Search Engine là gì? Cấu tạo của một Search Engine

Khái niệm Search Engine đã xuất hiện từ năm 1993. Cho đến nay, Search Engine đã không ngừng cải tiến cả về số lượng lẫn chất lượng các kết quả tìm kiếm và trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống. Vậy Search Engine là gì, cấu tạo của nó ra sao, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Search Engine là gì

Search Engine là gì

Search Engine (gọi đầy đủ là Web Search Engine) được hiểu là công cụ tìm kiếm, đây là một loại hệ điều hành được thiết kế với chức năng tìm kiếm các thông tin trên mạng World Wide Web (www). Khi người dùng muốn tìm kiếm bất kỳ thông tin gì, họ thường sử dụng các công cụ tìm kiếm. Đầu tiên họ nhập một hay nhiều từ khóa của chủ đề cần tìm hiểu vào thanh tìm kiếm, và các kết quả được trả về bao gồm: trang web, hình ảnh, video…. có liên quan đến các chủ đề này.

Bằng các thuật toán tìm kiếm thông minh của mình, Search Engine trả về các kết quả được sắp xếp theo một thứ tự nhất định. Tùy vào mỗi công cụ tìm kiếm, sẽ có những kết quả khác nhau. Vì chúng là những kết quả không có sự can thiệp từ phía con người, nên còn được gọi là kết quả tìm kiếm tự nhiên (Organic Search Traffic). Như vậy, nói đến đây, chúng ta cũng đều hiểu rằng, sự phát triển của Search Engine gắn liền với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là ngành dịch vụ SEO rồi đúng không nào. 

Search Engine (gọi đầy đủ là Web Search Engine) được hiểu là công cụ tìm kiếm

Ví dụ về Search Engine (công cụ tìm kiếm)

Chắc chắn rồi, cái tên mà chúng ta nghĩ đến đầu tiên hẳn là Google. Đây là Search Engine chiếm đến 70% thị phần trên toàn cầu hiện nay, mức độ phổ biến không phải bàn cãi. Tuy nhiên, công cụ tìm kiếm không chỉ có Google mà còn có nhiều cái tên khác: Yandex, Baidu, Naver, Yahoo, Cốc Cốc,…

Tùy vào mỗi vùng lãnh thổ và quốc gia mà sức ảnh hưởng và thị phần của các công cụ tìm kiếm này sẽ thay đổi khác nhau. Chẳng hạn, tại Nga và một số nước Đông Á, Google đang dần bị tụt lại so với Yandex (61.9%). Hay tại Trung Quốc, Search Engine phổ biến nhất là Baidu, còn ở Hàn là Naver. Tại Nhật Bản và Đài Loan, người ta lại ưa chuộng Yahoo hơn! 

Đối với thị trường Việt Nam chúng ta, Cốc Cốc là công cụ tìm kiếm có lượng người dùng truy cập hàng ngày nhiều nhất. Tuy nhiên, các kết quả hiển thị trên công cụ này chủ yếu được thực hiện bởi Google Search, đồng nghĩa với việc Google vẫn là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất tại Việt Nam.

Cốc Cốc là công cụ tìm kiếm khá phổ biến tại Việt Nam

Xem thêm: Quảng cáo Google Ads hay Facebook Ads đâu là dịch vụ quảng cáo tốt nhất?

Cấu tạo của một Search Engine

Mặc dù việc lập trình, thiết kế lên một Search Engine là vô cùng phức tạp, tuy nhiên, khi nói về cấu tạo của một công cụ tìm kiếm, chúng thường gồm 4 bộ phận chức năng như sau:

Spider – Crawler – Bot

Spider – Crawler – Bot là một bộ phận phải nhắc đến đầu tiên, nó giúp Search Engine thu thập dữ liệu của bất kỳ trang web nào, những dữ liệu này bao gồm thông tin về nội dung trên trang, số lượng và tần suất liên kết của các trang web khác đến trang đó. Quá trình thu thập dữ liệu được spider thực hiện không ngừng nghỉ, chúng chỉ kết thúc khi tất cả các liên kết có liên quan được thu thập dữ liệu hết. Thông tin liên kết đến hay đi khỏi website sẽ được gắn liền với các website, điều này giúp Search Engine đánh giá được mức độ phổ biến cũng như sự uy tín của website đó (chỉ số DA và DP). Từ một trang ban đầu, Spider có thể đã thu thập dữ liệu của hàng triệu website khác, đảm bảo tất cả các website tồn tại đều có thể được thu thập dữ liệu và đánh giá một cách chính xác nhất.

Spider – Crawler – Bot giúp Search Engine thu thập dữ liệu của bất kỳ trang web nào

Index (Công cụ lập chỉ mục) 

Bộ phận này thực hiện việc lưu trữ tối ưu toàn bộ dữ liệu mà nó đã thu thập được từ một trang web. Chúng bao gồm nội dung, các liên kết đi và đến trên trang. Các dữ liệu này sẽ được mã hóa dưới dạng file text (văn bản) để có thể lưu lại với dung lượng thấp nhất và quá trình trích xuất kết quả tìm kiếm được diễn ra nhanh nhất. Dữ liệu sau khi được mã hóa sẽ được phân tích và lập chỉ mục lưu lại trong bộ cơ sở dữ liệu gốc, giúp cho Search Engine không phải tìm thông tin trên từng website mỗi khi có người dùng tìm kiếm từ khóa, giảm thiểu tối đa thời gian trả về kết quả tìm kiếm cho người dùng.

Google Index

Công cụ trích xuất kết quả tìm kiếm 

Khi có một yêu cầu truy vấn tìm kiếm của người dùng được gửi đến cho Search Engine, từ khóa đó sẽ phải đi qua các bộ lọc truy vấn nhằm giúp cho công cụ tìm kiếm đánh giá rõ hơn về thông tin và nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Từ đó, tìm kiếm và trích xuất các thông tin từ những dữ liệu đã được index và lưu trữ trước đó sao cho phù hợp với truy vấn của người dùng nhất. Về bản chất, mỗi khi người dùng tìm kiếm thông tin trên mạng, tức là họ chỉ đang tìm kiếm thông tin trên những bản lưu website mà Search Engine đã thực hiện lưu trước đó.

Công cụ trích xuất kết quả tìm kiếm 

Bảng kết quả tìm kiếm (SERP)

Các kết quả tìm kiếm của Google sau khi được Công cụ trích xuất kết quả tìm kiếm xử lý và xếp hạng kết quả tìm kiếm, sẽ được hiển thị trên một bảng kết quả như chúng ta vẫn thấy khi sử dụng Google. Các vị trí xuất hiện đầu tiên (từ vị trí 1-10) là các mục tiêu mà bất kỳ chiến dịch SEO nào cũng hướng đến, bởi các vị trí này giúp website của chúng ta thu được nhiều traffic hơn.

 

Tìm hiểu các công cụ tìm kiếm (Search Engine) phổ biến nhất hiện nay

Google Search

Có thể khẳng định Google Search là công cụ tìm kiếm phổ biến và thành công nhất cho đến nay. Đây là công cụ thuộc quyền sở hữu bởi tập đoàn Google. Ước tính, mỗi ngày có tới hơn 3 tỷ lượt tìm kiếm trên công cụ này. Công cụ này được phát triển vào năm 1997 bởi Larry Page và Sergey Brin, đến năm 1998, Google đã chính thức ra mắt công cụ tìm kiếm của mình.

Cho đến nay, sau nhiều thập kỷ cập nhập và phát triển, với hàng tỉ dữ liệu được lưu trữ, tốc độ tìm kiếm ưu việt hàng đầu và luôn đi tiên phong trong việc tạo và cập nhập các thuật toán chống spam giúp Google đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng và trở thành công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới.

Google Search là công cụ tìm kiếm phổ biến và thành công nhất cho đến nay

Yahoo! Search

Yahoo được thành lập từ những năm 1995, là công cụ tìm kiếm thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Yahoo!. Tuy nhiên phải đến năm 2004 công cụ này mới chính thức được “trình làng”. Cho đến tháng 2/2015 Yahoo là công cụ tìm kiếm lớn thứ 3 tại Mỹ với hơn 12,8% lượt truy vấn tìm kiếm. Mặc dù bước sau nhưng với lợi thế sở hữu Yahoo! Messenger và Yahoo! Mail, công cụ này vẫn cạnh tranh khá tốt với các công cụ ra đời trước.

Việc cạnh tranh khốc liệt với Google đã khiến Yahoo! và Microsoft hợp tác cùng phát triển Bing Yahoo Search năm 2009 và đem lại không ít thành công.

Yahoo! Search cũng là công cụ tìm kiếm khá phổ biến

Bing Search

Bing Search được biết đến là tiền thân của MSN Search (trước đó là Live Search, Windows Live Search) ra mặt vào ngày 28/05/2009, là công cụ tìm kiếm của tập đoàn Microsoft. Bing Search khá thành công khi trở thành công cụ tìm kiếm lớn thứ hai thị trường Bắc Mỹ.

Như phía trên đã nói, ngày 29/07/2009 Microsoft và Yahoo! đã đi đến một thỏa thuận mười năm với nội dung: Yahoo! Search sẽ được thay thế bởi Bing Search. Theo đó, Yahoo! sẽ nhận được 88% doanh thu từ tất cả các doanh thu quảng cáo tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm này.

Bing Search là công cụ tìm kiếm của tập đoàn Microsoft

Baidu

Baidu là một công cụ tìm kiếm được thiết kế dành riêng cho người sử dụng tiếng Trung. Đây là công cụ tìm kiếm thành công nhất của Trung Quốc. Baidu ra mắt năm 2000 và cho đến nay Baidu đã công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều thứ 2 trên thế giới chỉ sau Google, một phần nhờ vào dân số đông nhất thế giới của Trung Quốc.

Baidu là một công cụ tìm kiếm được thiết kế dành riêng cho người sử dụng tiếng Trung

Như vậy, bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu thuật ngữ Search Engine là gì, cấu tạo của nó ra sao và một số Search Engine phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn đọc các thông tin hữu ích. Xin chào và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo!