Cách mạng công nghiệp là gì? Ảnh hưởng ra sao đến đời sống?
Cách mạng công nghiệp có vai trò thay đổi các điều kiện kinh tế, xã hội trên toàn thế giới, góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ ngành kinh tế. Vậy cụ thể cách mạng công nghiệp là gì?
Mục lục bài viết
- 1. Cách mạng công nghiệp là gì?
- 1.1. Khái niệm cách mạng công nghiệp là gì?
- 1.2. Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?
- 2. Các cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra là gì?
- 2.1. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất
- 2.2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
- 2.3. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
- 2.4. Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư
- 3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp
- 4. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay
Xem thêm
1. Cách mạng công nghiệp là gì?
Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh vào những năm 60 của thế kỉ 18 bắt đầu từ những phát minh máy móc trong ngành dệt, sau đó lan sang các nước khác như Mỹ, Pháp, Đức,…
1.1. Khái niệm cách mạng công nghiệp là gì?
Cách mạng công nghiệp trong tiếng Anh là Industrial Revolution là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, là sự thay thế lao động thủ công (còn gọi là lao động tay chân) của con người bằng lao động máy móc, chuyển đổi từ sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí.
Việc thay thế lao động thủ công bằng máy móc; nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn chính là ý nghĩa lớn nhất của cách mạng công nghiệp.
Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi cơ bản điều kiện về:
– Kinh tế – xã hội
– Văn hóa
– Khoa học kĩ thuật của xã hội loài người.
1.2. Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?
Cách mạng công nghiệp 4.0 còn được gọi Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Là cuộc cách mạng công nghiệp tập trung cao vào công nghệ với mục đích nâng cao năng suất và sự tiện lợi tối đa trong cuộc sống con người trong mọi lĩnh vực.
Cách mạng công nghiệp 4.0 được thể hiện bằng sự ra đời của các công nghệ mới. Các công nghệ này chính là sự kết hợp tất cả các kiến thức trong các lĩnh vực như vật lý, kỹ thuật số, sinh học, và có sự ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế, các ngành kinh tế và ngành công nghiệp.
Công nghiệp 4.0 vừa tập trung vào sự phát triển của công nghệ và công cụ mới nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất, đồng thời còn là cuộc cách mạng hóa cải cách toàn bộ doanh nghiệp.
Đặc trưng của của cuộc cách mạng nổi lên với những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực :
– Trí tuệ nhân tạo (AI)
– Robot
– Internet vạn vật (IoT)
– Công nghệ sinh học
– Xe tự lái
– Công nghệ in 3D
– Công nghệ nano.
Yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số chính là trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
2. Các cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra là gì?
Cách mạng công nghiệp đã mang đến sự thay đổi lớn lao trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, và xã hội. Qua các giai đoạn lịch sử, nhân loại đã trải qua 04 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn.
2.1. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất
Được bắt đầu ở nước Anh vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 và mở đầu với sự cơ giới hóa ngành dệt may. Các nhà máy dệt lúc bấy giờ phải đặt gần các sông để có thể lợi dụng sức nước chảy, khá bất tiện.
– Năm 1784, James Watt là phụ tá thí nghiệm của 01 trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ vào phát minh này, nhà máy dệt không cần đặt ở gần các sông mới có thể hoạt động mà có thể đặt ở bất cứ đâu.
– Năm 1785, linh mục Edmund Cartwright cho ra đời máy dệt vải, tăng năng suất dệt lên tới 40 lần. Đây là một phát minh quan trọng đối với ngành dệt.
– Năm 1784, Henry Cort đã tìm ra cách luyện được sắt có chất lượng, tuy nhiên chưa đáp ứng yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép và khắc phục được nhược điểm của chiếc máy trước đó.
– Năm 1804: chính là bước tiến của ngành giao thông vận tải với sự ra đời của chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước.
– Năm 1807: Robert Fulton chế tạo ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.
2.2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
Được bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Điểm đáng lưu ý trong nền đại công nghiệp lần thứ hai là dây chuyền sản xuất hàng loạt – áp dụng nguyên lý quản trị của F.W.Taylor, được ứng dụng vào thực tiễn năm 1913 và hãng Ford đi tiên phong.
Trong cuộc cách mạng này, các nhà khoa học đã có những phát minh về các công cụ sản xuất mới như: máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động, hệ điều khiển tự động, người máy.
Đồng thời nghiên cứu, tạo ra các vật liệu mới như chất polymer với độ bền và sức chịu nhiệt cao, được sử dụng trong đời sống, các ngành công nghiệp một cách rộng rãi.
Những nguồn năng lượng mới phong phú cũng đã được tìm ra như năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử, năng lượng gió, … và thay thế cho nguồn năng lượng cũ.
Ở giai đoạn này cũng đã có những tiến bộ trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc với sự xuất hiện của máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ. Trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ đã có những thành tựu đi vào lịch sử như phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên, bay vào vũ trụ và đặt chân lên mặt trăng.
Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã khắc phục được nạn đói, thiếu lương thực với những tiến bộ trong cơ khí hóa, thủy lợi hóa, lai tạo giống, chống sâu bệnh…
2.3. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
Diễn ra vào những năm 1970 với sự ra đời của:
– Sản xuất tự động dựa vào máy tính
– Thiết bị điện tử
– Internet
đã tạo nên một thế giới kết nối.
Cuộc cách mạng Công nghiệp đã chứng kiến hàng loạt tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hoá vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của: chất bán dẫn, siêu máy tính (những năm 60 thế kỉ 20), máy tính cá nhân (những năm 70, 80) và Internet (những năm 90).
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã hoàn thiện các thành tựu công nghệ cao như máy bay, điện thoại, internet, máy tính vệ tinh…
2.4. Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư
Xuất hiện từ năm 2013, với từ khóa “công nghiệp 4.0” từ một báo cáo của chính phủ Đức nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất không cần sự tham gia của con người.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, 4.0 là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), mạng xã hội, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… nhằm chuyển hóa thế giới thực thành thế giới số.
Cuộc cách mạng này đã tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Với sự xuất hiện của robot trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống xã hội.
Công nghệ AI giúp người máy làm thông minh hơn, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô hạn…
Đặc trưng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
– Nền tảng thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh chính là sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật là
– Các dây chuyền sản xuất được nhất thể hóa không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ nhờ sử dụng công nghệ in 3D sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.
– Công nghệ nano, vật liệu mới được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực.
– Trí tuệ nhân tạo và điều khiển học giúp kiểm soát từ xa, không giới hạn về không gian, thời gian…
3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản với sự xuất hiện của nhiều trung tâm công nghiệp mới cũng như những thành thị đông dân. Quá trình sản xuất bằng máy móc góp phần lớn vào việc nâng cao năng suất lao động, xã hội hoá quá trình lao động.
Các cuộc cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy các ngành kinh tế có những chuyển biến mạnh mẽ, nhất là trong sản xuất nông nghiệp và giao thông vận tải.
Quá trình công nghiệp hoá trong đã chuyển các phương thức sản xuất của nông nghiệp sang chuyên canh hoặc thâm canh thay vì tự cung tự cấp. Bên cạnh đó quá trình cơ giới hoá nông nghiệp góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho các ngành nghề khác.
Bên cạnh đó, theo chủ nghĩa Mác, cuộc cách mạng công nghiệp vừa đẩy mạnh sản xuất, vừa là nguyên nhân hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa đó chính là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Sự tăng cường bóc lột của giai cấp tư sản đã làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.
Tóm lại, cách mạng công nghiệp đã có những tác động:
Đối với nền kinh tế:
– Nâng cao năng suất lao động, nâng cao khối lượng sản phẩm, xã hội hóa quá trình lao động của các nước tư bản.
– Thay đổi bộ mặt các nước tư bản
– Thúc đẩy sự chuyển biến của các ngành kinh tế khác, nhất nông nghiệp, giao thông vận tải.
Nông nghiệp chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh.
Đối với xã hội:
– Hình thành 2 giai cấp mới:
+ Tư sản công nghiệp: nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.
+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản
4. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay
Cách mạng công nghiệp 4.0 là kết quả của một quá trình dài, qua nhiều thập kỉ.
Công nghiệp 4.0 không chỉ là xu hướng hiện đại mà là một cuộc cách mạng chứa đựng nhiều cơ hội để phát triển kinh tế – xã hội. Trong đó, có thể kể đến một số ngành nghề cũng có những sự thay đổi khi công nghiệp 4.0 xuất hiện như sau:
– Công nghiệp: Nhiều nhà máy chuyển đổi một số quy trình sản xuất sử dụng tay chân đơn giản sang máy móc tự động. Công nghiệp 4.0 giúp con người có thể làm việc với nhau thông qua internet, cải thiện năng suất, kiểm soát và quản lý công việc hiệu quả hơn.
– Công nghệ phần mềm: Nhiều ứng dụng, phần mềm được ứng dụng linh hoạt trong đời sống, dễ dàng sử dụng, thuận tiện hơn trong làm việc, mua sắm sinh hoạt hằng ngày.
Ví dụ các ứng dụng đặt đồ ăn, ví điện tử, đặt xe…
Y tế: Nhờ vào các ứng dụng hiện đại, các bệnh viện dễ dàng quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án, với sự trợ giúp của các robot đã thực hiện được nhiều ca mổ thành công.
Nông nghiệp: thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh ở các trang trại, nhiều công nghệ được ứng dụng để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, giảm thiểu chi phí.
Công nghệ 4.0 được xem là là sự tiến bộ vượt bậc trong khoa học kỹ thuật, sản xuất kinh doanh, giúp mọi thứ trở nên tiện lợi, tiết kiệm thời gian, công sức con người.
Nhờ vào công nghệ, các sản phẩm sử dụng trong cuộc sống… đều có chất lượng tốt hơn, chất lượng sống của con người ngày càng được cải thiện hơn. Nhận thức – tư tưởng của con người có sự mở rộng, giao lưu với văn hóa phương Tây ngày càng tiến bộ, phóng khoáng hơn, không còn nặng tư tưởng bảo thủ.
Sự lên ngôi của công nghệ và máy móc có thể thay thế con người trong nhiều công việc dẫn đến tình khả năng thất nghiệp tăng cao được xem là một trong những thay đổi mang tính tiêu cực của thời đại 4.0.
Bên cạnh đó, thời đại 4.0 cũng mở ra nhiều thách thức đối với doanh nghiệp kinh doanh, đòi hỏi những doanh nghiệp này phải không ngừng cập nhật, phát triển và vận dụng công nghệ để có thể cạnh tranh trên thị trường.
Trên đây là giải đáp cho cách mạng công nghiệp là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.