3 công nghệ 4.0 trụ cột của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp 4.0 như một luồng gió mới giúp nhiều doanh nghiệp hồi sinh, vươn mình ra thế giới. Cụ thể, các công nghệ 4.0 trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này đem đến cho các doanh nghiệp, tổ chức cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, một cách không tưởng. Vậy công nghệ 4.0 thực chất là gì? Đâu mới là công nghệ trụ cột của thời kỳ 4.0?vv… Thì những thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ cho bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này.
1. Công nghệ 4.0 là gì?
Công nghệ 4.0 Là gì? Một trong những cụm từ được nhắc đến khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ, định nghĩa chi tiết chúng là gì.
Công nghệ 4.0 là tên gọi được bắt nguồn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Từ cuộc công nghệ 4.0 nhiều phát minh công nghệ mới trong các lĩnh vực như vật lý, kỹ thuật số, sinh học,… ra đời. Một số sản phẩm tiêu biểu như robot, trí tuệ nhân tạo (AI) , Internet vạn vật (IoT), Công nghệ sinh học, công nghệ in 3D, xe tự lái, và công nghệ nano.
Trong đó, những yếu tố chủ chốt của Kỹ thuật số sẽ là: AI(Trí tuệ nhân tạo), Internet of Things (Vạn vật kết nối) và dữ liệu lớn (Big Data),… Công nghệ 4.0 chủ yếu tập trung về kết nối, tự động hóa, máy móc và dữ liệu. Tác động trực tiếp đến tất cả ngành nghề và các lĩnh vực hiện nay, từ kinh tế, giáo dục, sản xuất,…
Trong đó, cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư còn được gọi là công nghiệp 4.0 . Một trong những cuộc cách mạng đưa đến hàng loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức ở lĩnh vực kỹ thuật số, vật lý, sinh học và tác động đến tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế, ngành công nghiệp và nền kinh tế.
Ngoài ra, công nghiệp 4.0 còn là cuộc cách mạng hóa cải cách toàn bộ doanh nghiệp bên cạnh việc tập trung vào sự phát triển của công nghệ và công cụ mới để giúp cải thiện hiệu quả sản xuất.
2. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là một sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ số, vật lý và sinh học, tạo ra những quá trình sản xuất hoàn toàn mới và có tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới.
Theo Wikipedia công nghiệp 4.0 là cách gọi khác của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet, truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng. Công nghệ 4.0 cung cấp cho sản xuất tiếp cận liên kết và toàn diện hơn. Là sự kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, nhà cung cấp, đối tác, sản phẩm và con người.
Cách mạng công nghiệp 4.0 cho các chủ doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động của họ và cho phép họ tận dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng là những gì công nghệ 4.0 mang lại.
Công nghiệp 4.0 giúp mọi thứ trở lên thông minh hơn từ nhà máy, sản phẩm và chuỗi cung ứng. Làm cho các hệ thống sản xuất và dịch vụ trở nên linh hoạt hơn, hài lòng khách hàng hơn.
3. 3 công nghệ trụ cột của thời kỳ 4.0
Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo nên một thời đại công nghệ 4.0 là cái nôi cho ra đời hàng loạt công nghệ thông minh áp dụng công nghệ 4.0. Giúp mở ra một kỷ nguyên mới với nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp, tổ chức đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam.
Khi nhắc đến cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì không thể thiếu ba trụ cột quan trọng sau:
Mục Lục
3.1 AI – Trí tuệ nhân tạo:
3.1.1 Trí tuệ nhân tạo – AI là gì?
Trí Tuệ Nhân Tạo – AI (Artificial Intelligence) là công nghệ 4.0 mô phỏng quá trình học tập và suy nghĩ của con người cho máy móc, đặc biệt là hệ thống máy tính. Mục đích con người lập ra trí tuệ nhân tạo này để tự động hóa các hành vi thông minh như bộ não con người. Từ đó, giúp cắt giảm bớt nhân công con người và đảm bảo tính đồng bộ, tính chuẩn xác cao hơn.
