Chia sẻ cách đấu công tắc điện vô cùng dễ dàng
Công tắc điện, ổ cắm được đấu nối trên bảng điện một cách tương đối đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên điều này cũng có thể gây khó khăn với những người chưa nắm được kiến thức chuyên môn và có thể gây ra tai nạn hoặc sự cố về điện. Hôm nay, hãy cùng Điện máy Yên Phát cùng khám phá cách đấu công tắc điện đơn, đôi… trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Hướng dẫn đấu nối bảng điện có công tắc điện 1 chiều, bóng đèn
Công tắc điện 1 chiều rất phổ biến trong các gia đình hiện nay, nó được bố trí trên bảng điện để thực hiệu tắt, mở thiết bị chiếu sáng tại cùng 1 công tắc. Trong nghề điện thì việc đấu nối công tắc điện 1 chiều với bóng đèn và ổ cắm chính là sơ đồ đơn giản nhất mà bất cứ ai khi nắm được kiến thức cũng có thể thực hiện được.
Cách đấu công tắc điện cũng tương đối đơn giản để thực hiện tại nhà
Để thực hiện cách đấu công tắc điện1 chiều bạn cần đảm bảo hệ thống điện đã được ngắt hoàn toàn. Bên cạnh đó, hãy trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cách điện (găng tay, dép cao su,…) tránh các tai nạn nguy hiểm khi làm việc với nguồn điện. Lựa chọn vị trí thích hợp, thuận tiện để thực hiện cả thao tác bật/tắt công tắc nhé!
Cách đấu công tắc 1 chiều với bóng đèn trên bảng điện
Thực hiện các bước dưới đây để đảm bảo quy trình và an toàn khi làm việc:
-
Bạn sử dụng bút thử điện lấy ra 1 dây nóng, 1 dây lạnh tại nguồn.
-
Dùng kìm tuốt đầu dây nóng để đấu vào chuôi đèn, mở đui đèn và nối dây điện vào 2 lỗ trong chuôi đèn và siết chặt lại.
-
Công tắc thường có 2 đầu: 1 đầu để dòng điện chạy vào, 1 đầu để dòng điện chạy ra (có tác dụng ngắt điện khi đóng công tắc). Bạn đấu 1 nhánh dây nóng từ nguồn vào 1 đầu của công tắc. Sử dụng 1 nhánh dây nóng khác để nối từ công tắc điện sang ổ cắm.
-
Sử dụng dây ngõ ra công tắc để đấu vào 1 cực của bóng đèn. Lúc này, chúng ta gắn một đầu từ nguồn điện vào 1 đầu của công tắc, đầu còn lại nối với bóng đèn.
-
Điểm cuối của bóng đèn, ổ cắm bạn sẽ nối lại với nhau và đấu nối với dây nguội của aptomat.
Sơ đồ lắp đặt công tắc điện 1 chiều và ổ cắm, bóng đèn
Chú ý khi thực hiện đó là cần chắc chắn vị trí của dây nóng và dây lạnh. Nếu đấu ngược dây lạnh vào công tắc sẽ gây ra tình trạng chấp điện. Sử dụng bút thử điện để tìm ra dây nóng (bút thử điện phát sáng) hoặc dây lạnh (không phát sáng).
Cách đấu công tắc điện 2 chiều tại nhà nhanh chóng
Công tắc 2 chiều (đảo chiều, công tắc 3 cực) có cấu tạo đặc biệt để chuyển nối dòng điện. Với loại công tắc này, bạn có thể thực hiện việc bật/tắt bóng đèn ở những vị trí khác nhau (đầu/cuối hành lang, các tầng khác nhau…) vô cùng tiện lợi.
Để đấu nối công tắc điện 2 chiều thì mạch điện cần có 2 dây nóng (dây pha) và 1 dây lạnh (dây trung tính) – dâu lạnh sẽ được đấu trực tiếp với bóng đèn. Có 2 cách để đấu nối công tắc điện 2 chiều:
- Cách 1
: Cách đấu nối công tắc điện này tương đối phổ biến vì độ an toàn mặc dù có cách chạy dây nguồn phức tạp, nối với mạch điều khiển, phụ tải của công tắc. Tuy nhiên, cách làm này có nhược điểm là khá lãng phí dây điện gây tốn kém.
Công tắc 2 chiều được dùng trong điện hành lang, điện cầu thang
- Cách 2:
Đây là cách nối thiết bị điện với mạch điều khiển phụ với phụ tải của công tắc (dùng dây pha). Với cách này thì khi xuất hiện dòng điện sẽ gây ra sự chênh lệch điện áp. trường hợp 2 đầu của thiết bị là dây pha hoặc dây lạnh thì không có dòng điện chạy qua thiết bị nên tăng được độ bền cũng như giảm đáng kể điện năng tiêu thụ.
Trong quá trình lắp đặt, bạn cần chú ý lựa chọn các công tắc có chất lượng tốt cũng như nắm chắc kiến thức và kỹ thuật lắp để đảm bảo an toàn. Quá trình sử dụng cần thường xuyên kiểm tra để xử lý các sự cố, hư hỏng.
Cách đấu công tắc điện Panasonic có khó không?
Công tắc điện Panasonic ngày càng trở nên phổ biến, được sử dụng rộng rãi vì tính an toàn cũng như thẩm mỹ. mặc dù vậy, trong quá trình lắp đặt, đấu nối vẫn còn có thể xảy ra những lỗi hoặc tai nạn đáng tiếc. Vì thế, trong quá trình lắp đặt bạn cần chú ý đến kỹ thuật cơ bản.
Dưới đây là những hướng dẫn lắp đặt khi thay công tắc loại 1 vị trí, đối với loại công tắc 3, 4 vị trí cũng được tiến hành gần tương tự. Cụ thể:
Lắp đặt công tắc điện Panasonic để hệ thống bóng đèn có thể hoạt động được
-
Bước 1: Ngắt nguồn điện và chọn vị trí đấu lắp công tắc cho phù hợp, thuận tiện khi bật/tắt bóng đèn nhất.
-
Bước 2: Thực hiện khoan lỗ để bắt vít, luồn dây cho các thiết bị công tắc được lắp vào bảng điện.
-
Bước 3: Lắp công tắc điện vào bảng, xác định các cực, nối dây với các thiết bị đóng cắt, bảo vệ đóng cắt (cầu chì, aptomat) trên bảng điện.
-
Bước 4: Lắp dây dẫn từ bảng điện tới thiết bị, nối vào đui đèn để bóng đèn có thể hoạt động tốt và an toàn.
Trong cách đấu công tắc điện Panasonic trên bảng điện theo quy tắc một đầu nguồn điện 220V và dây trung tính vào chân đèn, đầu dây còn lại của bóng đèn sẽ nối tiếp với điểm chung công tắc thứ nhất. Đầu dây nối nguồn là dây nóng qua cầu chì, sau đó, dây nóng tiếp tục nối tới điểm chung của công tắc.
-
Bước 5: Kiểm tra lại công tắc điện đã được lắp đặt đúng theo sơ đồ hay chưa. Điều này giúp mạch điện vận hành đảm bảo ổn định, tránh chập cháy.
Một số lưu ý cần nhớ khi thực hiện cách đấu công tắc điện
Ngoài việc lắp đặt theo đúng sơ đồ và kỹ thuật, trong quá trình thực hiện, bạn cần chú ý một số điều cơ bản. Vì khi lắp không đúng dây điện có thể gây ra hiện tượng cháy nổ nếu đóng điện làm chập cháy bảng điện, bóng đèn hoặc các thiết bị khác trên mạch điện.
Nắm vững kiến thức khi thực hiện đấu nối công tắc điện để đảm bảo an toàn
Một số lưu ý cần nhớ đó là:
-
Nắm vững các kiến thức cơ bản, lập sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt để thực hiện công việc một cách nhanh chóng, đảm bảo nhất.
-
Tuân thủ các quy tắc an toàn điện, trang bị các dụng cụ và đồ bảo hộ cần thiết tránh tình trạng giật điện nguy hiểm đến tính mạng con người.
-
Lựa chọn vị trí đặt bảng điện thích hợp, thuận tiện thao tác cũng như tránh những nơi ẩm ướt, dễ xảy ra hiện tượng rò rỉ điện.
-
Thay thế ổ cắm, công tắc khi có dấu hiệu hư hỏng để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Kết luận
Như vậy, Điện máy Yên Phát đã vừa hướng dẫn cho bạn cách đấu công tắc điện đơn, 1 chiều, 2 chiều đơn giản nhất. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong việc tự mình đấu nối bảng điện hoặc thay thế công tắc trong nhà. Đừng quên đảm bảo an toàn cho bản thân khi thực hiện công việc này nhé!