Xã hội phong kiến châu âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào

Trong suốt các chương trình học Lịch sử, chúng ta đều nghe tới, biết tới giai đoạn xã hội phong kiến. Giai đoạn lịch sử này lại xuất hiện tại cả phương Đông và phương Tây. Đặc biệt là giải đoạn xã hội phong kiến châu Âu được quan tâm rất nhiều. 

Xã hội phong kiến phương Tây mang nhiều đặc điểm khác. Đặc biệt hơn xã hội phong kiến phương Đông. Mọi người đều đã nghe thấy giai đoạn này nhưng chưa chắc đã hiểu hết về nó. Vậy hãy cùng khám phá xã hội phong kiến châu Âu qua bài viết dưới đây nhé.

Xa-hoi-phong-kien-chau-au-01

Xã hội phong kiến là gì? Đặc điểm xã hội phong kiến châu Âu.

Xã hội phong kiến là gì?

Xa-hoi-phong-kien-chau-au-02

Xã hội phong kiến là xã hội được hình thành ngay sau khi xã hội cổ đại đi đến giai đoạn sụp đổ. Sau khi xã hội cổ đại đi đến những bước suy thoái. Xã hội phong kiến dần dần xuất hiện để tiếp bước.

Tại châu Âu, xã hội phong kiến được coi là 1 chế độ xã hội. Chúng tập hợp những tục lệ, pháp luật, quân sự. Những điều này được phát triển mạnh mẽ vào những năm của thế kỉ thứ 9 đến thế kỉ thứ 15. Thời gian và cách thức hình thành nên xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây. Mang nhiều những đặc điểm khác nhau.

Đặc điểm xã hội phong kiến châu Âu.

Xa-hoi-phong-kien-chau-au-03

Xã hội phong kiến châu Âu mang nhiều những đặc điểm đặc biệt. Và đặc trưng cho xã hội thời đó:

  • Xã hội phong kiến giai đoạn này được hình thành khá muộn. Muộn hơn so với xã hội phong kiến phương Đông. Nó được hình thành vào khoảng giữa thế kỉ thứ 5 đến thế kỉ thứ 10.
  • Xã hội phong kiến này có một giai đoạn được công nhận là khá thịnh vượng và phát triển. Thời kì đó được kéo dài từ thế kỉ thứ 11 đến thế kỉ thứ 14.
  • Vào những năm từ thế kỉ thứ 15 đến thế kỉ thứ 16. Xã hội phong kiến này dần bước vào những năm tháng khủng hoảng. Đó là giai đoạn mà xã hội rơi vào thời kì bế tắc, sụp đổ. Sau sự tan rã đó thì chủ nghĩa tư bản đang dần chiếm thế thịnh vượng hơn. Thay chỗ cho xã hội phong kiến châu Âu.

Những giai cấp ảnh hưởng tới quá trình hình thành xã hội phong kiến giai đoạn này:

Quá trình hình thành xã hội phong kiến châu Âu bị ảnh hưởng từ 2 giai cấp chính: lãnh chúa và nông nô.

Tầng lớp lãnh chúa:

Lãnh chúa phong kiến là những người thuộc tầng lớp quý tộc, tướng lĩnh. Họ được chia cho rất nhiều những ruộng đất, của cải, quyền lợi. Họ nắm mọi quyền lực trong tay. Họ phải chịu trách nhiệm đảm bảo sự an toàn cho những người dưới quyền của mình.

Ngược lại, những người đó phải có nghĩa vụ cống nộp, nộp thuế cho lãnh chúa. Nói chung, lãnh chúa sẽ có quyền lực vô hạn trong vùng đất mà họ cai quản.

Tầng lớp lãnh chúa hình thành nên những giai cấp mới. Sau khi người Giéc – man thi hành các chính sách:

  • Tầng lớp vũ sĩ: đây là tầng lớp người Giéc – man khi đã chiếm được ruộng đất. Họ tự xưng là vua, họ tự phong tước vị cho chính mình.
  • Tầng lớp quý tộc tăng lữ: đây là bộ phận những người từ bỏ đi chính tôn giáo nguyên thủy của mình. Họ tiếp thu tôn giáo mới là Kitô giáo được du nhập vào đất nước.
  • Tầng lớp quan lại: tầng lớp này có khá nhiều đặc quyền ưu tiên, quyền lực. Họ còn rất giàu có và có rất nhiều ruộng đất, tài sản.

Tầng lớp nông nô:

Tầng lớp nông nô là tầng lớp được đưa vào nhóm là lực lượng sản xuất chính. Họ sinh sống và lao động trong chính lãnh địa của lãnh chúa và họ phải lệ thuộc vào họ. Lãnh chúa sẽ phân cho từng người 1 phần đất đai. Họ sẽ phải sản xuất trên mảnh đất đó và nộp tô thuế lại cho lãnh chúa.

Nông nô tuy là lực lượng sản xuất, lao động chính nhưng cuộc sống của họ rất khổ sở. Cuộc sống của họ gắn chặt với lãnh chúa, lệ thuộc hoàn toàn vào lãnh chúa. Họ hoàn toàn không có quyền lực, tài sản.

Họ bắt buộc phải nhận ruộng từ lãnh chúa. Họ lao động và sản xuất trên mảnh đất đó. Sau đó, khi đã thu hoạch mùa vụ thì họ bắt buộc phải nộp lại sản phẩm và thuế cho lãnh chúa. Các sản phẩm, hoa màu trên mảnh đất đó. Phải nộp hoàn toàn lại cho lãnh chúa mà họ không được giữ 1 chút gì.

Tầng lớp nông nô gồm những người nô lệ và nông dân bị tước đoạt, bóc lột hết ruộng đất, tài sản. Họ bị biến thành nông nô, sống khép kín tại lãnh địa. Cuộc sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào lãnh chúa và phải nộp rất nhiều tô thuế.

Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến châu Âu và phương Đông

  • Ở xã hội phong kiến châu Âu:

– Chủ yếu kinh tế là kinh tế lãnh địa.

– Xã hội hình thành nên 2 tầng lớp là lãnh chúa và nông nô.

– Hệ thống xã hội dựa trên quan hệ và quyền lực để phân chia.

  • Ở xã hội phong kiến phương Đông:

– Xã hội có chủ yếu 2 tầng lớp: địa chủ và nông dân lĩnh canh.

– Chế độ chủ yếu là chế độ địa chủ tập quyền. Chế độ ra đời sớm và tồn tại khá lâu.

– Quan hệ giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh là chủ yếu tại xã hội này.

Bài viết trên đã gửi đến bạn thông tin về các giai cấp hình thành nên xã hội phong kiến châu Âu. Chúng tôi mong rằng thông tin trên và các thông tin chúng tôi đưa ra thêm sẽ hữu ích với bạn.