Xã hội hóa và văn hóa xã hội

1. XÃ HỘI HÓA CÁ NHÂN

1.1. Khái niệm xã hội hóa

Có nhiều định nghĩa khác nhau về xã hội hóa. “Xã hội hóa là quá trình

quá độ mà theo đó chúng ta có thể tiếp nhận được nền văn hoá của xã

hội, trong đó chúng ta được sinh ra và trưởng thành – qua quá trình

này, chúng ta đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được

cách suy nghĩ và ứng xử được coi là thích hợp trong xã hội của chúng

ta”. (. Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Ken Sheard,

Michelle Stanworth và Andrew Webster. Người dịch: Phạm Thuỷ Ba. Nhập

môn xã hội học. NXB Khoa học Xã hội 1993).

Xã hội hóa vừa là một quá trình dạy vừa là một qúa trình học tập,

trong đó cá nhân thực hiện cách hành động phù hợp với các giá trị

chuẩn mực xã hội (cụ thể). Quá trình xã hội hóa làm cho các cá nhân

thay đổi.

Quá trình xã hội hóa biểu hiện như thế nào? “Chúng ta thường học cách

suy nghĩ và hành động từ những người mà chúng ta tiếp xúc thông qua

quá trình tương tác xã hội”.

 Mô hình truyền thông của Jackobson

Xã hội hoá là quá trình mang tính lưỡng phân: khách quan và chủ quan.

Tính khách quan ở chỗ xã hội hóa là quá trình theo đó xã hội chuyển

văn hóa của mình từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Quá trình xã hội

hóa làm cho các cá nhân thay đổi. Tính chủ quan thể hiện ở việc cá

nhân suy nghĩ có chọn lọc các giá trị, chuẩn mực từ các yếu tố tác

động bên ngoài, giải mã ý nghĩa và thực hiện hành động. Chính vì vậy,

xã hội hóa là quá trình các cá nhân học hỏi, tiếp nhận các giá trị

nhằm đáp ứng sự kỳ vọng xã hội.

Nhiệm vụ của xã hội hóa là trang bị và phát triển những kỹ năng, kiến

thức, truyền đạt những ước vọng, những hệ thống giá trị, những lý

tưởng xã hội.

Ý nghĩa của quá trình xã hội hóa: cho phép xã hội tồn tại và luân

chuyển nền văn hóa của mình từ thế hệ này qua thế hệ khác, nâng cao

tính cố kết xã hội và nét đặc trưng giữa các nền văn hóa và chuyển từ

con người sinh học sang con người xã hội.

1.2. Các giai đoạn của quá trình xã hội hóa

Có ba giai đoạn của quá trình xã hội hóa, đó là giai đoạn xã hội hóa

ban đầu của đứa trẻ trong gia đình, giai đoạn xã hội hóa diễn ra trong

nhà trường và giai đoạn xã hội hóa diễn ra trong môi trường xã hội.

Quá trình xã hội hóa chỉ chấm dứt khi dời sống xã hội của con người

chấm dứt bằng cái chết.

Sự phân chia các giai đoạn như trên hoàn toàn chỉ mang tính ước lệ. Cả

ba môi trường xã hội hóa này có thể diễn ra một cách đồng thời và đan

xen.

1.2.1. Giai đoạn xã hội hóa ban đầu của đứa trẻ trong gia đình

“Sự giáo dục của một quốc gia được xét đoán qua lối xử sự ở ngoài

đường. Khi nào ta thấy còn sự thô lỗ ở ngoài đường thì chắc chắn còn

sự thô lỗ trong gia đình” (A. Đê a-mi-cis).

Gia đình được xem như là môi trường xã hội hóa đầu tiên mà mỗi cá nhân

thường phải phụ thuộc vào. Quá trình xã hội hóa của một người từ những

năm tháng đầu tiên của cuộc đời có ảnh hưởng quyết định tới thái độ và

hành vi của họ khi trưởng thành. Phần lớn ảnh hưởng của gia đình trong

giai đoạn sơ khai của quá trình xã hội hóa được thực hiện một cách

không chính thức và không chủ đích. Tương tác xã hội thể hiện mối quan

hệ giữa những người thân gần gũi nhất về tinh thần và thể chất.

