Khái niệm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo thông tư 200

Mục đích hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp thương mại là tìm kiếm lợi nhuận cụ thể là tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, khái niệm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không phải ai cũng nắm rõ.

Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến khái niệm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo thông tư 200.

Khái niệm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo thông tư 200

Căn cứ điều 78 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:

“ 1. Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.

2. Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào chất bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý.

[…] 4. Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba, ví dụ;

– Các loại thuế gián thu (thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường) phải nộp;

– Số tiền người bán hàng đại lý thu hộ bên chủ hàng do bán hàng đại lý;

– Các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán đơn vị không được hưởng;

– Các trường hợp khác.

Trường hợp các khoản thuế gián thu phải nộp mà không tách riêng ngay được tại thời điểm phát sinh giao dịch thì để thuận lợi cho công tác kế toán, có thể ghi nhận doanh thu trên sổ kế toán bao gồm cả số thuế gián thu nhưng định kỳ kế toán phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế gián thu phải nộp. Tuy nhiên, khi lập Báo cáo tài chính kế toán bắt buộc phải xác định và loại bỏ toàn bộ số thuế gián thu phải nộp ra khỏi các chỉ tiêu phản ánh doanh thu gộp.

5. Thời điểm, căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể khác nhau tùy vào từng tình huống cụ thể. Doanh thu tính thuế chỉ được sử dụng để xác định số thuế phải nộp theo luật định; Doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tùy theo từng trường hợp không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng.”

Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hoá mua vào và bán bất động sản đầu tư;

Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động, doanh thu hợp đồng xây dựng….

Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Đối với doanh thu bán hàng: Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua;

+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá, đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá (trừ trường hợp khách hàng có quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa, dịch vụ khác);

 + Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

+ Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Đối với doanh thu cung cấp dịch vụ: Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp;

+ Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

+ Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo;

+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

Ý nghĩa của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn tài chính quan trọng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại và hoạt động tốt, cụ thể là giúp doanh nghiệp chi trả các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là nguồn tài chính quyết định đến hoạt động kế toán trong năm tiếp theo.

Khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh thu thì doanh nghiệp sẽ có thể thực hiện việc xoay vòng vốn, lưu chuyển vốn, tạo điều kiện sử dụng vốn một cách hiệu quả, đồng thời giúp doanh nghiệp không cần phải phụ thuộc vào các nguồn vốn vay bên ngoài như vay ngân hàng… Do đó giảm được chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Doanh thu phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra doanh thu cũng giúp doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước…

Việc tăng doanh thu sẽ giúp nâng cao vị thế cạnh tranh và tạo uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vững vàng hơn trên thương trường…

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chi sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Trên đây là những nội dung mà Luật Hoàng Phi muốn chi sẻ đến bạn đọc liên quan đến vấn đề khái niệm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo thông tư 200.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến khái niệm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo thông tư 200. Bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!