3 mẫu phiếu nhập kho ban hành theo Thông tư 200, 133, 132

Phiếu nhập kho là chứng từ không thể thiếu, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình quản lý và lưu trữ hàng hóa của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vậy Phiếu nhập kho là gì? Dựa trên cơ sở nào để lập Phiếu nhập kho? Viết Phiếu nhập kho như thế nào cho đúng? Khi viết Phiếu nhập kho có cần ghi thuế không? Toàn bộ những câu hỏi có liên quan đến biểu mẫu Phiếu nhập kho sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây.

Hiểu thế nào là phiếu nhập kho?

Phiếu nhập kho là loại chứng từ ghi lại, theo dõi tình hình tài sản của một doanh nghiệp. Đồng thời, cung cấp thông tin liên quan đến nguồn tài sản tăng lên. Đây là cơ sở để định kỳ vào sổ báo cáo chi tiết nguyên vật liệu, hàng hóa, công cụ và dụng cụ, tài sản cố định, số liệu tồn kho…

Mẫu phiếu này được lập ra giúp cho các kế toán của doanh nghiệp có thể theo dõi các nghiệp vụ phát sinh một cách kịp thời, chính xác, giúp cho quá trình quản lý dễ dàng, thuận tiện hơn.

Tùy theo yêu cầu của từng doanh nghiệp, có thể sử dụng loại phiếu 1 liên, 2 liên hoặc 3 liên. Đối với hàng hoá, vật tư mua ngoài thì cần lập phiếu làm 2 liên. Đối với vật tư tự sản xuất thì phải được lập làm 3 liên, các liên phải có nội dung giống nhau.

Sau khi lập phiếu xong, người lập phiếu và kế toán trưởng ký vào phiếu rồi chuyển lên cho giám đốc hoặc người được ủy quyền phê duyệt, có đầy đủ chữ ký và ghi rõ họ tên. Sau khi hoàn tất các thủ tục, Phiếu này sẽ được giao cho người nhận phiếu xuống kho nhận hàng.

Mẫu phiếu này có thể do thủ kho, kế toán kho cũng có thể do bộ phận quản lý xử lý tùy theo quy định. Quá trình nhập kho bao gồm cả hàng hóa, các loại thiết bị, vật tư hay tư liệu sản xuất… đều được bộ phận thủ kho xác nhận, sau đó báo cáo với kế toán kho. Tiếp đó, kế toán kho tiến hành nhập dữ liệu vào hệ thống quản lý kho để theo dõi, giám sát tiến trình hàng nhập.

Phiếu được sử dụng tại các nhà kho, khu vực quản lý hàng hóa, nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Phiếu này còn sử dụng trong trường hợp các hàng hóa, công cụ, nguyên liệu được mua từ bên ngoài nhập vào kho.

Phiếu nhập kho

Mẫu phiếu này thường được lập bởi thủ kho

Dựa trên căn cứ nào để lập phiếu nhập kho?

Đây là mẫu phiếu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giúp kiểm soát được chính xác số lượng hàng hóa được nhập vào. Trên cơ sở đó, kịp thời đề ra những phương án, giải pháp cho toàn bộ hệ thống kho hàng.

Phiếu này được lập khi hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ mà doanh nghiệp có nhu cầu nhập đã về đến công ty cần tiến hành thủ tục nhận và lưu kho. 

Căn cứ vào Hóa đơn giá trị gia tăng và Phiếu giao hàng, kế toán sẽ làm giấy đề nghị nhập kho và ghi phiếu nhập kho cho số hàng hoá đó.

Khi ghi Phiếu nhập kho có cần phải ghi thuế không?

Phiếu này là một biểu mẫu được các thủ quỹ sử dụng nằm theo dõi và ghi nhận hàng hóa tại kho. Phiếu nhập kho chỉ phản ánh giá vốn, chỉ dùng để theo dõi số lượng hàng hóa, giá mua hàng hóa các loại do vậy khi lập kế toán không cần ghi thuế.

Lưu ý khi ghi Phiếu nhập kho

Không cần ghi thuế trên phiếu

Cách viết phiếu nhập kho như thế nào?

Phiếu nhập kho là biểu mẫu có sẵn. Người viết phiếu cần đọc cẩn thận rồi ghi các nội dung vào phiếu. Tuy nhiên thực tế, khá nhiều người viết tỏ ra lúng túng dẫn đến sai sót.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang đồng thời sử dụng nhiều mẫu phiếu khác nhau được ban hành theo các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính như: Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư 133/2016/TT-BTC, Thông tư 132/2018/TT-BTC. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách ghi cụ thể mẫu phiếu ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.

– Đơn vị, bộ phận: cần ghi rõ tên đơn vị, sau đó đến tên bộ phận nhập kho. Nếu không ghi, có thể đóng dấu đơn vị lên phiếu.

– Điền đầy đủ các thông tin về ngày tháng năm nhập hàng, số phiếu nhập, ghi rõ các tài khoản nợ, tài khoản có

– Ghi rõ họ và tên của người hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ…

– Ghi đủ các thông tin của số hóa đơn hoặc của lệnh nhập kho: số mấy, ngày tháng năm nào, của đơn vị nào?

– Ghi rõ tên kho chứa và địa chỉ cụ thể của kho.

– Phần thông tin về vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.

– Các cột A, B, C, D: người ghi phiếu lần lượt điền số thứ tự; tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất; mã số và đơn vị tính của từng loại sản phẩm nhập.

Mẫu phiếu nhập kho ban thành theo thông tư số 22

Các thông tin trong mẫu phiếu ban hành theo Thông tư 200

– Về số lượng:

+ Cột số 1: ghi số lượng theo chứng từ  là hóa đơn hoặc lệnh nhập.

+ Cột 2: ghi số lượng thực nhập vào kho.

 Thông thường, số lượng ở 2 cột (1) và (2) sẽ khớp nhau nếu hàng hoá không gặp vấn đề gì. Trong trường hợp hàng nhập bị hư hỏng, doanh nghiệp không nhập mà trả lại hoặc giao không đủ số lượng thì số lượng hai cột này sẽ không khớp nhau. Người ghi phiếu cần hết sức chú ý để tính thành tiền cho chuẩn xác.

– Về giá cả:

+ Cột 3: ghi đơn giá theo giá hạch toán hoặc giá trên hóa đơn

+ Cột 4: Kế toán ghi rõ số tiền được tính ra của từng thứ vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực nhập (Thành tiền = Đơn giá x Số lượng thực nhập).

– Dòng cộng: Ghi tổng số tiền đã tính ra thành tiền của toàn bộ các sản phẩm nhập.

– Tổng số tiền (viết bằng chữ): Ghi rõ số tiền ở dòng cộng trên phiếu bằng chữ.

– Số chứng từ gốc đi kèm: ghi rõ số chứng từ kèm theo (nếu có).

– Người lập phiếu ghi rõ ngày tháng năm lập phiếu, sau đó, ký và ghi rõ họ tên lên phiếu.

– Các cá nhân thuộc các bộ phận có liên quan cùng ký và ghi rõ họ tên: người giao hàng, thủ kho, kế toán trưởng hoặc bộ phận có nhu cầu nhập kho.

Tải mẫu phiếu nhập kho chuẩn nhất

Phần cuối, chúng tôi xin gửi các bạn một số mẫu phiếu nhập kho mới nhất hiện nay.

Mẫu 1: Phiếu nhập kho ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC Tải ngay

Mẫu 2: Phiếu nhập kho ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC Tải ngay

Mẫu 3: Phiếu nhập kho ban hành theo Thông tư 132/2018/TT-BTC Tải ngay