì ? Tổng công ty là gì ? Đặc điểm pháp lý, cho ví dụ

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không còn là một khái niệm xa lạ với người dân Việt Nam hiện nay. Vậy, dưới góc nhìn pháp lý thì hai khái niệm này được hiểu như thế nào ? Đặc điểm pháp lý và mô hình tổ chức của tập đoàn, tổng công ty theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay sẽ được phân tích:

1. Khái niệm tập đoàn kinh tế, tổng công ty

Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty ngày nay đã phát triển lớn mạnh về quy mô, đa dạng về ngành nghề, phức tạp về cơ cấu tổ chức và địa bàn hoạt động tại nhiều quốc gia khác nhau. Xét từ góc độ quản trị, kinh tế có thể có khái niệm tập đoàn kinh tế, tổng công ty như sau:

“Tập đoàn kinh tế, tổng công ty là một tổ tập hợp quy mô lớn, thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực trên cơ sở liên kết hình thành từ hoạt động đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại, các liên kết kinh doanh nhằm tích tụ, tập trung nguồn lực để tăng khả năng cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận

Xét về bản chất pháp lý, tập đoàn kinh tế, tổng công ty được hình thành từ sự liên kết của các chủ thể kinh doanh, những liên kết này được hình thành từ hoạt động đầu tư và trong những hợp đồng liên kết. Các hình thức liên kết trong tập đoàn kinh tế rất phức tạp, tương ứng với mỗi hình thức liên kết là một loại hợp đồng như: hợp đồng góp vốn, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, … Quá trình thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty là một quá trình tự nhiên trên cơ sở quyền tự do kinh doanh, tự do họp đồng. Từ góc độ pháp lý, có thể định nghĩa tập đoàn kinh tế, tổng công ty như sau:

“Tập đoàn kinh tế, tổng công ty là một tổ hợp liên kết giữa các pháp nhân độc lập trên cơ sở hoạt động đầu tư và thỏa thuận trong hợp đồng liên kết. Hoạt động đầu tư và thỏa thuận trong hợp đồng liên kết tạo lập quyền và nghĩa Vụ cho mỗi thành viên trong tập đoàn, trong đó có những pháp nhân giữ quyền chi phổi, những pháp nhân bị chi phối và những pháp nhăn không bị chỉ phối”

2. Đặc điểm pháp lý của tập đoàn kinh tế, tông công ty

Thứ nhất, tập đoàn kinh tế, tổng công ty được hình thành từ liên kết giữa các chủ thể kinh doanh độc lập tạo thành một tổ hợp

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty được hình thành trên cơ sở liên kết giữa các pháp nhân. Pháp nhân thành viên tập đoàn, tổng công ty có thể là pháp nhân thương mại hoặc pháp nhân phi thương mại. Trong đó, pháp nhân thương mại là các công ty hoạt động dưới mô hình công ty TNHH, công ty cổ phần; pháp nhân phi thương mại là các cơ sở nghiên cứu, đào tạo hoặc thực hiện các nhiệm vụ xã hội của tập đoàn, tổng công ty. Liên kết giữa các pháp nhân trong tập đoàn, tổng công ty được quy định tại các họp đồng liên kết.

Liên kết giữa các thành viên trong tập đoàn, tổng công ty hoàn toàn khác với liên kết giữa các thành viên trong công ty. Liên kết giữa các thành viên trong công ty là liên kết hình thành từ quan hệ đầu tư góp vốn để trở thành đồng sở hữu chung của công ty, giữa các thành viên có mối quan hệ chặt chẽ, hoàn toàn độc lập về tư cách pháp lý, quản lý và điều hành. Tính ttách nhiệm của các thành viên trong công ty được cá biệt hoá, các thành viên được tham gia quản lý, điều hành công ty ở mức độ tương ứng với tỉ lệ vốn góp vào công ty. Liên kết giữa các thành viên trong tập đoàn, tổng công ty được hình thành trên cơ sở đầu tư vốn trực tiếp từ thành viên này vào thành viên khác hoặc việc cùng sở hữu, sử dụng chung các đối tượng sở hữu công nghiệp hay nằm trong một chuỗi kinh doanh. Các thành viên trong tập đoàn độc lập về mặt pháp lý, tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của mình, tuy nhiên các thành viên có thể chi phối lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh. Các thành viên trong tập đoàn, tổng công ty không chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh chung của tập đoàn, tông công ty và cũng không chịu trách nhiệm trong trường hợp một thành viên khác của tập đoàn làm ăn thua lỗ phá sản. Thành viên trong tập đoàn ràng buộc trách nhiệm trực tiếp với nhau thông qua hợp đồng liên kết. Mối liên kết giữa các thành viên trong tập đoàn có thể chi phối hoặc những liên kết không mang tính chi phối.

Thứ hai, tập đoàn kinh tế, tổng công ty là tổ hợp có danh tính và không có tư cách pháp nhân

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty là một tổ hợp có danh tính, danh tính của tập đoàn kinh tế, tổng công ty để chỉ một tập hợp các pháp nhân độc lập, hoạt động trên cơ sở liên kết chặt chẽ vì lợi ích kinh tế. Danh tính của tập đoàn kinh tế, tổng công ty để phân biệt giữa một tập hợp pháp nhận với các pháp nhân trong tập đoàn và phân biệt với tập hợp pháp nhân khác. Danh tính của tập đoàn, tổng công ty là một quyền tài sản, được xác định là một tên thương mại, là cơ sở để xây dựng hệ thống nhãn hiệu tập đoàn. Các pháp nhân độc lập trong tập đoàn có quyền thụ hưởng giá trị tên thương mại, nhãn hiệu và phải trả phí.

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không có tư cách pháp nhân khi xem xét theo nhiều góc độ và học thuyết khác nhau:

+ Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không có tài sản độc lập. Đặc trưng của pháp nhân là phải sở hữu một tài sản độc lập và sử dụng những lợi ích từ tài sản của mình để thực hiện các mục đích của pháp nhân (đối với các pháp nhân kinh doanh đó là mục đích sinh lời). Tài sản của pháp nhân còn là cơ sở để pháp nhân gánh chịu các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện ý chí của pháp nhân. Sản nghiệp được thiết lập bằng những tài sản do thành viên của pháp nhân đóng góp thông qua việc thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho pháp nhân. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty được hình thành từ sự liên kết của các pháp nhân độc lập nhưng không xuất phát từ việc thực hiện góp vốn chung. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không tiếp nhận sự chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn từ các pháp nhân thành viên, do đó không hình thành tài sản riêng. Nhằm duy trì hoạt động điều hành tại tập đoàn kinh tế, tổng công ty, các pháp nhân thành viên thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài chính hoặc pháp nhân chi phối tập đoàn trích một phần lợi nhuận để chi trả các chi phí có liên quan. Nguồn tài chính này là cần thiết để đảm bảo bộ máy quản trị thực hiện các trách nhiệm cần thiết trong hoạt động quản lý tập đoàn. Tuy nhiên, sự đóng góp hoặc trích lập quỹ này không làm hình thành sản nghiệp riêng cho tập đoàn kinh tế, tổng công ty, mà thông thường pháp nhân có khả năng chi phối trong tập đoàn, tổng công ty sẽ thực hiện việc tiếp nhận các khoản đóng góp và chi trả để duy trì bộ máy điều hành cho tập đoàn, tổng công ty.

+ Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không có năng lực pháp lý. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty là tập hợp của nhiều pháp nhân, mỗi pháp nhân là một chủ thể pháp lý với năng lực pháp lý đầy đủ, nhân danh chính mình thực hiện các quan hệ phấp luật. Sự tập hợp của các pháp nhân trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty không hướng đến việc hình thành một tổ chức kinh tế mới tham gia thị trường mà thực hiện quá trình liên kết nhằm tối đa hoá lợi ích của từng pháp nhân kinh doanh độc lập. Do đó, tập đoàn kinh tế, tổng công ty không có năng lực pháp luật của một chủ thể pháp lý thông thường, cũng không cần đến sự thừa nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về “sự ra đời” của mình, từ đó không có năng lực hành vi để thực hiện các hoạt động nhân danh tập đoàn. Sự vận động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty chính là sự vận động của các pháp nhân độc lập trong tập đoàn. Thông thường, pháp nhân chi phối tập đoàn tiến hành giao dịch nhân danh chính mình để thực hiện giao dịch với danh nghĩa tập đoàn phù hợp với nhu cầu quản lý, phát triển kinh doanh của tập đoàn,

+ Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không chịu trách nhiệm tài sản. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không có tài sản riêng, không thể chịu trách nhiệm tài sản. Mặt khác, tập đoàn kinh tế, tổng công ty không có năng lực pháp lý, không nhân danh chính mình thực hiện các giao dịch dân sự hay thương mại. Vì vậy, tập đoàn kinh tế, tổng công ty không chịu trách nhiệm tài sản đối với các nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ hoạt động của mình, đồng thời cũng không chịu trách nhiệm pháp lý thay cho các pháp nhân thành viên. Trong trường hợp phát sinh các nghĩa vụ pháp lý từ giao dịch, pháp nhân chi phối chịu trách nhiệm bằng tài sản độc lập của pháp nhân đó.

