5 ứng dụng Quản lý doanh nghiệp hiệu quả: So sánh PM nổi bật
Sử dụng ứng dụng quản lý doanh nghiệp để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số đang là xu hướng tại các doanh nghiệp trong thời 4.0 hiện nay. Vậy làm thế nào để chọn được phần mềm phù hợp với quy mô, lĩnh vực doanh nghiệp. Dưới đây là 5 top phần mềm quản trị doanh nghiệp hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp bạn đẩy nhanh quá trình phát triển hiệu quả.
1. Ứng dụng quản lý doanh nghiệp là gì?
Hiểu một cách đơn giản ứng dụng quản lý doanh nghiệp là một hệ thống các giải pháp phần mềm hỗ trợ nhà quản trị trong các hoạt động quản lý doanh nghiệp như: quản lý công việc, quản lý dự án, quản lý nhân sự, quản lý nội bộ, quản lý bán hàng, quản trị quan hệ khách hàng…
Với việc kiểm soát chặt chẽ các hoạt động mua, bán, sản xuất hàng hóa trong doanh nghiệp trên một hệ thống phần mềm, nhà quản lý sẽ có cái nhìn toàn cảnh về bức tranh vận động trong doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những chiến lược, hoạt động và chiến thuật nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển của doanh nghiệp.
2. Những lợi ích khi ứng dụng phần mềm vào quản lý doanh nghiệp
Là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng quản lý doanh nghiệp mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi ứng dụng.
- Quản lý tất cả các nghiệp vụ trong doanh nghiệp tập trung trực tuyến
Phần mềm giúp nhà quản lý, quản lý tất cả các nghiệp vụ – hoạt động trong doanh nghiệp như: quản lý công việc, quản lý nhân sự, quản lý nội bộ doanh nghiệp, quản lý bán hàng, quản lý quan hệ khách hàng… Trong mỗi nghiệp vụ lại có các hoạt động nhỏ hơn như quản lý hoạt động xuất nhập hàng, quản lý kho hàng, quản lý công nợ… tập trung trên một hệ thống trực tuyến.
- Quản lý linh động trên Mobile
Dù ở bất cứ đâu, nhà quản lý cũng theo dõi, giám sát được các công việc, hoạt động của doanh nghiệp trên máy tính hoặc điện thoại thông minh có kết nối Internet.
- Tiết kiệm chi phí, thời gian
Tối ưu thời gian xử lý công việc, tự động hóa một số tác vụ trong công việc và tăng hiệu suất, thời gian làm việc của đội ngũ nhân sự
- Nền tảng để doanh nghiệp thực hiện số hóa, chuyển đổi số
Ứng dụng phần mềm vào hoạt động quản trị doanh nghiệp được xem là bước đầu cho việc số hóa toàn bộ doanh nghiệp, là nền tảng để doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu và ứng dụng những phân hệ nhỏ như quản trị nội bộ trước, sau đó khi nhận thấy phần mềm phù hợp với doanh nghiệp thì sử dụng đầy đủ các phân hệ trong bộ phần mềm quản trị doanh nghiệp.
- Tạo môi trường làm việc minh bạch và chuyên nghiệp: Góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Ngoài những lợi ích cụ thể rõ ràng trên, ứng dụng phần mềm trong quản trị doanh nghiệp còn giúp xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, loại bỏ những quy trình quản lý thủ công, cồng kềnh. Thay vì sử dụng Excel, ứng dụng Chat thì doanh nghiệp chỉ cần sử dụng 1 phần mềm quản trị chuyên biệt.
Mọi thông tin, dữ liệu, trao đổi,… trong doanh nghiệp được lưu trữ tập trung trên 1 nền tảng, tạo thuận lợi trong quản lý, tra cứu lại.
3. Top 5 ứng dụng quản lý doanh nghiệp được nhiều nhà quản lý ưu tiên lựa chọn
Lựa chọn một phần mềm quản lý phù hợp với doanh nghiệp không phải dễ bởi nó sẽ phụ thuộc vào một trong các yếu tố sau: Công nghệ, nền tảng, chi phí, nhân sự, tiện ích… Dưới đây là top 5 phần mềm quản lý công ty đang được nhiều nhà quản lý ưu tiên lựa chọn.
Mục Lục
3.1. Open Bravo
Không thể phủ nhận những tính năng mà phần mềm quản lý doanh nghiệp Open Bravo hỗ trợ doanh nghiệp như một người trợ lý của nhà quản trị. Phần mềm này hiện đang được hơn 6000 cá nhân, tổ chức phục vụ cho việc kinh doanh. Phần mềm quản trị doanh nghiệp Open Bravo hỗ trợ người quản lý đưa ra một quy trình làm việc hiệu quả cho doanh nghiệp. Đồng thời, các hoạt động quản lý và điều hành cũng được thực hiện dễ dàng hơn.
