Phân loại 6 cách tính lương phổ biến nhất trong doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang nhận lương theo phương pháp nào? Rất có thể bạn đang không nắm rõ nguyên tắc tính lương của công ty. Điều đó có thể là một thiếu sót lớn trong việc hiểu và đảm bảo quyền lợi chính đáng của bản thân. Theo dõi ngay bài viết “Phân biệt các cách tính lương phổ biến nhất tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”.

1. Lương gross

Lương Gross là tổng số tiền lương một nhân viên nhận được trước thuế và các khoản giảm trừ. Lương gross bao gồm toàn bộ thu nhập từ lương cơ bản, các khoản trợ cấp, phụ cấp, lương làm thêm giờ, hoa hồng,… và các khoản đóng bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân.

Hàng tháng, người lao động cần trích ra một khoản để đóng bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân.

Tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội từ tiền lương người lao động theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định: Người lao động phải chịu mức đóng bảo hiểm xã hội là 10,5%. Trong đó bảo hiểm xã hội (8%) bảo hiểm thất nghiệp (1%) bảo hiểm y tế (1,5%). 

Cách tính  lương Gross cho người lao động Cách tính lương Gross cho người lao động

Dành cho bộ phận Nhân sự: Kinh nghiệm xây dựng chế độ lương thưởng cho nhân viên hợp lý và thông minh

2. Lương net

Lương Net là số tiền thực nhận của người lao động được chi trả hàng tháng sau khi đã trừ các khoản chi phí bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân. 

Lương Net = Lương Gross – Thuế TNCN – (BHXH + BHYT + BHTN)

Phuong pháp tính lương Net cho người lao độngPhuong pháp tính lương Net cho người lao động

Sự khác biệt giữa lương gross và lương net

Cả hai loại lương này đều liên quan trực tiếp đến thu nhập của người lao động trong thời gian làm việc thường được tính theo tháng. Sự khác biệt chính là các khoản khấu trừ và thuế TNCN.

Lương gross là số tiền trước thuế và các khoản khấu trừ còn lương net là số tiền sau thuế và các khoản khấu trừ. 

Đội ngũ kế toán cần phân rõ hai khái niệm nay tránh tình trạng tính nhầm, sai sót lương cho nhân viên.

Nếu bạn đang làm công tác Nhân sự, chắc hẳn bạn sẽ rất cần kinh nghiệm tính công tính lương nhân viên đặc biệt là những sai lầm trong công tác tính lương cần lưu ý. Theo dõi ngay bài viết: Những sai lầm trong công tác tính công gây tổn thất quỹ lương của doanh nghiệp

3. Lương theo thời gian

Lương theo thời gian là cách tính lương được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất hiện nay. Tiền lương theo thời gian được tính căn cứ vào thời gian làm việc theo thỏa thuận của người lao động và chủ doanh nghiệp trong hợp đồng lao động.

 Lương theo thời gian là cách tính lương được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất hiện nay Lương theo thời gian là cách tính lương được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất hiện nay

Trên thực tế, tại các doanh nghiệp tiền lương theo thời gian có hai cách tính như sau:

Cách tính lương thời gian 1:

Lương tháng = (Lương cơ bản + phụ cấp)/ ngày công của tháng x số ngày làm việc thực tế

Ngày công của tháng là số ngày làm việc hành chính trong tháng theo quy định. Ví dụ công ty bạn làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 nghỉ thứ 7, chủ nhật. Tháng 3/2021 có 31 ngày và có 8 ngày nghỉ thì ngày công của tháng được tính bằng 31 – 8 = 23 ngày

Cách tính lương thời gian 2:

Lương tháng = (Lương cơ bản + phụ cấp) /26 x ngày công thực tế làm việc

Cách tính lương này ngày công của tháng được đặt cố định 26 ngày công. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách tính lương này bởi theo cách tính đầu tiên hàng tháng kế toán phải xác định số ngày công của tháng để tính lương cho nhân viên. Tuy nhiên với các tính lương này, kế toán chỉ cần xác định số ngày công thực tế mà người lao động đã làm việc trong tháng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn 26 hoặc 24 ngày công.

Lưu ý

  • Doanh nghiệp cần sử dụng máy chấm công/ phần mềm chấm công để đảm bảo độ chính xác ngày công làm việc thực tế của nhân viên
  • Đối với các doanh nghiệp nghỉ chủ nhật thường có số ngày công tháng 25, 26, 27 ngày công có thể áp dụng cách tính lương theo ngày công tháng là 26 ngày

Hình thức tính lương theo thời gianHình thức tính lương theo thời gian

Quy định về tiền lương ngày nghỉ, lễ tết:

Theo Điều 113 Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14: người lao động làm việc đủ 12 tháng được nghỉ phép nguyên lương theo hợp đồng lao động từ 12 đến 16 ngày theo quy định của công ty.

