Chính quyền cơ sở là gì? (cập nhật 2023)

Cụm từ “chính quyền cơ sở” có lẽ cũng thường được sử dụng thay cho cụm từ “chính quyền địa phương”, bản chất của 2 thuật ngữ này là giống nhau. Do đó, bài viết này sẽ đi tìm hiểu về vấn đề chính quyền cơ sở là gì? (Cập nhật 2022). Mời quý bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. 

Chính Quyền Cơ Sở

Chính quyền cơ sở là gì? (cập nhật 2022)

1. Chính quyền cơ sở là gì? 

Khái niệm về chính quyền hiện nay vẫn chưa có văn bản nào giải thích rõ cho cụm từ này. Tuy nhiên, có thể hiểu chính quyền là bộ máy điều hành, quản lý công việc của nhà nước. Chính quyền được phân thành chính quyền địa phương (hay còn gọi là chính quyền cơ sở) và chính quyền trung ương.

Theo đó chính quyền trung ương được hiểu là tập hợp tất cả các cơ quan nhà nước địa phương. Chính quyền địa phương (chính quyền cơ sở) gồm có chính quyền cấp tỉnh, chính quyền cấp huyện và chính quyền cấp xã.

2. Phân định thẩm quyền của chính quyền cơ sở (chính quyền địa phương)

Chính quyền địa phương có thẩm quyền chung trên tất cả các mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục… trong phạm vi đơn vị hành chính mà nó phụ trách (Điều 17, 24, 31, 38,45, 52, 59,66 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015). Tuy nhiên, thẩm quyền của chính quyền địa phương không phải là vô hạn trên phạm vi lãnh thổ đơn vị hành chính của mình. Với các quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, có thể thấy phạm vi thẩm quyền của chính quyền địa phương có được xác định dựa trên hai nguyên tắc.

Nguyên tắc thứ nhất, chính quyền địa phương chỉ có những thẩm quyền hay nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể nào đã được các cơ quan nhà nước ở trung ương hay cơ quan nhà nước cấp trên quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng. Việt Nam là quốc gia theo hình thức đơn nhất. Chủ quyền quốc gia nằm ở trung ương và do đó quyền lực tập trung toàn bộ ở cấp chính quyền trung ương. Các chính quyền địa phương, mặc dù cũng do Nhân dân thành lập, song không phải là cấp chính quyền có chủ quyền và do đó không có thẩm quyền đương nhiên, hay còn gọi là thẩm quyền tự có. Trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước, các cơ quan nhà nước ở trung ương hoặc cấp trên sẽ “giao” một số thẩm quyền hay nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho chính quyền địa phương hay cơ quan chính quyền địa phương thực hiện và việc “giao” đó là cơ sở hình thành phạm vi thẩm quyền mà chính quyền địa phương được thực thi trong phạm vi đơn vị hành chính của mình.

Nguyên tắc thứ hai, việc “giao” thẩm quyền, công việc, hay nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương phải được thực hiện qua một trong ba cơ chế: phân quyền, phân cấp, hoặc ủy quyền. Như vậy, chính quyền địa phương và các cơ quan của chính quyền địa phương chỉ có những phạm vi thẩm quyền được giao theo cơ chế phân quyền, phân cấp hoặc ủy quyền mà thôi. Mọi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương thực hiện đều phải căn cứ trên các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan cấp trên ban hành có quy định về các nhiệm vụ, quyền hạn đó theo một ừong ba cơ chế trên. Nguyên tắc này nhằm bảo đảm thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương không hình thành một cách tùy tiện. Khi thẩm quyền được giao theo một trong ba cơ chế này thì chế độ trách nhiệm của chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan khi thực hiện thẩm quyền được giao có cơ sở để xác định một cách rõ ràng. Nhờ vậy, hiệu quả công việc được bảo đảm. Ba cơ chế đó đã được Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định tương đối cụ thể.

3. Những cơ quan chính quyền địa cơ sở ở Việt Nam

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 dành hẳn chương thứ chín để quy định về chính quyền địa phương (Chính quyền cơ sở). Theo đó:

Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong đó, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được chia thành các tỉnh, các thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. 

+ Các tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh. Thành phố trực thuộc trung ương chia thành các quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương.

+ Huyện chia thành các xã, thị trấn. Thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành các phường và xã. Quận chia thành các phường.

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND). Các cơ quan này được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định.

“Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định cụ thể:
2. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.
3. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.”

Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cơ sở (Chính quyền địa phương):

Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một điều mới (Điều 112) quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương với nội dung như sau:

+ Quy định cụ thể chính quyền địa phương có 02 loại nhiệm vụ: tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên. Như vậy, ở những nơi có cấp chính quyền thì những nhiệm vụ, quyền hạn này do cả Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thực hiện, còn ở những nơi không được xác định là cấp chính quyền thì nhiệm vụ, quyền hạn này sẽ do một thiết chế hành chính thực hiện và chính quyền ở bất kỳ một cấp hành chính nào cũng đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương. Đây là một quy định mang tính định hướng quan trọng cho việc thực hiện quan điểm tổ chức và thực hiện quyền lực có ảnh hưởng quyết định đến tổ chức bộ máy nhà nước ta “quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”, đồng thời đòi hỏi phải phân cấp thật rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn giữa trung ương và địa phương và mỗi cấp chính quyền.

+ Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó. Quy định này nhằm khắc phục tình trạng nhiều nhiệm vụ của trung ương được giao cho địa phương thực hiện nhưng chỉ giao việc mà không kèm theo các điều kiện (vật chất, nhân lực…) để bảo đảm việc thực hiện việc đó.

4. Một số câu hỏi thường gặp

Hiện nay có các cấp chính quyền địa phương nào?

Chính quyền địa phương gồm có:

+ Chính quyền địa phương cấp tỉnh.

+ Chính quyền địa phương cấp huyện.

+ Chính quyền địa phương cấp xã.

Chức năng của chính quyền địa phương là gì?

Chính quyền địa phương có nhiệm vụ: Tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn địa phương. Quyết định những vấn đề của địa phương trong phạm vi được phân công, phân cấp theo quy định của pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.

Chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào?

Chính quyền địa phương hiện nay gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. 

Vì sao cần có chính quyền địa phương?

Chính quyền địa phương góp phần gánh vác công việc của chính quyền trung ương, giúp giảm tải công việc của chính quyền trung ương. Chính quyền địa phương là thiết chế bảo đảm tính hiện thực và thực thi có hiệu quả chủ trương, chính sách, pháp luật của trung ương trong thực tiễn,…

Trên đây là toàn bộ nội dung về Chính quyền cơ sở là gì? (cập nhật 2022) mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. 

5/5 – (2781 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin