Giải mã | Sản phẩm vô hình là gì và những điều cần biết

Trong nền kinh tế hiện đại, bên cạnh những sản phẩm hữu hình thì các hình thức kinh doanh sản phẩm vô hình không còn xa lạ mà ngày một trở nên phổ biến hơn. Vậy sản phẩm vô hình là gì ? Những loại mặt hàng nào được coi là sản phẩm vô hình? Giá trị của sản phẩm vô hình được quy định như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây của timviec365.vn nhé!

1. Tìm hiểu chung về sản phẩm vô hình

1.1. Sản phẩm vô hình trong nền kinh tế hiện đại

Từ thủa xa xưa, trước khi biết đến kinh doanh con người đã biết đến việc trao đổi những tài sản của bản thân để lấy những tài sản mà họ mong muốn. Trong nền kinh tế cổ điển, tất cả các loại sản phẩm đều có hình thái, có thể sờ, chạm vào, nhìn thấy, và kiểm tra bằng các giác quan. 

Sản phẩm vô hình trong nền kinh tế cũ Sản phẩm vô hình trong nền kinh tế cũ

Sản phẩm vô hình chỉ thực sự phát triển khi nền kinh tế hiện đại bắt đầu bùng nổ. Đơn giản như thời xa xưa, các bậc cha chú chúng ta đã biết đến những loại hình giải trí như xem kịch, xem múa rối, nghe hát ả đào,… Đấy chính là những sản phẩm dịch vụ sơ khai. 

Song hành với sự phát triển của con người, các loại hình sản phẩm dịch vụ cũng dần phát triển. Có những loại sản phẩm vô hình gắn liền với sản phẩm hữu hình, nhưng đồng thời cũng có rất nhiều loại sản phẩm vô hình tách rời, đứng độc lập. Đấy được coi là các loại hình dịch vụ. 

Sản phẩm vô hình là gì? Sản phẩm vô hình là gì?

So với trước đây, có thể khẳng định sản phẩm vô hình ngày một phát triển đặc biệt trong khi các loại sản phẩm số hóa, sản phẩm điện tử đang có những bước tiến lớn. Song hành với đó là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo – một loại sản phẩm vô hình gắn liền và phục vụ trực tiếp cho loài người. 

1.2. Phân biệt sản phẩm vô hình

Như đã đề cập trong phần 1.1, có thể thấp sản phẩm vô hình được phân hóa thành 2 loại và thậm chí có thể được phân hóa thêm trong tương lai, tùy theo tốc độ phát triển của nhân loại. 

1.2.1. Sản phẩm vô hình gắn liền với sản phẩm hữu hình

Với loại sản phẩm này, ta có thể dễ dàng nghĩ đến loại dịch vụ bảo hành, chăm sóc khách hàng khi chúng ta đồ điện tử. 

Ví dụ: Ban mua một chiếc laptop giá 15 triệu tại chuỗi cửa hàng A

Bên A đưa cho bạn 2 lựa chọn về gói bảo hành.

Sản phẩm vô hình gắn liền với sản phẩm hữu hình Sản phẩm vô hình gắn liền với sản phẩm hữu hình

Gói số 1 được tích hợp sẵn vào chi phí mua hàng của bạn tuy nhiên chỉ có giá trị trong vòng 12 tháng, sau 12 tháng nếu phát sinh lỗi bạn sẽ mất chi phí bảo hành. 

Gói số 2 có giá 2 triệu, bạn sẽ được bảo hành lên đến 36 tháng, miễn phí các chi phí: dán màn hình bảo vệ laptop, vệ sinh laptop định kỳ, có thể đem máy đến kiểm tra bất kỳ lúc nào nếu muốn. Nếu phát sinh lỗi từ nhà sản xuất, bạn sẽ được đổi 1 máy miễn phí có giá trị tương đương sản phẩm bạn mua. 

Loại gói bảo hành số 2 chính là sản phẩm vô hình – dịch vụ bảo hành đính kèm với sản phẩm hữu hình bạn đã mua trước đó. 

Ngoài ra, ta không thể không nhắc đến dịch vụ thương mại điện tử – một dịch vụ vô cùng quen thuộc và phổ biến đối với mọi người dùng internet. Về bản chất, sàn thương mại điện tử là một sản phẩm không có thật nhưng trên đó, các tiểu thương sẽ kinh doanh những sản phẩm có thật.

Đây là một mối quan hệ gắn kết và thể hiện rõ nhất hình thái gắn liền, hỗ trợ nhau của loại sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình. 

1.2.2. Sản phẩm vô hình độc lập tách rời

Sản phẩm vô hình độc lập xuất hiện nhiều trong nền kinh tế hiện đại hơn bạn tưởng. Đó chính là những dịch vụ du lịch, dịch vụ xem phim có bản quyền, nghe nhạc có bản quyền. 