Câu chuyện vui: Một hôm cậu bé hỏi cha nó: “sao dạo này trên đầu cha

nhiều tóc bạc thế?” Cha cậu đáp: “Vì con luôn làm những điều cha phải

bận lòng”. Nghe vậy cậu mới thưa rằng: “A, bây giờ thì con đã hiểu sao

tóc ông nội bạc trắng rồi”.

1.2.2. Giai đoạn xã hội hoá trong nhà trường

Xã hội càng văn minh bao nhiêu thì tính chuyên môn hóa cũng được thể

hiện và đề cao bấy nhiêu. Nhà trường là môi trường xã hội hóa chính

yếu trong giai đoạn đứa khi đứa trẻ bắt đầu trưởng thành bên ngoài gia

đình. Các cá nhân dần nắm được những hành vi nào được chấp nhận, tuy

nhiên sự mong đợi giữa các quan hệ là không đồng nhất.

Trường học là môi trường tồn tại để phổ biến chính thức các kiến thức

và kỹ năng xã hội cơ bản cần thiết (giao tiếp…).

Như vậy, trong môi trường gia đình, trường học hay tại các nhóm đồng

đẳng, quá trình xã hội hoá được thực hiện như kết quả của mối tương

tác giữa các thành viên.

1.2.3. Giai đoạn xã hội hoá trong môi trường xã hội

Phần lớn quá trình xã hội hóa trong giai đoạn này lại không chính

thức. Các nhóm xã hội thường được thiết lập một cách có ý thức vì

những mục đích cụ thể. Các nhóm đều phát triển một cách không cố ý các

khuôn mẫu hành vi khác nhau mà các thành viên trong đó đều mong đợi.

Quan tâm đến quá trình dần dần cá nhân hoà nhập vào xã hội và duy trì

văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. “Học trong trường đời là một

điều bắt buộc không ai có thể tránh khỏi” (G.Gút-be-ri).

Nói tóm lại, các giai đoạn của xã hội hóa không hề bị gián đoạn mà có

sự đan xen nhất định. Môi trường xã hội hóa không chỉ giới hạn trong

gia đình (các nhóm văn hóa phụ). Xã hội hóa là qúa trình vừa dạy – vừa

học, nó gồm ba giai đoạn xã hội hóa: trong gia đình, nhà trường và xã

hội.

2. VĂN HÓA XÃ HỘI

2.1. Khái niệm văn hóa

Trong đời sống hàng ngày, văn hóa dùng để chỉ những phong cách ứng xử

giữa cá nhân mà tương ứng với các chuẩn mực, giá trị của xã hội. Văn

hóa dùng để chỉ những người có học, văn hóa dùng để chỉ trình độ học

vấn và văn hóa cũng dùng để chỉ các loại hình nghệ thuật như hội họa,

điêu khắc, phim ảnh ….

Nguồn gốc thuật ngữ “văn hóa” trong khoa học xã hội và nhân văn bắt

nguồn từ “cultus” nghĩa là gieo trồng, “cultus agri” là gieo trồng

ruộng đất, “cultus amini” là gieo trồng tinh thần.

T.Hobbes: “Lao động giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ

trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần” .

Theo Tâm lý học, “Văn hóa là toàn thể những môn học cho phép cá nhân

trong một xã hội nhất định đạt tới sự phát triển nào đó về cảm năng,

về ý thức phê phán và về năng lực nhận thức, các khả năng sáng

tạo” (UNESCO, 1977).

Theo Triết học, “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần

do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội và đặc

trưng cho trình độ đạt được trong sự phát triển của lịch sử của xã

hội” (từ điển Triết học, Tiếng Bungari, 1986).