Ngoài ra, AI có thể hiểu như một trong những lĩnh vực của khoa học máy tính gắn trực tiếp với việc tự động hóa các hành vi một cách thông minh. Cụ thể là: AI là trí tuệ do con người lập trình tạo ra để giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như một bộ não người . Biết suy nghĩ, lập luận, phân tích cũng như so sánh và giúp tổng hợp rút ra các quyết định hay các phương pháp để giải quyết các vấn đề nhanh gọn. Đặc biệt hơn, AI còn biết nói, giao tiếp, biết học, thích nghi và tự bộc lộ sở thích, ham muốn…
So với lập trình logic trước kia trí tuệ nhân tạo còn làm được nhiều hơn thế. Nó có khả năng suy nghĩ độc lập của chúng thay vì việc mọi thứ được lập trình sẵn và cỗ máy đó sẽ thực hiện các thao tác theo logic được con người đặt ra, đây cũng là sự khác biệt của hai khái niệm này. Bên cạnh đó, AI – Trí Tuệ Nhân Tạo sẽ tự xem xét tình huống và đưa ra phương án tối ưu nhất, từ đó tiết kiệm chi phí cũng như vận hành cho công việc hiệu quả hơn. Đồng thời nhờ khả năng tính toán AI sẽ đưa ra những ý tưởng mới giúp phát triển hơn.
Một số ví dụ phổ biến về trí tuệ nhân tạo – AI có thể kể đến: ô tô tự lái, trợ lý ảo trên điện thoại hay đối thủ ảo khi chơi trò chơi trên điện thoại, phần mềm dịch thuật tự động.
3.1.2 Lợi ích của trí tuệ nhân tạo AI
- Giúp phát hiện và ngăn chặn các rủi ro: AI có thể dự báo trước các rủi ro, mối nguy hại tiềm ẩn để giảm thiểu, ngăn chặn các thiệt hại đem lại. Ví dụ: Thảm họa thiên nhiên, sóng thần, núi lửa, động đất, dịch bệnh hay có mối nguy hại trong sản xuất kinh doanh
- Thay thế sức lao động của con người ở một số công đoạn nhờ quá trình học máy và tạo ra được các robot trong đời sống và công nghiệp. Giúp hạn chế sức lao động của con người trong sản xuất, vận hành. Giờ đây, các máy móc robot sẽ thay con người làm việc đó.
- Không còn khoảng cách ngôn ngữ: Nhờ trí tuệ nhân tạo AI sẽ giúp con người trên mọi Quốc gia có thể thoải mái tiếp xúc, nói chuyện và hiểu nhau. Tạo thêm nhiều cơ hội để học tập và làm việc trên khắp thế giới.
- Cá nhân hóa: Việc đánh giá và thích ứng cũng như học hỏi đối tượng mà nó phục vụ. Dựa vào đó công nghệ AI sẽ đưa ra phản ứng phù hợp nhất cho từng đối tượng riêng biệt.
3.1.3 Một số ứng dụng công nghệ AI trong đời sống
- Trong ngành y tế: AI được sử dụng như một trợ lý chăm sóc sức khỏe cá nhân, sử dụng cho nghiên cứu và phân tích, lên lịch hẹn khám tại các cơ sở y tế, và điều quan trọng nhất chính là việc bệnh nhân được hỗ trợ 24/7.
- Trong ngành giáo dục: Giúp cải thiện và nâng cao trình độ học tập của con người, theo dõi sự tiến bộ của học sinh để giáo viên có thể biết và điều chỉnh cách dạy học sao cho hợp lý. Ngoài ra còn áp dụng trong các thao tác dạy và học, các trò chơi, phần mềm giáo dục
- Trong ngành vận tải: Tạo ra các phương tiện giao thông vận tải tự lái giúp cắt giảm chi phí và hạn chế những rủi ro tai nạn giao thông những vấn đề gây nguy hiểm đến tính mạng của con người.
- Trong ngành ngân hàng tài chính: Giúp xử lí các hoạt động tài chính, tiền đầu tư và cổ phiếu, quản lý các tài sản khác nhau,…ngoài ra xử lý các giao dịch , giúp ngân hàng hỗ trợ khách hàng, cung cấp các giải pháp nhanh chóng hoặc nhận diện gương mặt của chủ tài khoản.
vv…
3.2 Internet of Things – Vạn vật kết nối
3.2.1 Internet of Things – Vạn vật kết nối là gì?
Internet of Things là thế giới vạn vật kết nối Internet hay mạng lưới thiết bị kết nối với Internet, trong đó mỗi vật, mỗi người đều có định dạng riêng và tất cả đều có thể trao đổi, truyền tải thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần sự tương tác trực tiếp người với máy tính hay giữa người với người. Vạn vật kết nối (IoT) phát triển dựa trên công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Hay nói một cách đơn giản hơn đó là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để từ đó thực hiện một nhiệm vụ nhất định.
3.2.2 Lợi ích – Ứng dụng của Internet of Things
* Đối với con người?
IoT giúp hầu hết các ngành nghề hiện nay phát triển hơn từ giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp, y tế,… nhờ sự kết nối linh hoạt của mạng lưới IoT. Một tác động tích cực qua đời sống, công việc thông qua nhiều ứng dụng:
- Hệ thống nhà thông minh
- Quản lý các thiết bị cá nhân bằng kết nối mạng
- Mua sắm thông minh
- Quản lý môi trường, lượng chất thải trong các xí nghiệp, nhà máy
- Theo dõi sức khỏe online, từ xa
- Quản lý, lên kế hoạch công việc cho các doanh nghiệp, công ty
…
* Đối với doanh nghiệp
Lợi ích của IoT cho doanh nghiệp phụ thuộc vào cách triển khai cụ thể. Đặc biệt là doanh nghiệp nên có quyền truy cập vào nhiều dữ liệu hơn về các sản phẩm của chính họ bên cạnh hệ thống nội bộ của riêng họ và khả năng thay đổi lớn hơn.
Các nhà sản xuất đang tiến hành đưa các cảm biến vào các thành phần của sản phẩm, để nó có thể truyền lại dữ liệu về cách chúng hoạt động. Việc này sẽ giúp các công ty phát hiện ra khi một thành phần có khả năng lỗi; và trao đổi nó trước khi nó gây ra thiệt hại. Các công ty cũng có thể sử dụng dữ liệu do các cảm biến này tạo ra để làm cho hệ thống và chuỗi cung ứng của họ hiệu quả hơn.
* Đối với người tiêu dùng
Internet vạn vật (IoT) hứa hẹn sẽ làm phương tiện của chúng ta thông minh hơn, dễ đo lường hơn và tốt hơn.
Một số ứng dụng cụ thể như:
- Các speaker thông minh như Google Home và Echo của Amazon giúp phát nhạc dễ dàng hơn; hẹn giờ hoặc nhận thông tin.
- Dễ dàng theo dõi những gì đang diễn ra bên trong và bên ngoài qua hệ thống an ninh; hoặc để xem và nói chuyện với khách tới thăm.
- Mở điều hòa thông minh trước khi chúng ta về.
Có thể thấy các cảm biến có thể giúp con người hiểu được môi trường của chúng ta ồn ào hay ô nhiễm như thế nào. Thay đổi cách chúng ta xây dựng và quản lý không gian công cộng.
3.3 Big Data- Dữ liệu lớn
3.3.1 Big Data là gì?
Big data là tài sản thông tin với khối lượng dữ liệu cực lớn, phong phú, đa dạng với tốc độ cao, yêu cầu phải có công nghệ mới, để có thể xử lý nhanh và hiệu quả (tối ưu hóa được dữ liệu và khám phá được các yếu tố quan trọng ẩn dấu sâu trong dữ liệu). Từ đó, giúp đưa ra được các quyết định kịp thời và có hiệu quả.
3.3.2. Lợi ích của Big Data
Ra quyết định tốt hơn: Thúc đẩy quá trình ra quyết định, công ty xem xét xem xử lý dữ liệu trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Phân tích nhu cầu của khách hàng theo xu hướng thị trường,… giúp cho quá trình ra quyết định tốt hơn.
