Giá Vốn Hàng Bán Là Gì? Công Thức Tính Giá Vốn Hàng Bán

Giá vốn hàng bán là gì? Công thức tính giá vốn hàng bán, giá vốn hàng bán tăng nói lên điều gì? Đây là những câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Bởi chỉ khi hiểu rõ vấn đề này thì quá trình kinh doanh của doanh nghiệp mới có thể trở lên đơn giản và thuận lợi hơn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Phần mềm kế toán EasyBooks để có thể quản lý hàng hoá và tối ưu hoá lợi nhuận tốt nhất cho doanh nghiệp mình nhé!

1. Giá vốn bán hàng là gì?

Giá vốn hàng bán là toàn bộ chi phí để tạo ra sản phẩm hay là giá trị của sản phẩm được tiêu thụ trong một kỳ sản xuất cụ thể. Giá vốn hàng bán liên quan đến quá trình bán hàng. Quá trình này bao gồm giá vốn hàng xuất kho, cho phí bán hàng, chi phí quản lý của doanh nghiệp.

Giá vốn hàng bán sẽ được tính dựa trên các khoản của TK621, TK622, TK627. Đó là các khoản: chi phí nhân viên xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí sản xuất.

Tuỳ vào mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tính, định nghĩa khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì giá vốn hàng bán sẽ được hiểu là chi phí cấu thành nhiều hơn các doanh nghiệp khác. Do đó có thêm chi phí nguyên liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm.

2. Công thức tính giá vốn hàng bán

gia-von-hang-ban

Hiện nay, đang có 3 cách tính giá vốn bán hàng được hầu hết mọi doanh nghiệp áp dụng:

2.1 Công thức tính FIFO (Nhập trước, xuất trước)

Công thức tính giá vốn hàng bán này là nhập trước khi xuất. Và công thức FIFO chỉ phù hợp với các mặt hàng có hạn sử dụng, hay các cửa hàng điện máy, máy tính điện thoại, đồ công nghệ. Còn trong các mô hình bán lẻ thì ít dùng hơn bởi việc tính toán dữ liệu thường rắc rối và phức tạp.

Khi giá hàng tăng lên, kết quả theo phương pháp FIFO giá vốn hàng bán sẽ thấp hơn. Điều này trong điều kiện lạm phát, làm tăng thu nhập ròng và kết quả là mức đóng thuế TNDN cao hơn. 

>>> Tìm hiểu ngay: Kiểm Toán Chu Trình Bán Hàng Và Thu Tiền

        >>> Xem thêm: Thuê kế toán dịch vụ uy tín

2.2 Công thức tính giá vốn hàng bán LIFO (Nhập sau xuất trước)

Công thức tính nhập sau xuất trước được trái ngược với công thức FIFI. Những mặt hàng được nhập vào trước sẽ được xuất ra sau với đơn giá bằng đơn giá nhập. 

  • Giá trị đơn hàng xuất kho sẽ được tính theo đơn giá mua hàng nhập sau. 

  • Trị giá của hàng tồn kho cuối kỳ sẽ được tính theo đơn giá của những lần nhập đầu tiên.

Công thức LIFO này thường được dùng cho các mặt hàng như: quần áo, giày dép,… Những mặt hàng có thể bị lỗi thời và trở thành tồn kho. Vậy nên khi nhập hàng mới về phải ưu tiên cho việc xuất nhiều hơn. 

Nhược điểm của cách tính giá vốn hàng bán LIFO là định giá hàng tồn kho không đáng tin cậy, khi mà sản phẩm cũ có giá trị lỗi thời hơn với giá thịnh hành.

2.3 Công thức tính Bình quân gia quyền

Công thức tính giá vốn bán hàng Bình quân gia quyền được sử dụng để tính các giá trị hàng tồn kho. Đây là một phương pháp tính giá vốn phổ biến mà các phần mềm đang áp dụng. Giá vốn sẽ được tính theo công thức:

MAC = (A + B)/ C

  • MAC: Giá vốn của sản phẩm tính theo bình quân tức thời

  • A: Giá trị kho hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập * giá MAC trước nhập.

  • B: Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí

  • C: Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập

>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của chữ ký số đối với mỗi doanh nghiệp <<<

3. Giá vốn hàng bán tăng nói lên điều gì?

Nguyên nhân của giá vốn hàng bán tăng đó chính là do chi phí đầu vào cao. Chi phí của các vật liệu sử dụng để tạo ra hàng hoá, chi phí lao động trực tiếp sử dụng để sản xuất hàng hoá cao. Giá vốn hàng bán tăng là do những chi phí trực tiếp phát sinh từ các hoạt động sản xuất hàng hoá của doanh nghiệp. 

Trên đây là những chia sẻ về giá vốn hàng bán mà EasyBooks muốn chia sẻ đến mọi người. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho công việc kinh doanh của mọi người.

Ngoài ra, để tránh sai sót không đáng xảy ra trong quá trình làm nghiệp vụ, anh/chị nên sử dụng ứng dụng phần mềm để hỗ trợ công việc của mình tối đa. Không những mang lại độ chính xác cao mà còn dễ dàng kiểm tra, theo dõi và giám sát công việc một cách trơn tru và dễ dàng hơn.