Nên hiểu “văn hóa” như thế nào theo “kiểu” Xã hội học? Trước hết,

chúng ta hãy tìm hiểu khái niệm văn hóa và xã hội. Văn hóa và xã hội

là hai thuật ngữ thường gắn liền nhau. Văn hóa được nhìn nhận như một

tập hợp những giá trị truyền thống của một dân tộc. Còn xã hội là từ

chỉ một cộng đồng người cụ thể.

Văn hóa là một công cụ để hiểu ứng xử của con người với tư cách là

người chuyển tải các yếu tố truyền thống của xã hội. Trong mỗi nhóm,

xã hội đều có những đặc trưng văn hóa của mình, chính văn hóa đem lại

diện mạo, bản sắc riêng cho xã hội. Không có văn hóa của xã hội này

cao hơn văn hóa của xã hội khác. Văn hóa là sản phẩm của con người bao

gồm các giá trị vật chất và phi vật chất. Nó là hệ thống di sản chung

của xã hội. Văn hóa chính là cách con người quan niệm về cuộc sống, tổ

chức cuộc sống và sống cuộc sống ấy.

Tại sao nói văn hóa là sản phẩm của con người? Vì văn hóa bao gồm ngôn

ngữ, tư tưởng, quan điểm, giá trị, … ở khía cạnh phi vật chất và nhà

cửa, quần áo, phương tiện đi lại,…. ở khía cạnh vật chất.

Như vậy, trong xã hội học, văn hóa có thể được xem xét như “hệ thống

các giá trị vật chất và phi vật chất, các chuẩn mực và mục tiêu mà con

người cùng thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và trải qua

thời gian”.

Văn hóa được biểu hiện như thế nào? Theo quan điểm của Lesle Wite

(1947), văn hóa được biểu hiện qua 4 loại hình sau: hành động, vật

chất, tư tưởng và tình cảm.

– Hành động là những mô hình ứng xử được chấp nhận rộng rãi trong xã

hội. Ví dụ: cách chào, cách mời, cách ăn,…

– Vật chất là những sản phẩm do con người tạo ra, bao gồm tất cả những

gì do nhóm và xã hội sản xuất và sử dụng. Ví dụ: gốm Bát Tràng, gốm

Lái Thiêu.

– Tư tưởng bao gồm các tín ngưỡng và kiến thức được truyền lại trong

xã hội. Ví dụ: tín ngưỡng thờ ông bà.

– Tình cảm gồm những sự đánh giá về về cái tốt, cái xấu, cái đúng và

cái sai. Kể cả những thành kiến đối với các nhóm xã hội cụ thể.

Điều gì làm con người có ứng xử khác với những con vật khác? Đó là ứng

xử của các con vật khác mang tính bản năng, trong khi ứng xử của con

người mang tính văn hóa. Con người ứng xử thông qua tương tác biểu

tượng, nếp sống.

2.2. Đặc điểm của văn hóa

Văn hóa có những đặc điểm sau:

– Tính chất học hỏi của văn hóa

– Tính luân chuyển của văn hóa

– Tính xã hội của văn hóa

– Tính lý tưởng của văn hóa

– Tính chất thích ứng văn hóa

– Tính thống nhất của văn hóa.

 Tính chất học hỏi của Văn hóa: Văn hóa là cái học được từ những

người xung quanh. Vốn văn hóa được tích lũy trong quá trình tồn tại và

phát triển của con người trong mối quan hệ, tương tác với những người

khác.

 Tính luân chuyển của văn hóa: Các giá trị của văn hóa được truyền từ

thế hệ này sang thế hệ khác thông qua ứng xử của con người.

 Tính xã hội của văn hóa: Văn hóa luôn tồn tại đồng thời với xã hội.

Mô hình ứng xử = chuẩn mực à Văn hóa (Sự đồng tình mang tính phổ biến)

 Tính lý tưởng của văn hóa: Những quan niệm của chúng ta về cái gì

nên làm và không nên làm thường mang hình thức lý tưởng hơn là những

gì xảy ra trong hiện thực ứng xử.