Thứ ba, tập đoàn kinh tế có cơ cấu tổ chức phức tạp, nhiều cấp

Cơ cấu tổ chức tập đoàn nhằm giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích giữa các công ty trong tập đọàn, tổng công ty. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty chỉ có thể phát triển được khi có một cơ cấu tổ chức hợp lý, để các bánh xe trong tập đoàn vận hành đồng bộ, có hiệu quả. Cơ cấu tổ chức tập đoàn phải xác định cụ thể vấn đề quyền hạn, trách nhiệm, phân cấp quản lý. Đây là một yêu cầu phức tạp, vì các công ty trong tập đoàn, tổng công ty tương đối độc lập, mỗi công ty có một cơ cấu quản lý riêng. Các công ty trong tập đoàn, tổng công ty liên kết với nhau trên cơ sở quan hệ về vốn, quan hệ quản lý hoặc thông qua hợp đồng kinh tế, do đó việc xây dựng thống nhất một cơ cấu quản lý là đòi hỏi không dễ thực hiện trong tập đoàn. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thường hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Tùy thuộc vào số lượng thành viên, mô hình tập đoàn kinh tế, tổng công ty có thể đơn giản hoặc phức tạp.

3. Các mô hình các tập đoàn kinh tế, tổng công ty

Mô hình 1: cấu trúc đơn giản (Mô hình đầu tư đơn cấp). Tập đoàn có mô hình câu trúc đơn giản bao gôm công ty mẹ hình thành liên kết để chi phối với các công ty con ở tầng thứ hai, sau đó các công ty con ở tầng thứ hai lại hình thành liên kết để chi phối của các công ty con ở tầng thứ ba và tiếp tục ở các tầng tiếp theo. Các công ty đồng cấp không hình thành liên kết để chi phối nhau, các công ty ở cấp dưới không hình thành liên kết để chi phối các công ty cấp trên. Mô hình này đảm bảo quyền lực được thực hiện theo trình tự từ trên xuống, quyền lực tập trung ở công ty mẹ của tập đoàn, tổng công ty.

Mô hình 2: cấu trúc đầu tư đa cấp đơn giản. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có mô hình cấu trúc đa cấp, công ty mẹ có thể hình thành liên kết chi phối với công ty con cấp hai, đồng thời trực tiếp hình thành liên kết chi phối với công ty con ở cấp ba, cấp bốn, … Các công ty đồng cấp không hình thành liên kết để chi phối nhau, các công ty ở cấp dưới không hình thành liên kết để chi phối các công ty cấp trên. Mô hình này tạo cho công ty mẹ của tập đoàn nhiều lựa chọn hơn về phương thức đầu tư và quản lý dòng vốn, tuy nhiên công ty mẹ thường gặp nhiều khó khăn trong: hoạt động điều hành tập đoàn; phân định quyền năng, lĩnh vực của công ty con; giảm thiểu thiệt hại do cạnh tranh trong nội bộ tập đoàn.

Mô hình 3: cấu trúc đàu tư đa cấp sở hữu chéo. Đây là mô hình tập đoàn kinh tế, tổng công ty rất phức tạp, theo đó các công ty đồng cấp có thể hình thành liên kết để chi phối lẫn nhau, các công ty cấp dưới có thể hình thành liên kết để chi phối các công ty cấp trên. Nhiều công ty cùng nhau hình thành liên kết để chi phối một công ty khác trong tập đoàn. Mô hình này cho phép hình thành một tập đoàn có liên kết chặt chẽ, nhung rất khó quản lý điều hành, khó kiểm soát rủi ro, vì trong một số trường hợp không xác định được công ty mẹ chi phối tập đoàn là công ty nào và không xác định được chính xác dòng tiền để có những biện pháp giảm thiểu những nguy cơ.

Thứ tư, tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn về quy mô, sử dụng nhiều lao động, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành

Tập đoàn kinh tế, tọng công ty có sự tích tụ về vốn của cảc cộng ti trong tập đoàn, bao gồm công ty mẹ, các công ty con, công ty thành viên, công ty liên kết. Quy mô vốn của tập đoàn, tổng công ty được hình thành từ một quá trình tích tụ lâu dài, thông qua hoạt động thu hút nhà đầu tư và thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh doanh. Quy mô vốn lớn tạo ra cho tập đoàn, tổng công ty năng lực cạnh tranh hiệu quả, phát triển đầu tư công nghệ, chuyên môn hoá sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm giá thành, gia tăng lợi nhuận, tạo động lực thúc đẩy quá trình phát triển của từng công ty trong tập đoàn, tổng công ty nói riêng và toàn bộ tập đoàn, tổng công ty nói chung.

Ví dụ: Tập đoàn Samsung Electronic (Hàn Quốc) có tổng số tài sản 202,8 tỉ USD; Tập đoàn Royal Dutch Shell (Tập đoàn dầu khí hoàng gia Hà Lan) có tổng số tài sản 357,5 tỉ USD; Tập đoàn Toyota (Nhật Bản) có tổng tài sản 402,4 tỉ USD; Tập đoàn General Electric (Hoa Kỳ) có tổng tài sản 646,6 tỉ USD. Tại Việt Nam, các tập đoàn kinh tế có quy mô tương đối lớn: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam với quy mô vốn khoảng 178 nghìn tỉ đồng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam với quy mô 110 nghìn tỉ đồng; Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji với quy mô vốn khoảng 11 nghìn tỉ đồng; Tập đoàn FPT với quy mô khoảng 3.400 tỉ đồng (VNR500, Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, số liệu Bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam VNR500 hết năm 2014); …

Tập đoàn, tổng công ty tập trung lực lượng lao động quy mô lớn, do các công ty thành viên trong tập đoàn hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, lực luợng lao động được phân hóa, từ lao động đơn giản tới lao động bằng tri thức sáng tạo, từ trình độ chuyên môn trung bình đến trình độ chuyên môn cao. Nhu cầu nhân lực trong tập đoàn lớn, quy trình tuyển chọn và đào tạo được thực hiện nghiêm túc. Tập đoàn khi tiến hành hoạt động đầu tư tại các quốc gia đều hỗ trợ giải quyết vấn đề việc làm và nâng cao trình độ nguồn nhân lực tại quốc gia tiếp nhận đầu tư.

Ví dụ: Tập đoàn Toyota đang sử dụng 325.000 nhân viên, tập đoàn State Grid (Trung Quốc) đang sử dụng 1.583.000 nhân viên, Tập đoàn bán lẻ Wal-mart (Mỹ) đang sử dụng 2,2 triệu nhân viên. Tại Việt Nam, theo thông tin từ website chính thức của các tập đoàn kinh tế, số lượng cán bộ công nhân viên đang làm việc trong Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam là 110.000; trong Tập đoàn Điện lực là 105.000; Tập đoàn FPT là 17.410 nhân viên (trong đó 6.500 kĩ sư, lập trình viên); Tập đoàn Vinamilk là 62.000 nhân viên.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, xu thế hội nhập, mở cửa, ưu đãi đầu tư, tập đoàn đã mở rộng phạm vi hoạt động từ một quốc gia, sang nhiều quốc gia khác nhau, trở thành các tập đoàn đa quốc gia. Các tập đoàn kinh tế đã tiến hành đầu tư sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phân công lao động, phát huy lợi thế cạnh ữanh ở các khu vực khác nhau. Các tập đoàn đa quốc gia gây sức ép cạnh tranh không nhỏ cho các doanh nghiệp nội địa. Những tập đoàn như Walmart, Toyota, Samsung, Apple, BP, Unilever … đã vươn dài cánh tay đi khắp các thị trường trên thế giới để khai thác những ưu điểm của những thị trường mới nổi này.

Hầu hết các tập đoàn kinh tế, tổng công ty đều hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực trong đó có một số ngành nghề kinh doanh mang tính mũi nhọn. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty trải qua một quá trình phát triển từ ngành nghề kinh doanh chiến lược sau một thời gian phát triển thành các tập đoàn kinh tế, tổng công ty đa ngành. Mỗi tập đoàn, tổng công ty đều có ngành nghề, lĩnh vực chủ đạo với những sản phẩm có thương hiệu đặc trưng của tập đoàn. Bên cạnh những công ty sản xuất kinh doanh tại ngành nghề chủ đạo, tập đoàn kinh tế, tổng công ty còn bao gồm: những công ty kinh doanh lĩnh vực đầu tư chiến lược mới; những tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm phục vụ nhu cầu nguồn vốn cho tập đoàn; các công ty kinh doanh thương mại, dịch vụ, nghiên cứu, đào tạo phục vụ hoạt động tập đoàn. Tập đoàn thực hiện hoạt động đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực với mục tiêu phân tán rủi ro, bảo đảm cho hoạt động của tập đoàn có tính bền vững và hiệu quả, đồng thời tận dụng được cơ sở vật chất và khả năng lao động phong phú của tập đoàn.

Ví dụ: Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc hoạt động ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau: lĩnh vực điện tử với công ty Samsung Electronics (công ty điện tử lớn thứ tư thế giới), lĩnh vực xây dựng với công ty Samsung Engineering và Samsung C&T (nằm trong tốp 50 công ty xây dựng lớn nhất thế giới), lĩnh vực đóng tàu với công ty Samsung Heavy Industries (nằm trong tốp 5 công ty đóng tàu lớn nhất thế giới), lĩnh vực bảo hiểm với công ty Samsung Life Insurance, ngoài ra Samsung còn thực hiện đầu tư ở những lĩnh vực như công viên vui chơi, quảng cáo, hàng không vũ trụ, thiết bị giám sát. Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản thực hiện kinh doanh ở rất nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau: xây dựng, tài chính, bảo hiểm, bất động sản, máy móc, vũ khí, khai khoáng, điện tử, xi măng, thép, thủy tinh, lốp, cao su, hoá chất. Các tập đoàn kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế. Các tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam cũng hoạt động kinh doanh mang tính đa ngành.

Ví dụ, Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji với ngành nghề kinh doanh chính là lĩnh vực khai thác và chế tác vàng, bạc, đá quý, vẫn thực hiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, trung tâm thương mại (Ruby Plaza), nhà hàng khách sạn (Mai Ngọc, Akari Moon). Tuy nhiên đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước tính đa dạng ngành nghề có ít nhiều hạn chế, do chủ trương của Nhà nước chỉ đầu tư những ngành nghề kinh doanh chủ yếu của tập đoàn: Tập đoàn dầu khí Việt Nam lĩnh vực kinh doanh chủ yếu thăm dò, khai thác dầu khí, bên cạnh đó kinh doanh những sản phẩm chế biến dầu khí (phân bón, điện năng, năng lượng tái tạo).1 Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực khai khoáng, bên cạnh đó là những ngành nghề kinh doanh có liên quan trực tiếp (điện năng, cơ khí, vật liệu xây dựng – Nghị định số 118/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn dệt may Việt Nam và Nghị định số 105/2018/NĐ-CP ngày 08/8/2018 của Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam).

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thực hiện hoạt động đàu tư quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, lợi thế cạnh tranh tốt, trình độ quản lý cao, tối đa hóa lợi nhuận, do đó, tập đoàn có khả năng đạt được doanh thu lớn và ổn định. Các công ty trong tập đoàn cũng được hưởng lợi từ sự phát triển chung của tập đoàn. Khi tập đoàn phát triển, các công ty cung ứng dịch vụ cho tập đoàn cũng có nguồn thu nhập ổn định, sinh lời hiệu quả.

4. Các hình thức liên kết trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty

Thử nhất, liên kết về vốn trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty

Liến kết vốn là hình thức liên kết chủ yếu ứong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty tại Việt Nam. Liên kết vốn trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty được hình thành từ quá trình đầu tư của công ty này nhằm sở hữu cổ phần, phần vốn góp trong công ty khác. Hoạt động đầu tư bao gồm góp vốn thành lập công ty, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trong công ty. Liên kết vốn thường mang tính chi phối mạnh và là liên kết chủ yếu của mô hình công ty mẹ – công ty con trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty.

Thứ hai, liên kết về quyền sở hữu công nghiệp trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty

Cố hai hình thức liên kết quyền sở hữu công nghiệp trong tập đoàn kinh tế đó là: (i) liên kểt giữa các đồng sở hữu chung quyền sở hữu công nghiệp; (ii) liên kết giữa công ty sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và công ty được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Liên kết giữa các đồng sở hữu chung quyền sở hữu công nghiệp được hình thành khi các công ty cùng nhau thực hiện việc nghiên cứu thành công, các công ty cùng nhau đăng ký và thực hiện các hoạt động pháp lý nhằm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Giữa các công ty hình thành mối quan hệ chặt chẽ để cùng nhau thụ hưởng những lợi ích từ quyền sở hữu công nghiệp và xây dựng cơ chế để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đó. Liên kết giữa công ty sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và công ty nhận chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được hình thành trên cơ sở hợp đồng chuyển giao đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.

Thứ ba, liên kết về thị trường trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty

Liên kết thị trường trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các công ty độc lập năm trong các khâu trong quá trình sản xuất (theo chiều dọc) và trên cùng thị trường liên quan (theo chiều ngang). Liên kết thị trường trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có tính bền vững, lâu dài, các công ty trong liên kết hoạt động kinh doanh độc lập nhung vẫn tuân thủ những lợi ích chung của toàn bộ tập đoàn. Trong liên kết có công ty giữ quyền chi phối, công ty này thực hiện việc phân chia thị trường cho các công ty còn lại trong liên kết.

Thứ tư, liên kết kinh doanh tạo thành tổ hợp kinh doanh trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty

Hình thức liên kết kinh doanh tạo thành tổ hợp là hình thức liên kết giữa các công ty về nhãn hiệu (Co-branding), về địa điểm kinh doanh (Co-Locatyon) để tạo thành một sản phẩm hoặc một hệ thống cung cấp dịch vụ. Những liên kết kinh doanh tạo thành tổ hợp đòi hỏi mức độ phức tạp và bền vững trong liên kết. Đây không phải dạng liên kết theo vụ việc, mà sự liên kết ở đây có tính chất lâu dài, quyền lợi của các bên bị chi phối lẫn nhau, từ đó tạo nên tính ổn định và bền vững của liên kết.

Thứ năm, một số hình thức liên kết khác trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty

– Liên kết thông qua quyền khai thác tài nguyên, công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty được nhà nước cấp giấy phép khai thác tài nguyên, công ty mẹ giao cho các công ty con ký kết hợp đồng nhận thầu khai thác cho công ty mẹ. Công ty mẹ sử dụng quyền khai thác tài nguyên để chi phối hoạt động của công ty con.

– Liên kết thông qua việc công ty mẹ nắm giữ thị trường của côngíti thành viên, công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nắm giữ hầu như toàn bộ thị trường của công ty con. Theo đó, hầu hết những sản phẩm dịch vụ của công ty con cung ứng đều cung ứng cho công ty mẹ.

5. Phân loại tập đoàn kinh tế, tổng công ty

Dựa trên nguyên nhân hình thành liên kết có thể chia mô hình tập đoàn kinh tế, tổng công ty thành 02 loại cơ bản: Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và tập đoàn kinh tế, tổng công ty tư nhân.

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước được hình thành bằng quyết định hành chính. Quá trình hình thành liên kết không xuất phát từ nhu cầu phát triển mà do sự kết hợp cơ học từ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thông thường hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Trong đó, công ty mẹ là công ty do nhà nước sở hữu 100% von hoặc công ty mẹ giữ quyền chi phối với tỉ lệ tối thiểu được luật quy định. Nhà nước giao cho cơ quan có trách nhiệm thực hiện hoạt động kinh doanh vốn nhà nước tiến hành thành lập công ty mẹ, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty mẹ, cử người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty mẹ. Công ty mẹ thành lập và giữ quyền chi phối các công ty con. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thường hoạt động ở những lĩnh vực kinh tế quan họng của quốc gia. Cơ chế quản lý hoạt động của tập đoàn chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật riêng (Theo báo cáo của Chính phủ về hoạt động khối tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2015, đến hết năm 2014 tại Việt Nam có 08 tập đoàn kinh tế nhà nước và 85 tổng công ty nhà nước).

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty tư nhân hình thành theo con đường tự nhiên, do nhu cầu thực tiễn của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp đạt được một quy mô nhất định, nhu cầu liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh xuất hiện, các doanh nghiệp thực hiện việc liên kết tạo thành các tổ hợp doanh nghiệp lớn (Tập đoàn kinh tế, tổng công ty). Các công ty trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty tư nhân hoạt động độc lập, theo mô hình công ty được quy định trong hệ thống pháp luật về công ty. Công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty tư nhân thường không có phần vốn góp của Nhà nước hoặc phần vốn góp chưa đủ ở mức độ chi phối theo luật định. Trong trường hợp, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thực hiện cổ phần hoá làm giảm tỉ lệ nắm giữ vốn của Nhà nước tại công ty mẹ xuống dưới mức chi phối theo quy định pháp luật, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước sẽ chuyển đổi thành tập đoàn kinh tế, tổng công ty tư nhân.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)