Tạo ra sự cải tiến tốt hơn: Big Data cho phép sự tự do để đạt được những điều không tưởng. Đồng thời giúp phân tích ý kiến khách hàng, cung cấp những thông tin về những gì họ đang thiếu và những điều cần lưu ý trước khi phát triển, đừa sản phẩm mới. Điều này sẽ giúp họ phát triển các sản phẩm mới theo yêu cầu của khách hàng.
Trong lĩnh vực giáo dục: Quản lý dữ liệu liên quan đến học sinh. Phân tích khả năng của một học sinh thông qua dữ liệu có sẵn giúp các giáo viên lên kế hoạch giảng dạy tốt hơn.
Big Data trong tối ưu giá sản phẩm: Big Data để tối ưu mức giá mà họ đưa ra cho khách hàng. Thông qua việc phân tích được giá mang lại lợi nhuận tối đa cho họ trong các viễn cảnh kinh doanh khác nhau.
Big Data trong công cụ đề xuất: Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn khi người ta có thể lựa chọn những thứ mình thích. Ví dụ: Trong việc mua sắm trực tuyến. Họ phân tích dữ liệu của mỗi khách từ đó đưa ra các đề xuất theo đó. Tất cả đều dựa trên các hành vi gần nhất của họ khi ghé thăm các nền tảng trước và các hoạt động thời gian thực của họ. Ngoài ra, các đề xuất được đưa ra dựa trên việc so sánh giữa các sản phẩm khách hàng đã tìm kiếm hay thường mua.
Big Data trong ứng dụng cứu sinh trong ngành y tế: Giúp cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại và chất lượng cho bệnh nhân dựa trên hồ sơ điện tử về sức khỏe của họ. Thông qua phân tích dữ liệu sẽ cho phép tìm ra cách chữa trị tốt với căn bệnh bằng cách nhận ra các kết nối không xác định và các mẫu ẩn
3.3.3 Các ứng dụng Big Data phải kể đến
* Ngành tài chính – ngân hàng
Big Data giúp nâng cao hệ thống ngân hàng kĩ thuật số, phát hiện các hoạt động gian lận và báo cáo cho các chuyên viên liên quan để đảm bảo an ninh cho ngân hàng.
Ngoài ra, Big Data giúp phân tích và xác định các địa điểm tập trung nhu cầu của khách hàng tiềm năng để đề xuất lập chi nhánh mới, dự đoán kinh phí trước
* Y tế, chăm sóc sức khỏe
Big Data giúp đánh giá các triệu chứng và xác định nhiều bệnh ở giai đoạn đầu, lưu giữ các hồ sơ, lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ một cách hiệu quả. Dự báo trước các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch bệnh nguy hiểm.
Xác định được hướng điều trị, giúp cải thiện quá trình chăm sóc sức khỏe. Theo dõi tình trạng bệnh nhân và gửi báo cáo, tình trạng sức khỏe cho các bác sĩ liên quan hay cần có mặt của bác sỹ.
* Thương mại điện tử
Big Data sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường
Phân tích hành vi, sở thích, sự quan tâm của khách hàng, giúp cho nhà quản lý hiểu hơn về đối tượng khách hàng để cung cấp các sản phẩm theo đúng xu hướng và nhu cầu thị trường.
Giúp nhà quản lý xác định được sản phẩm nào đang được quan tâm nhiều nhất từ đó tối ưu thời gian hiển thị hay tự gửi mã ưu đãi cho những sản phẩm mà khách hàng bỏ vào giỏ hàng nhưng chưa mua.
* Digital Marketing
Khi ứng dụng Big Data, doanh nghiệp sử dụng Digital Marketing có thể xác định nhóm đối tượng mục tiêu trên các trang mạng xã hội. Ngoài ra, có thể cá nhân hóa mọi hoạt động tìm kiếm trên Google, Email Marketing, hiển thị quảng cáo phù hợp cũng như giúp tạo báo cáo chi tiết sau mỗi chiến dịch quảng cáo.
Bên cạnh đó Big Data còn ứng dụng trong các ngành bán lẻ, ngành công nghiệp, giáo dục đào tạo,….
Tóm lại, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng ta. Nó mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội mới đồng thời nó cũng mang lại vô vàn thách thức và khó khăn.
Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh công nghệ 4.0 – Giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp