Xã hội cổ đại phương đông gồm những tầng lớp nào

Các quốc gia cổ đại phương Đông khi đó rất  phát triển và nhiều thành tựu để lại cho tới ngày này. Trong số đó không thể không nhắc tới Kim tự tháp Ai Cập. Chúng ta đã nghe rất nhiều về nó trong sách báo. Vậy hôm nay hãy cùng tìm hiểu về xã hội các quốc gia cổ đại phương đông này nhé. Hãy cùng xem xã hội đó gồm những giai cấp nào.

xã hội cổ đại phương đông

Xã hội cổ đại phương đông nghĩa là gì?

Xã hội 

– Xã hội cổ đại phương Đông gồm có 3 tầng lớp: nông dân công xã, Quý tộc quan lại và Nô lệ. Do bị bóc lột nặng nề, nô lệ và dân nghèo thường xuyên nổi dậy đấu tranh chống lại giai cấp thống trị.

Thể chế nhà nước

– Nhà nước cổ đại phương Đông tổ chức dựa trên: chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại. Trong đó đứng đầu là nhà vua, có quyền hành cao nhất, từ việc đặt pháp luật, chỉ huy quân đội, xét xử người có tội… Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính từ cấp trung ương đến cấp địa phương.

– Nhà vua còn được coi là người đại diện của thần linh. Điển hình như: Trung Quốc gọi các vị vua là Thiên tử, Ai Cập là Pha-ra-ông, còn Lưỡng Hà là Ensi.

– Mỗi nhà nước đều có luật pháp bảo vệ cho quyền lợi giai cấp thống trị của nhà nước đó. Tiêu biểu nhất là bộ luật Hammurabi ở Lưỡng Hà. 


Xã hội cổ đại phương đông được hình thành từ khi nào?

Xã hội các quốc gia cổ đại phương đông thường được hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn. Điển hình như là: Ai Cập (Sông Nin), Trung Quốc (Sông Trường Giang,Hoàng Hà), Ấn Độ (Sông Hằng, sông Ấn), Lưỡng Hà (Sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát) cư dân ngày càng đông vào cuối thời nguyên thuỷ . Đất đai ở lưu vực các con sông lớn màu mỡ, tạo thuận lợi cho trồng trọt. Vì vậy nghề trồng lúa trở thành ngành kinh tế chính. Con người cũng bắt đầu biết làm thuỷ lợi, đào kênh, đắp đê … làm cho thu hoạch lúa ổn định hàng năm. Cuộc sống con người ngày càng được ổn định, nâng cao. Vì vậy, trong xã hội xuất hiện sự phân chia giai cấp, kẻ giàu, người nghèo.

Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện từ cuối thiên niên kỉ IV – đầu thiên niên kỉ III TCN. Các nhà nước cổ đại đầu tiên ra đời ở Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.

Vào khoảng giữa thiên niên kỉ IV Trước công nguyên, cư dân Ai Cập cổ đại đã khá đông đúc. Họ sống tập trung theo từng công xã dọc quanh lưu vực sông Nin. Trên lưu vực sông Lưỡng Hà, khoảng thiên niên kỉ IV TCN, hàng chục nước nhỏ của người Su-me đã được hình thành. Còn ở lưu vực sông Ấn, những quốc gia cổ đại đầu tiên đã ra đời từ giữa thiên niên kỉ III TCN.

Đến khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN, chế độ công xã nguyên thủy ở Trung Quốc tan rã. Xã hội có giai cấp nhà nước đầu tiên được thành lập vào khoảng thế kỉ XXI TCN. Với mở đầu là vương triều nhà Hạ.


Xã hội cổ đại phương đông bao gồm những giai cấp chính nào?

Xã hội cổ đại phương Đông có ba giai cấp là nông dân, giai cấp thống trị và nô lệ:

– Nông dân công xã: là bộ phận đông đảo nhất trong xã hội và là lực lượng sản xuất chính. Họ nhận ruộng đất của công xã để cày cấy, canh tác. Song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm lao dịch không công cho quý tộc.

– Giai cấp thống trị: Với người đứng đầu là nhà vua nắm mọi quyền hành. Cùng với đó là đội ngũ đông đảo các quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ. Đó là tầng lớp sở hữu nhiều của cải và quyền thế. Họ sống giàu sang chủ yếu bằng sự bóc lột nông dân và nô lệ đem lại.

– Nô lệ: Đây là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ có nguồn gốc là những tù binh chiến tranh hoặc nông dân nghèo không trả được nợ. Họ chủ yếu làm các việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc. