Chức năng hô hấp gồm những bộ phận nào?
Được viết bởi bác sĩ khoa bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Hệ hô hấp trên gồm, mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản, có nhiệm vụ lấy không khí bên ngoài cơ thể, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Trong khi đó, khí quản, cây phế quản, phế nang, màng phổi, phổi thuộc hệ hô hấp dưới có nhiệm vụ lọc không khí và trao đổi khí. Do đó, mỗi bộ phận có những chức năng nhất định.
Mục Lục
1. Các phương pháp thăm dò chức năng hô hấp
Phổi có chức năng hấp thụ O2 đào thải CO2, quá trình trao đổi đó phụ thuộc vào khả năng không khí và tình trạng trao đổi ở các huyết quản phổi. Giữa phổi và tim có liên quan chặt chẽ tim, phân phối O2 cho cơ thể và đưa CO2 lên phổi, vì thế những biến đổi của quá trình thông khí và trao đổi khí đều ảnh hưởng đến tim mạch. Thăm dò chức năng hô hấp có 3 mục đích chủ yếu:
- Đánh giá sự trao đổi khí, sự thông khí.
- Tình hình huyết động của tiền tuần hoàn.
- Các phương pháp được sử dụng đều nhằm đạt những mục đích đó.
1.1 Đánh giá thông khí
1.1.1 Đo thể tích hô hấp
Hô hấp trong phế dung kế, biểu diễn bằng một đường hình sin, biểu đồ tỉ lệ thuận với thể tích không khí được hô hấp. Kết quả, tuỳ theo tuổi giới, tầm vóc người, những con số trung bình của hô hấp được ghi trên một bảng đối chiếu. Dưới đây là những số liệu trung bình ở người lớn, tầm trung bình:
- Không khí lưu thông 0,500l
- Hít vào cố 1,500l
- Thở ra cố 1,500l
- Dung tích sống 3,500l
- Không khí cặn = 20 – 25 %
- Thể tích phổi
Để đánh giá khả năng thông khí trên những nét lớn, người ta dựa vào dung tích sống Những người ít luyện tập hô hấp. Trong tất cả những trường hợp giảm biên độ hô hấp do tổn thương thành ngực hoặc thay đổi bệnh lý làm sút kém khả năng thông khí ở phổi. Ví dụ: giãn phế nang, dính màng phổi, nước màng phổi, lao phổi nặng, xơ phổi, người ta gọi là tình trạng thông khí hạn chế.
Dung tích sống tăng ở những người tập luyện nhiều hay ở người bệnh có tổn thương phổi cũ đang tiến triển tốt và đang được theo dõi tập thở. Phương pháp tìm dung tích sống chỉ mới cho biết thể tích không khí được lưu thông tối đa, nhưng muốn biết sự lưu thông đó có được tiến hành nhanh hay không, sức đàn hồi của phổi như thế nào, sự phân phối không khí trong phế nang ra sao, cần thiết phải làm một số thăm dò khác.
1.1.2 Nghiệm pháp Tiffeneau
Mục đích chính của nghiệm pháp là tìm thể tích không khí thở ra tối đa trong một giây sau khi đã hít vào cố. Ký hiệu của thể tích đó VEMS (Volume expiratoire maximum (seconde).
Cho trục ghi quay nhanh, rồi thở ra hết sức mạnh. Khi thể tích không khí thở ra trong một giây đường cong ghi thể tích thở ra càng cao, VEMS càng thấp, nghĩa là thở ra có khó khăn, ví dụ trong bệnh hen, xơ phổi.
Trong một số bệnh phế quản bị co thắt, dùng acetylcholin bơm vào đường hô hấp có thể làm giảm VEMS, ngược lại, với aldrin làm giãn nở phế quản, VEMS tăng lên rõ rệt.
1.1.3 Lưu lượng thở tối đa (Maximal Breathing capacity)
Đây là nghiệm pháp tổng hợp tìm dung tích sống và VEMS. Tiến hành, thở nhanh, sâu, với tần số thích hợp nhất trong khoảng 10-20 giây. Sau đó, tính ra lưu lượng thở tối đa trong một phút.
Kết quả: v=Vt x f (Trong đó, v là thể tích hô hấp trong một phút. Vt là thể tích một lần hô hấp, f là tần số hô hấp) Bình thường V= xấp xỉ 80% sinh lượng x f. Ở người trung bình: V= 130l/phút.
1.1.4 Tìm thể tích không khí cặn
Không khí cặn là phần không khí còn lại trong phổi, sau khi đã thở ra hết sức. Thể tích cặn lớn trong giãn phế nang, chứng tỏ tỷ lệ cho hô hấp của thể tích phổi thấp. Ngược lại, trong trường hợp thể tích không khí cặn nhỏ quá, nếu người bệnh phổi phải gây mê để phẫu thuật, do thiếu không khí đệm trong phổi nên dễ bị ngộ độc thuốc mê hơn người bình thường.
Đo thể tích không khí cặn, người ta dùng phương pháp gián tiếp, đo độ hoà tan của một chất khí không tham gia vào trao đổi hô hấp, ví dụ khí trơ Helium hoặc Pitơ.
1.1.5 – Phân phối không khí (Pulmonary mixing)
Qua nghiệm pháp tìm thể tích không khí cặn, ta có thể đánh giá được tốc độ phân phối không khí trong phế nang. Nếu sự phân phối đó nhanh N2 được O2 di chuyển nhanh (nếu dùng N2) nhưng nếu không khí bị cản trở, quá trình thay thế đó được tiến hành rất chậm, sau một thời gian dài đồng hồ ghi thể tích N2 mới chỉ con số tối đa không thay đổi.
2. Giá trị của các nghiệm pháp thăm dò thông khí
Các nghiệm pháp trên cho ta biết khả năng vận chuyển không khí của phổi. Muốn nhận định kết quả thăm dò, cần phải làm nhiều lần một nghiệm pháp và kết hợp nhiều loại. Ngoài ra phải chú ý tới yếu tố tuổi, giới, sức, vóc, tập luyện thói quen, cũng như hoàn cảnh thời tiết khi tiến hành thăm dò.
Thăm dò không khí mới chỉ là một bước đầu. Một yếu tố quan trọng là đánh giá kết quả của sự thông khí đó: sự trao đổi O2 và CO2 ở phổi.
2.1 Thăm dò về trao đổi khí
Tìm tỷ lệ giữa thể tích không khí lưu thông và 02 được tiêu thụ trong một phút.
Tiến hành chi thể tích hô hấp trong một phút thông khí (V sau đó để người bệnh thở O2 trong một phút, rồi ghi thể tích O2 được hấp thụ (VO2). Kết quả V/VO2 tăng, khi hoạt động càng tăng sớm và tăng nhanh chứng tỏ người bệnh suy hô hấp vì phải thở nhiều. Nhưng O2 được hấp thụ lại tương đối ít
Nguyên nhân thường là phân phối không khí hít vào không tốt. Hoặc mất cân xứng giữa thông khí và trao đổi khí do tổn thương ở thành phế nang, không khí tuy vào được khí phế nang nhưng không trao đổi O2 và CO2 qua thành mao mạch được. Hiện nay, để tìm hiện tượng này, người ta dùng phương pháp tính thể tích CO2 được thở ra trong một phút bằng tia hồng ngoại, dựa trên khả năng hấp thụ tia hồng ngoại của CO2. Nếu sự trao đổi O2 và CO2 kém, CO2 được đào thải qua phổi ít đi, các giải pháp hấp thụ hồng ngoại của CO2 sẽ ít đi.
Suy tuần hoàn do suy tim, O2 cung cấp cho cơ thể ít đi, người bệnh phải thở nhiều để bù lại tình trạng thiếu Oxy. Thăm dò không khí và thay đổi khí riêng lẻ:
Có thể tiến hành đối với từng bệnh phổi bằng cách dùng ống thông riêng cho hai phế quản. Phương pháp này cho phép ta đánh giá được hô hấp ở mỗi bên phổi và có ích lợi trong chỉ định phẫu thuật phổi.
2.2 Định lượng O2 và CO2 trong máu
O2 và CO2 trong máu phản ánh kết quả của hô hấp. Trong thiểu năng hô hấp suy tim O2 giảm và CO2 tăng trong máu. Người ta lấy máu động mạch để xác định.
Kết quả bình thường khi, O2: 20-25 thể tích / 100ml máu. Tỷ lệ bão hoà: 98%. PaO2 = 100mmHg (áp lực trong động mạch).
CO2: 56 thể tích /100ml máu. PaCO2 = 40mm Hg (áp lực trong động mạch) đối với Ph =7,4.
Dựa vào kết quả trên, ta có thể tính được thể tích không khí lưu thông trong phế nang, nghĩa là lượng không khí đã được thực hiện đưa vào phế nang, không phải là không khí vô dụng, vì ở trong khoảng chết, không tham gia vào trao đổi khí ở đường hô hấp trên, khí quản, phế quản lớn.
- VCO2 x 6863
- VA =
- PaCO2
- VA = 2,5 x 31/ phút
VA: thể tích không khí qua phế nang trong 1 phút (ventilation alvéolaire).
VCO2: thể tích CO2 thở ra trong 1 phút, 0,863 là một hằng số.
Giá trị của sự thăm dò trao đổi khí. Kết hợp với sự thăm dò về thông khí, sự đánh giá trao đổi khí khi nghĩ và hoạt động có thể giúp ta phát hiện được rối loạn thông khí kèm theo biến đổi bệnh lý của CO2 và O2 trong máu. Rối loạn thông khí nhưng không kèm theo thay đổi của CO2 và O2 trong máu khi nghỉ ngơi.
3. Thông khí bình thường nhưng có biến đổi bệnh lý của các khí trong máu
3.1 Nghiên cứu sự thay đổi của huyết động
Những thay đổi của bệnh lý hô hấp ảnh hưởng trực tiếp tới sự hấp thụ O2 và đào thải CO2 ở phổi. Tình trạng thiếu O2 sẽ dẫn tới tăng áp lực tiểu tuần hoàn và tăng sự hoạt động của tim phải, kết quả là sự phì đại và suy tim phải.
Người ta có thể phát hiện được tình trạng đó bằng phương pháp thông tim phải. Chụp tim phổi và chụp tuần hoàn của động mạch phổi bằng chất cản quang, ta cũng có thể thấy những sự thay đổi do tổn thương hô hấp, ảnh hưởng đến tim mạch.
Chúng ta có nhiều loại nghiệm pháp thăm dò chức năng hô hấp, nhưng tất cả đều nhằm đánh giá khả năng thông khí. Kết quả của thông khí hay sự thay đổi O2 và CO2 ảnh hưởng đến tim mạch, bộ phận liên quan mật thiết tới hô hấp. Cần phối hợp và lựa chọn các nghiệm pháp thăm dò cho từng bệnh để khi nhận định kết quả cũng như quyết định hướng điều trị được xác đáng.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện nay nổi bật với các chức năng thăm khám và điều trị các hội chứng, bệnh lý hô hấp thường gặp như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, tràn dịch màng phổi và nhiều bệnh lý khác. Tại đây cũng đã thực hiện chẩn đoán, điều trị nội soi bằng các phương pháp y học hiện đại với các bệnh lý hô hấp, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế tối đa biến chứng bệnh tái phát.
Với trang thiết bị hiện đại kết hợp cùng chất lượng đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế chuyên môn cao đã đem lại thành công trong việc chữa và điều trị bệnh cho rất nhiều trường hợp. Vì thế khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng khi lựa chọn bệnh viện Vinmec trong các lần thăm khám sức khỏe.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.