Công tác xã hội là gì?

Chúng ta từng nghe nhiều về khái niệm ” Công tác xã hội”, nhất là những năm gần đây khi ngành công tác xã hội trở thành một ngành nghề có vị trí quan trọng và được chú ý nhiều trong xã hội. Vậy thực chất Công tác xã hội là gì?

Công tác xã hội là gì?

     Công tác xã hội có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

 

Học công tác xã hội ra trường sẽ làm gì?

     Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội có thể công tác trong các tổ chức kinh tế – chính trị – xã hội, tổ chức đoàn thể quần chúng ở các cấp từ trung ương đến địa phương: cán bộ ủy ban các cấp, cán bộ đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ, ban văn hóa đối ngoại, bảo hiểm xã hội, chính sách xã hội, giáo dục, pháp luật, tín ngưỡng tôn giáo, môi trường, an sinh xã hội, dân số, sức khỏe, truyền thông,…

– Làm việc trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước: Với vai trò là người hỗ trợ, tham mưu cho tổ chức, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho các cán bộ công nhân viên. Nhân viên công tác xã hội là người kết nối giữa công nhân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với xã hội, cải thiện các mối quan hệ tiêu cực đang ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

– Làm công tác xã hội tại bệnh viện: Hoạt động của công tác xã hội nhằm hỗ trợ các y bác sĩ trong việc phân loại bệnh nhân, tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc cho người bệnh…góp phần giảm bớt khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện, trung tâm khám chữa bệnh.

– Làm việc với cộng đồng ở thành thị và nông thôn: Làm công tác xóa đói giảm nghèo, kết nối cộng đồng với các tổ chức xã hội trong và ngoài nước nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội tại cộng đồng như: giảm đói nghèo, đẩy lùi tệ nạn, ô nhiễm môi trường, trẻ em mồ côi,…hướng tới một cộng đồng tự lực, phát triển bền vững.

– Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, các trung tâm, dự án phát triển xã hội. Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến ngành Công tác xã hội.

Học ngành công tác xã hội là học gì?

Với chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội của trường Cao đẳng Lao động – xã hội Hải phòng, sinh viên sẽ được tiếp cận với các kiến thức có tính khái quát cao, vừa tập trung bám sát đặc thù của từng công việc của từng ngành nghề, giúp cho sinh viên có sự tự tin và năng lực thực sự đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của môi trường kinh tế – xã hội.

Trường Cao đẳng Lao động – xã hội là một trong số ít trường ở Hải Phòng đào tạo về chuyên ngảnh Công tác xã hội. Sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội sẽ được đào tạo theo chương trình chuẩn của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp, bên cạnh đó còn được thực hành bằng giáo trình chuyên sâu của nhà trường.

Với thời gian học 2 năm, sau khi ra trường học viên sẽ được cấp bằng tốt nghiệp cử nhân thực hành, có thể thi viên chức và học liên thông lên Đại học tại trường Đại học Hải Phòng.