Đối với các ngày lễ tế. Người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương theo quy định sau đây:

  • Tết dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch)
  • Tết Âm lịch 5 ngày
  • Ngày chiến thắng 01 ngày ( 30 tháng 4 dương lịch)
  • Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch)
  • Ngày Quốc khánh 02 ngày ( ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau)
  • Ngày Giỗ tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)

Gợi ý cho Doanh nghiệp: Top 7 phần mềm quản lý tính lương phổ biến nhất 2021 nên tham khảo

4. Lương theo sản phẩm

 Trả lương theo sản phẩm Trả lương theo sản phẩm

Cách tính lương theo sản phẩm được nhiều xí nghiệp, nhà máy gia công, khu công nghiệp lựa chọn. Đây là hình thức tính lương đảm bảo sự công bằng dựa trên năng suất lao động của nhân viên.

Lương theo sản phẩm = khối lượng sản phẩm làm ra x đơn giá sản phẩm 

Cách tính lương này có thể kích thích năng suất làm việc của đội ngũ nhân viên tạo ra nhiều sản phẩm. Đây là cách nhiều doanh nghiệp sử dụng để tăng số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Mặt khác, hình thức tính lương này khuyến khích nhân viên học tập nâng cao trình độ tay nghề,…

Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên số – nơi của trí tuệ nhân tạo, khoa học công nghệ hiện đại. Do đó đội ngũ nhân sự cần có những kiến thức chuyên môn cao để có thể điều hành máy móc công nghệ. Do đó công tác trả lương thưởng có những thay đổi mới để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Mời quý doanh nghiệp thep dõi ngay 4 xu hướng trả lương thưởng trong thời chuyển đổi số dành cho Manager.

5. Lương theo hình thức khoán

 Cách tính lương theo hình thức khoán Cách tính lương theo hình thức khoán

Lương khoán là hình thức trả lương thường được dùng cho các doanh nghiệp có sản phẩm mang tính chất thời vụ, sản phẩm ngắn hạn hoặc không theo quy chuẩn. Ví dụ các ngành nông nghiệp, xây dựng, giao thông, thủy lợi,…

Công thức tính

Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % sản phẩm hoàn thành

Tối ưu quy trình tính lương của doanh nghiệp như thế nào để cắt giảm chi phí bộ phận Nhân sự – Kế toán. Hãy tham khảo bài viết: Tự động hóa tính lương giảm tải 90% công việc bộ phận Nhân sự

Mời quý doanh nghiệp đọc bài viết.

6. Lương theo doanh thu

Tiền lương theo doanh thu hay còn gọi là lương theo doanh số được áp dụng cho các bộ phận nhân viên bán hàng (sales), nhân viên kinh doanh, nhân viên tư vấn,… Tính lương theo doanh thu giúp khích lệ tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên khi doanh nghiệp cần nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường. Mặt khác cách tính lương này đánh giá chính xác năng lực của người lao động.

Hình thức trả lương theo doanh thuHình thức trả lương theo doanh thu

Lương doanh thu của người lao động có mối quan hệ chặt chẽ với doanh thu và lợi nhuận của công ty. Doanh nghiệp có doanh thu càng cao thì lương người lao động càng lớn.

Các hình thức tính lương thưởng theo doanh thu:

  • Lương/thưởng doanh số cá nhân
  • Lương/thưởng theo doanh số đội nhóm
  • Lương/thưởng theo hình thức khác: công nợ/ phát triển thị trường,…

Ví dụ: Lương của nhân viên = lương cứng 10.000.000/tháng + 5% doanh số.

Tháng vừa rồi công ty đạt doanh thu 200.000.000 đồng

Vậy Lương doanh số của nhân viên = 10.000.000 + 5% x 200.000.000= 20.000.000 đồng

Để giảm tải gánh nặng tổng hợp bảng công, tính toán bảng lương hàng tháng cho bộ phận C&B, Doanh nghiệp, Nhà quản lý có thể tham khảo phần mềm tính lương & quản lý bảng lương FastWork Payroll. FastWork Payroll hỗ trợ khởi tạo phiếu lương cho từng vị trí/phòng ban, thiết lập nhanh công thức tính lương cho từng vị trí, tính lương tự động,… Đồng bộ dữ liệu với phần mềm chấm công và quản lý KPI trên FastWork.