 Tính chất thích ứng của văn hóa: Các giá trị, chuẩn mực của nền văn

hóa có thể thay đổi tùy theo những đòi hỏi của bối cảnh xã hội như vẫn

gắn liền chặt chẽ với tòan bộ cấu trúc xã hội.

 Tính thống nhất của văn hóa: Có một sự cố kết chặt chẽ giữa các khía

cạnh khác nhau về văn hóa, nhằm hình thành nên một thể thống nhất.

2.3. Các thành phần của văn hóa

 Biểu tượng: là bất cứ thứ gì mang một ý nghĩa cụ thể được thành viên

của một nền văn hóa nhận biết. Hình ảnh, âm thanh, đồ vật, hành động

của con người, … tất cả được sử dụng như ký hiệu. Biểu tượng thay đổi

khác nhau trong các nền văn hóa, và có tính thay đổi theo thời gian.

 Ngôn ngữ: là hệ thống các ký hiệu có nghĩa chuẩn giúp các thành viên

trong XH truyền đạt với nhau. Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất

để chuyển giao văn hóa, quá trình qua đó văn hóa được luân chuyển từ

thế hệ này sang thế hệ khác.

 Giá trị: là tiêu chuẩn qua đó thành viên của một nền văn hóa xác

định điều gì là tốt – xấu, nên – không nên, đẹp – xấu (William, 1970).

Giá trị ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta và được dùng như những tiêu

chuẩn để đánh giá hành vi của người khác.

 Tiêu chuẩn: là những quy tắc và mong đợi mà qua đó xã hội định hướng

hành vi của các thành viên. Tiêu chuẩn khiến cho các cá nhân có tính

tuân thủ và phản ứng tích cực (phần thưởng) hay tiêu cực (hình phạt)

của xã hội thúc đẩy tính tuân thủ ấy. Chuẩn mực đạo đức: tiêu chuẩn

văn hóa quan trọng. Tập tục truyền thống: tiêu chuẩn văn hóa ít quan

trọng hơn.

2.4. Văn hóa vật chất và tiểu văn hóa

 Văn hóa vật chất: là những sáng tạo hữu hình của con người. Văn hóa

vật chất là sự áp dụng kiến thức văn hóa vào sinh hoạt trong môi

trường tự nhiên. Văn hóa vật chất cũng làm thay đổi những thành phần

văn hóa phi vật chất. Ví dụ: việc phát minh ra các biện pháp tránh

thai đã góp phần làm hình thành nên tiêu chuẩn quan hệ tình dục không

phải để sinh đẻ.

 Tiểu văn hóa: là văn hóa của các cộng đồng xã hội mà có những sắc

thái khác với nền văn hóa chung của toàn xã hội. Ví dụ: cộng đồng

người Khơme ở Sóc Trăng có một số đặc điểm văn hóa rất đặc trưng như

theo đạo Phật tong phái tiểu thừa,…

 Một số biểu hiện cụ thể:

• Phương ngữ

• Y phục

• Món ăn

• Một số ứng xử cụ thể khác,…

Tóm lại, văn hóa và các hiện tượng văn hóa như chuẩn mực, các sản

phẩm, kiến thức, giá trị tình cảm đều được truyền đạt bằng ngôn ngữ

qua các thế hệ trong một xã hội nhất định. Khái niệm văn hóa cho phép

chúng ta giải thích hành động con người bằng cách liên hệ với một loạt

các giá trị truyền thống mà hành động đó tuân theo. Nhiệm vụ của Xã

hội học là giải thích sự khác biệt văn hóa, phân tích hệ quả & nguyên

nhân của chúng.

Một số khái niệm cần quan tâm:

• Văn hóa chung

• Văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa

• Khuyếch tán văn hóa

• Chủ nghĩa vị chủng

• Thuyết tương đối văn hóa

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Hãy trình bày sự tác động giữa ba môi trường xã hội hoá. Liên hệ

thực tiễn.

Nguồn:

http://groups.google.com.vn/group/usshdus/browse_thread/thread/4d7a142e00327f33