Điểm trừ của phần mềm này là việc phí duy trì. Để có thể sử dụng phần mềm, người dùng cần trả phí theo tháng khá phức tạp. Chi phí này khá cao để một doanh nghiệp nhỏ chi trả cho quá trình vận hành.
3.2. Phần mềm quản lý doanh nghiệp FastWork Việt Nam
Fastwork là ứng dụng quản lý doanh nghiệp trực tuyến được xây dựng trên nền tảng SaaS. Hỗ trợ sử dụng trên cả trên web app và Mobile app với 2 hệ điều hành IOS và Android, phần mềm cho phép nhà quản lý, quản lý tất cả các nghiệp vụ trong doanh nghiệp trên một hệ thống trực tuyến, kể cả khi không có mặt tại văn phòng.
Phần mềm quản lý doanh nghiệp FastWork phù hợp với:
- Doanh nghiệp quy mô lớn, vừa và nhỏ
- Doanh nghiệp khối Dịch vụ, Thương mại và Xây dựng
Điểm khác biệt của Fastwork so với các phần mềm khác đó là tính all-in-one, toàn bộ tính năng ứng dụng đều được tích hợp trên cùng 1 app web và 1 app mobile. Thứ 2, Fastwork định hướng cung cấp các ứng dụng cá nhân hóa theo lĩnh vực: như Phần mềm quản lý dự án cho ngành Xây dựng, phần mềm CRM cho bất động sản, v.v… Giao diện trực quan, dễ ứng dụng cũng là 1 điểm cộng của FastWork. Phần mềm đơn giản, có thể triển khai ngay, dù là nhân viên ở độ tuổi nào cũng có thể thao tác và sử dụng thành thạo hiệu quả sau 1 tuần áp dụng. Hiện phần mềm FastWork đang được hơn 3500 doanh nghiệp trên cả nước tin dùng.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về phần mềm quản trị doanh nghiệp FastWork qua video dưới đây!
Phần mềm doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quản lý, tối ưu thời gian xử lý công việc và nâng cao hiệu suất lao động nhờ xây dựng và chuẩn hóa quy trình công việc hiệu quả. Tự động hóa hoàn toàn các nghiệp vụ trong doanh nghiệp như: tự động thu thập, điều phối Lead, tự động thu thập dữ liệu chấm công, tự động đồng bộ dữ liệu công vào phiếu lương…
Đặc biệt, FastWork có chi phí “rất Việt Nam” so với các phần mềm khác có cùng tính năng, là sự lựa chọn hợp lý cho các doanh nghiệp SME. Bạn có thể tìm hiểu thêm về bảng giá phần mềm tại đây.
Tập đoàn PC1, Hạ tầng Dầu Khí, CTCP Cầu 1 Thăng Long, Bánh kẹo Bảo Hưng,… đã triển khai thành công nền quản trị doanh nghiệp FastWork. Tìm hiểu thêm về các đánh giá của khách hàng về FastWork Tại Đây
3.3. Jira Software
Jira Software giúp các doanh nghiệp có thể tập trung vào các kế hoạch dự án nhăm theo dõi và giám sát công việc. Ngoài ra, người sử dụng cũng có thể tạo lập báo cáo trên Jira với khoảng 10 mẫu báo cáo khác nhau.
Mặc dù là một phần mềm hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp, tuy nhiên Jira vẫn có những nhược điểm về mặt giao diện. Có thể nói giao diện của Jira khá phức tạp và tốn nhiều thời gian để sử dụng. Bạn cần thích nghi và sử dụng trong một khoảng thời gian khá dài để có thể làm việc hiệu quả với Jira.
Jira Software được xem là một phần mềm quản trị doanh nghiệp chuyên về dự án
3.4. Phần mềm quản lý doanh nghiệp Oracle
Oracle cung cấp cho doanh nghiệp công cụ ERP phục vụ cho các mảng: tài chính, nhân lực, phân phối và sản xuất. Oracle có tính năng quản lý hầu hết các mảng chính trong doanh nghiệp như: Tài chính, dự án, quản lý tài sản, quản lý đơn hàng, chăm sóc khách hàng, sản xuất, lập kế hoạch hậu cần, xuất báo cáo và lên kế hoạch kinh doanh.
Hơn nữa, để cụ thể hóa công việc, phần mềm cũng được cài đặt một vài lĩnh vực kinh doanh: bất động sản, vốn nhân lực, sức khỏe, an toàn môi trường và các giao dịch khác. Oracle được đánh giá là một phần mềm quản lý doanh nghiệp dễ sử dụng. Oracle cho phép nhà quản lý dễ dàng quản lý hoạt động của doanh nghiệp thông qua phần mềm trực tuyến để cập nhật công việc nhanh chóng và thường xuyên.
Tuy nhiên, phần mềm này có một nhược điểm lớn đó là khó để sử dụng tiếng Việt. Nguyên bản của phần mềm là ngôn ngữ tiếng anh. Bởi vậy, gây bất tiện với các nhân viên không có sẵn vốn tiếng. Từ đó có thể chậm trễ công việc và tiến độ theo kế hoạch của doanh nghiệp.
3.5. SAP Business One
Sap Business One, phù hợp với các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sap Business One tích hợp các công việc: quản lý tài chính, chăm sóc khách hàng, quản lý hàng hóa tồn kho, bán hàng và hỗ trợ vận hành trong toàn bộ hệ thống. Phần mềm SAP business hỗ trợ nhiều ngôn ngữ cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, điểm hạn chế là phần mềm này không có ngôn ngữ tiếng việt hỗ trợ người dùng.
Sap Business One phù hợp với các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ
4. So sánh một số phần mềm quản lý doanh nghiệp nổi bật tại Việt Nam
Dưới đây, gợi ý bạn tham khảo một số so sánh cơ bản của 3 phần mềm quản trị doanh nghiệp của Việt Nam nổi bật trên thị trường hiện nay gồm: FastWork, Base & 1Office.
5. Một số tiêu chí cân nhắc khi lựa chọn phần mềm quản lý doanh nghiệp
Theo khảo sát của FastWork, hiện tại trên thị trường có khá nhiều nền tảng, phần mềm quản trị doanh nghiệp bao gồm phần mềm của Việt Nam và nước ngoài. Làm thế nào để tìm được phần mềm phù hợp?
- Doanh nghiệp cần xác định chính xác nhu cầu sử dụng phần mềm của mình là gì? Cụ thể, cần nền tảng toàn diện All-in-on tập trung như FastWork hay cần những phần mềm quản trị từng nghiệp vụ riêng lẻ như phần mềm quản trị nội bộ riêng, phần mềm quản trị nhân sự riêng?
- Lựa chọn phần mềm dựa chọn quy mô doanh nghiệp, tránh trường hợp “mặc áo quá rộng”, phần mềm quá nhiều tính năng, doanh nghiệp không sử dụng hết gây lãng phí chi phí sử dụng
- Xác định mức ngân sách cụ thể. Chi phí sử dụng phần mềm quản trị của Việt Nam thấp hơn nhiều so với phần mềm của nước ngoài
- Nhân sự trong công ty có sẵn sàng chuyển đổi sang sử dụng phần mềm hay không?
- Để lựa chọn được phần mềm phù hợp, doanh nghiệp nên tham khảo Demo của các phần mềm trước khi chọn mua. Nếu bạn cần tham khảo Demo phần mềm quản trị doanh nghiệp FastWork hãy đăng ký tại cuối trang!
6. SME nên sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp nào?
Nếu doanh nghiệp của bạn có quy mô vừa và nhỏ hoặc là siêu nhỏ, bạn có thể tham khảo phần mềm quản trị doanh nghiệp FastWork, với 4 phân hệ cơ bản: quản lý nhân sự, quản lý công việc và dự án, quản trị nội bộ và quản trị quan hệ khách hàng & bán hàng.
FastWork là dạng phần mềm SAAS, sử dụng linh hoạt trên cả web app và mobile app. Đặc biệt với chi phí siêu nhỏ, phù hợp với ngân sách SMEs, FastWork hiện được hơn 3500 doanh nghiệp tin dùng. Tìm hiểu chi tiết bộ phần mềm quản trị doanh nghiệp SMEs.
Dành cho SMEs tham khảo 13 Tài liệu chọn lọc gồm:
- Nhận thức kinh doanh và ý tưởng kinh doanh
- Lập kế hoạch kinh doanh
- Những vấn đề về thị trường và marketing trong khởi sự doanh nghiệp
- Tổ chức và điều hành Doanh nghiệp
- Quản trị tài chính trong khởi sự doanh nghiệp
- Quản trị Marketing
- Quản trị nhân sự
- Quản trị dự án
- Những vấn đề kế toán cơ bản trong Doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Kỹ năng bán hàng
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Các kỹ năng quản trị dành cho lãnh đạo doanh nghiệp
- Văn hóa doanh nghiệp
Tải miễn phí TẠI ĐÂY
Trên đây là 5 gợi ý ứng dụng quản lý doanh nghiệp khá phổ biến hiện nay. Trong đó, nếu doanh nghiệp của bạn có nguồn ngân sách không quá lớn nhưng muốn nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện bạn có thể tìm hiểu FastWork.
Ngoài ra, bên cạnh 5 phần mềm gợi ý trên, bạn có thể tham khảo thêm các ứng dụng quản trị khác của nước ngoài nổi bật như: ProofHub, Zoho One, Netsuite, Bitrix 24, Trello, Connecteam,…
Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về phần mềm quản lý doanh nghiệp FastWork, bạn muốn trải nghiệm miễn phí demo phần mềm, đừng quên để lại thông tin tại form Đăng ký tư vấn dưới đây nhé!
Đăng ký dùng thử
Từ khóa tìm kiếm liên quan:
- app quản lý doanh nghiệp
- phần mềm doanh nghiệp
- phần mềm quản trị doanh nghiệp
- top phần mềm quản lý doanh nghiệp