Sản phẩm vô hình độc lập tách rời Sản phẩm vô hình độc lập tách rời

Những loại sản phẩm này tuy không đem lại được những giá trị có thể nhìn thấy nhưng lại có thể đem lại giá trị về mặt tinh thần rất lớn. 

Ví dụ, dịch vụ nghe nhạc có bản quyền của Spotify thực chất chỉ cung cấp cho bạn một tài khoản có thể nghe nhạc mà không dính phải quảng cáo. Đồng thời mỗi lượt nghe của bạn thì sẽ được tính thành tích cho nghệ sĩ và các bên sản xuất ca khúc cũng sẽ nhận được tiền bản quyền. 

Cái bạn có được từ dịch vụ này là sự thỏa mãn về sở thích nghe nhạc. Bạn có thể tận hưởng được những ca khúc yêu thích mà không gặp phải quảng cáo hoặc phải nghe những bản lậu kém chất lượng.

Sản phẩm vô hình sinh ra không chỉ phục vụ tập khách hàng cá nhân mà còn phục vụ cả những khách hàng doanh nghiệp. Hiện nay, để tiết kiệm chi phí về nhân sự và vận dụng công nghệ trong quản lý doanh nghiệp, rất nhiều đơn vị, tổ chức sử dụng các phần mềm như phần mềm CRM, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý kho bãi,… Các loại hình phần mềm này cũng chính là một loại sản phẩm vô hình mà có thể bạn chưa biết. 

2. Làm thế nào để định giá sản phẩm vô hình

2.1. Giá trị thực tế của sản phẩm vô hình

Đây hẳn là một bài toán khó đối với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh sản phẩm dịch vụ nói chung và sản phẩm vô hình. 

Định giá sản phẩm vô hình Định giá sản phẩm vô hình

Có thể nói, dù là sản phẩm vô hình hay hữu hình thì thứ khẳng định chất lượng sản phẩm nằm ở sự thỏa mãn khách hàng và việc họ có quay lại với doanh nghiệp để tiếp tục mua sản phẩm nữa hay không. 

Sản phẩm vô hình đôi khi còn có giá trị cao hơn sản phẩm hữu hình bởi nó đáp ứng được nhu cầu thể hiện bản thân hoặc thỏa mãn được mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm. Bạn phải xác định được thị trường mục tiêu, tập khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp khi kinh doanh sản phẩm vô hình và định giá sản phẩm đó. 

2.2. Cách xây dựng hình ảnh của sản phẩm vô hình

Bên cạnh công cuộc xác định giá trị, việc truyền thông marketing sản phẩm vô hình cũng phải được làm khéo léo, chỉn chu hơn các sản phẩm hữu hình. Bởi thực chất, cái sản phẩm vô hình mang lại đôi khi chỉ thỏa mãn yếu tố về cảm xúc và nhu cầu cá nhân trong hành vi mua của khách hàng. 

Xây dựng hình ảnh sản phẩm vô hình Xây dựng hình ảnh sản phẩm vô hình

Những hoạt động xây dựng hình ảnh và làm truyền thông đôi khi ở những hoạt động nhỏ như tư vấn cho khách hàng về sản phẩm, giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm ưng ý nhất. Những hình ảnh về trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm vô hình cũng phải đảm bảo tính chân thực và trung thực để những khách hàng mục tiêu có thể hình dung và đặt niềm tin vào doanh nghiệp. 

Đứng từ góc nhìn của người làm kinh doanh, có thể nói sản phẩm vô hình hiện nay vẫn đang là kho báu chưa được khai thác triệt để, đặc biệt là tại Việt Nam. Nếu như bạn có thể hiểu và thử sức ở lĩnh vực này, chúng tôi tin bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công cũng như có những trải nghiệm hoàn toàn mới lạ. 

Vậy là timviec365.vn đã cùng bạn đọc khám phá câu trả lời cho câu hỏi “Sản phẩm vô hình là gì?” Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết trên của chúng tôi, bạn đọc sẽ có được cái nhìn tổng quan nhất về sản phẩm vô hình cũng như những giá trị của loại hình kinh doanh này. Nếu như bạn quan tâm đến chủ đề trên, hãy theo dõi trang blog timviec365.vn để cập nhật các tin tức mới nhất nhé! Hẹn gặp lại bạn đọc trong những bài viết tiếp theo!

Retargeting là gì?

Trong ngành quảng cáo, retargeting hẳn là thuật ngữ không còn quá xa lạ. Vậy retargeting là gì? Làm thế nào để vận dụng retargeting trong hoạt động tiếp thị bán hàng? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Retargeting là gì?

Chia sẻ: