{Cách Đấu Dây} Contactor? Công Tắc Tơ 1 Pha 32A 220V Bomgi Bch8

Bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về cấu tạo, nguyên lý contactor. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu Đọc thêm

Bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về cấu tạo, nguyên lý contactor. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu điểm khác nhau của contactor 1 pha và 3 pha.

Bạn đang xem: Công tắc tơ 1 pha

Nên sử dụng loại contactor nào? Cách tính toán lựa chọn contactor, sơ đồ đấu dây contactor 1 pha và 3 pha.

*

Contactor 1 pha và 3 pha Schneider

So sánh giá Contactor các hãng Chint, LS, Schneider, Mitsubishi, nên chọn loại nào?

Mục lục

1 1. Contactor 1 pha2 2. Contactor 3 pha2.2 2.3 Sơ đồ đấu dây5 5. Tính toán chọn contactor 1 pha và 3 pha

1. Contactor 1 pha

1.1 Contactor 1 pha là gì

1 1. Contactor 1 pha2 2. Contactor 3 pha2.2 2.3 Sơ đồ đấu dây5 5. Tính toán chọn contactor 1 pha và 3 pha

Contactor 1 pha là loại khí cụ điện dùng để đóng cắt các thiết bị điện 1 pha trong dân dụng. Ở công tắc tơ 1 pha tiếp điểm chính có 2 cực thường hở.

Công tắc tơ 1 pha được sử dụng nhiều trong các ứng dụng điều khiển tự động, các thiết bị điện một pha có công suất lớn. Hay sử dụng làm thiết bị trung gian chống quá tải cho các loại công tắc và ổ cắm thông minh.

*

Công tắc tơ 1 pha Chint

1.2 Thông số kỹ thuật

– Điện áp làm việc của cuộn hút: 220V ~ 50Hz.

– Công suất chịu tải: các dòng thông dụng 25A, 40A, 63A

– Loại khởi động từ: 1 pha.

– Số lượng tiếp điểm: 2 tiếp điểm thường mở (NO).

– Cấu tạo bảo vệ chống các tác động bởi môi trường bên ngoài.

– Nhựa PC chống cháy nổ.

– Tiếp điểm chính bằng đồng.

– Phù hợp đóng cắt các loại động cơ 1 pha, máy bơm 1 pha, quạt điện, hệ thống điện chiếu sáng

1.3 Sơ đồ đấu dây 

Công tắc và các thiết bị điều khiển thường có khả năng mang tải thấp dưới 10A. Khi điều khiển các thiết bị điện có công suất lớn thì việc sử dụng contactor là cần thiết.

Sơ đồ điều khiển contactor cơ bằng công tắc 2 vị trí

*

Điều khiển công tắc tơ 1 pha bằng công tắc

Sơ đồ đấu dây điều khiển contactor bằng các thiết bị điều khiển từ xa

*

Điều khiển công tắc tơ 1 pha bằng thiết bị điều khiển từ xa

Video tham khảo điều khiển động cơ từ xa

2. Contactor 3 pha

2.1 Contactor 3 pha là gì

Contactor 3 pha là khí cụ điện đóng cắt mạch động lực, được sử dụng thông dụng trong công nghiệp. Công tắc tơ 3 pha rất đa dạng với khả năng mang tải lên đến 600A và điện áp 500V.

Công tắc tơ 3 pha được sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp để điều khiển đóng cắt động cơ 3 pha. Ngoài ra còn dùng trong điều khiển tụ bù, trong các hệ thống chiếu sáng, …

2.2 Thông số kỹ thuật

– Điện áp cuộn hút 220V hoặc 380V

– Khả năng chịu tải lên đến 600A

– Đa dạng về dòng điện và mẫu mã

– Kết cấu bảo vệ chống các tác động bởi môi trường xung quanh: hở, bảo vệ,chống bụi, nước, nổ…

– Có thể kết hợp với relay nhiệt bảo vệ quá tải

– Số lượng tiếp điểm: 3 tiếp điểm chính và 2 tiếp điểm phụ NO, NC. Ngoài ra có thể gắn thêm các tiếp điểm phụ rời.

– Phù hợp điều khiển động cơ 3 pha, hệ thống chiếu sáng.

2.3 Sơ đồ đấu dây

a. Điều khiển động cơ bằng nút nhấn ON, OFF

Sơ đồ mạch điện điều khiển động cơ bằng nút nhấn được vẽ như hình bên dưới.

*

Điều khiển động cơ bằng nút nhấn ON, OFF

+ Khi nhấn On thì cuộn dây của khởi K được cấp điện, làm đóng tiếp điểm chính của khởi K cấp nguồn cho động cơ. Đồng thời tiếp điểm phụ thường hở K đóng lại để tự giữ trạng thái nút nhấn. Đèn run sáng báo động cơ đang chạy.

+ Khi nhấn OFF thì tiếp điểm K mở, động tư dừng và đèn báo Run cũng tắt.

+ Khi lỗi quá tải thì tiếp điểm thường đóng ORL của relay nhiệt mở ra, động cơ dừng. Đồng thời tiếp điểm thường hở ORL đóng lại cấp điện cho đèn báo Lỗi sáng.

Video tham khảo

b. Điều khiển đảo chiều động cơ KĐB 3 pha

Sơ đồ mạch điều khiển đảo chiều động cơ không đồng bộ 3 pha được trình bày như hình bên dưới.

*

Mạch đảo chiều động cơ KĐB 3 pha

+ Khi nhấn ON_T thì khởi K_T hút, cấp điện cho động cơ quay theo chiều thuận. Đèn Run_T báo chạy thuận, đồng thời tiếp điểm thường đóng K_T mở để khóa chéo mạch chạy nghịch. Điều này ngăn cho động cơ không đảo chiều khi đang chạy.

+ Khi nhấn ON_N thì khởi K_N hút, khởi K_N đổi chiều 2 trong 3 dây cấp cho động cơ. Do đó động cơ sẽ quay theo chiều ngược lại, đèn Run_N sáng. Đồng thời khóa chéo mạch chạy thuận.

+ Khi nhấn nút STOP động cơ ngừng quay, đèn báo Run tắt.

+ Khi động cơ quá tải thì động cơ sẽ dừng kể cả khi quay thuận hoặc nghịch, đèn báo lỗi sáng.

Video tham khảo

3. So sánh công tắc tơ 1 pha và 3 pha

– Tiếp điểm của contactor

+ Tiếp điểm chính: Công tắc tơ 1 pha chỉ có 2 tiếp điểm chính, có thể dùng công tắc tơ 3 pha để thay thế cho công tắc tơ 1 pha.

+ Tiếp điểm phụ: Công tắc cơ 3 pha cung cấp các tiếp điểm phụ thường đóng và thường hở. Công tắc tơ 1 pha không hỗ trợ, có thể kết hợp với relay thường để thay thế cho tiếp điểm phụ.

– Giá bán contactor

Công tắc tơ 1 pha có giá rẻ gấp nhiều lần so với công tắc tơ 1 pha có cùng công suất.

*

Giá bán contactor 1 pha và 3 pha

– Kích thước contactor

 + Khởi động từ 1 pha nhỏ gọn hơn, chiếm ít diện tích của tủ điện và dễ dàng gắn cùng với CB.

– Khả năng mang tải

+ Công tắc tơ 3 pha có dãy công suất rộng hơn lên đến 600A do có hệ thống dập hồ quang điện. Công tắc tơ 1 pha có các dòng thông dụng là 25A, 40A, 63A.

– Kết hợp với relay nhiệt bảo vệ quá tải

+ Công tắc tơ 3 pha có thể gắn thêm đuôi nhiệt để bảo vệ quá tải cho động cơ 3 pha. Công tắc tơ 1 pha không hổ trợ kết nối relay nhiệt.

4. Đấu khởi động từ 3 pha điều khiển động cơ 1 pha

Như đã nói ở trên, công tắc tơ 1 pha không có relay nhiệt để bảo vệ quá dòng. Nên để bảo vệ quá tải cho động cơ 1 pha, ta có thể sử dụng khởi động từ 3 pha để thay thế.

Động cơ 1 pha thường sử dụng là động cơ bơm nước, trường hợp nếu nước không lên thì dòng hoạt động của động cơ sẽ tăng lên. Động cơ bị quá tải, nếu không phát hiện xử lý sẽ dẫn đến cháy động cơ. Việc sử dụng khởi động từ để điều khiển và bảo vệ cũng là một giải pháp đáng cân nhắc.

Sơ đồ đấu dây điều khiển động cơ 1 pha bằng nút nhấn ON, OFF được vẽ như hình bên dưới.

*

Mạch điều khiển động cơ 1 pha bằng contactor 3 pha

Trong mạch động lực người ta cầu chân thứ 2 của relay nhiệt lên chân thứ 3 của contactor vì để đảm bảo relay nhiệt hoạt động hiệu quả. Vì cấu tạo của relay nhiệt chỉ gồm 2 phần tử đốt trong gắn trên 3 tiếp điểm chính.

Nếu chỉ sử dụng một phần tử đốt nóng thì khi động cơ quá tải sẽ ảnh hưởng đến thời gian tác động của relay nhiệt.

*

Cấu tạo của relay nhiệt

5. Tính toán chọn contactor 1 pha và 3 pha

5.1 Chọn contactor 3 pha

– Công thức tính công suất động cơ 3 pha là: P = √3UIcosφ. Với :

+ P là công suất định mức của động cơ, đơn vị là (W)

+ I là dòng điện hoạt động định mức của động cơ, đơn vị là (A)

+ U là điện áp hoạt động (V)

+ Cosφ là hệ số công suất, thông số này thường chọn là 0,85. Nhưng nếu nhà máy có nhiều động cơ công suất lớn và không có tụ bù công suất thì Cos φ có thể nhỏ hơn.

– Ta tính dòng điện định mức của động cơ theo công thức: Iđm=P/(1,73.Uđm.Cosφ) và chọn dòng điện contactor IMC = (1,2 – 1,5).Iđm

– Giả sử ta có động cơ 3 pha 380V có công suất 10 HP (hay 7,5 kW), hệ số công suất là 0,85.

Do đó ta có Iđm = 7,5.1000/(1,73.380.0.85)

Iđm = 13,42 A

Một cách tương đối, để chọn nhanh thì trong thực tế người ta sẽ tính dòng điện động cơ là Iđm = 2P. Ở ví dụ này thì Iđm = 2.7,5 IMC = 15 A.

Xem thêm: Mách Bạn Cách Mua Tốc Độ Cao Của Viettel Tốc Độ Cao Miễn Phí Mới Nhất 2021

Khi đó ta tính được dòng điện contactor: IMC = 1,5.Iđm IMC = 22,5 A

=> Ta sẽ chọn contactor 25A

5.2 Chọn công tắc tơ 1 pha

– Công suất động cơ tính bằng công thức: P = UIcosφ

Từ đó dòng điện định mức của động cơ là Iđm = P/(U.Cosφ)

– Giả sử một động cơ 1 pha 220V có công suất là 2 HP (hay 1,5 kW), có hệ số công suất 0,85

Ta tính được dòng điện động cơ: I = 1,5.1000/(220.0,85)

=> Iđm = 8 A

Để tính nhanh dòng điện định mức của động cơ 1 pha một cách tương đối, người ta dùng công thức: Iđm = P.6. Ở ví dụ này thì Iđm = 1,5.6 = 9A

Từ đó, ta tính dòng điện cho công tắc tơ: IMC = 1,5.9 = 13.5A

Đến đây ta có thể lựa chọn công tắc tơ 1 pha hoặc 3 pha để điều khiển động cơ 1 pha này. Nếu điều khiển bằng công tắc tơ 1 pha thì ta sẽ chọn chỉ các dòng thông dụng là 25A, 40A và 63A.