Khái niệm về thuốc: thuốc chữa bệnh cho người

2019-08-17 12:52 PM

Thuốc có tác dụng phòng và chữa bệnh, nhưng với liều cao vượt mức chịu đựng của người bệnh, thì thuốc trở nên độc

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thuốc là cơ sở vật chất để dự phòng và điều trị bệnh tật. Thuốc là phương tiện rất đặc biệt, nếu không được quản lý chặt chẽ và không sử dụng chính xác về mọi m ặt, thì sẽ gây tác hại lớn đến sức khỏe và tính m ạng con người.

Nguồn gốc của thuốc

Thực vật: Morphin lây từ nhựa quả cây thuốc phiện, quinin từ vỏ thâ n cây quinquina, atropin từ cà độc dược.

Động vật: Insulin từ tụy tạng, progesteron từ tuyến sinh dục, huyết tương khô, các vacxin, các huyết thanh và globulin m iễn dịch, các vitam in A, D từ dầu gan cá thu…

Khoáng vật: Kaolin, iod, magnesi sufat…

Các thuốc tổng hợp: Sulíamid, ether, procain, cloroquin…

Liều lượng thuốc

Thuốc có tác dụng phòng và chữa bệnh, nhưng với liều cao vượt mức chịu đựng của người bệnh, thì thuốc trở nên độc. Giữa liều điều trị với liều độc, có một khoảng cách gọi là “phạm vi điều trị” hoặc “chỉ số điều trị”.

Quan niệm về dùng thuốc

Thuốc không phải là phương tiện duy nhất để phòng và chữa bệnh: Nhiều bệnh không cần thuốc cũng khỏi. Thuốc nào cũng có tác dụng không mong muôn của nó (ngay với liều thường dùng); nếu dtmg liều cao, thì thuốc nào cũng độc. “Sai một ly đi một dặm”, nên người thầy thuốc cần rất tỉ mỉ cẩn th ận trong tất cả mọi khâu: đọc kỹ nội dung nhãn thuốc và tờ chỉ dẫn, tránh nhầm lẫn, tránh dùng thuốc m ất phẩm chất, quá tuổi thọ, trán h dùng sai liều lượng và khi dùng phải cân nhắc kỹ cho điều trị cụ thể từng người bệnh, chứ không chỉ đơn thuần là chữa một bệnh chung chung.

Cơ chế tác động của thuốc rất phức tạp: khỏi bệnh là kết quả tồng hợp của thuốc cùng với chăm sóc hộ lý, chế độ dinh dưỡng, môi trường xung quanh, giải trí, rèn luyện… vì vậy muốn đạt hiệu quả cao, cần chú ý tới mọi mặt đó, tức là phòng bệnh và điều trị toàn diện, chứ không phải cứ hễ nói đến bệnh là nghĩ ngay đến thuốc.

Dùng thuốc rồi, người thầy thuốc vẫn phải “nghe ngóng” người bệnh để xem thuốc có gây trở ngại gì không? Khi thầy thuốc có tác dụng phụ đặc biệt, cần phản ánh ngay lên tuyến trên để xử trí kịp thời.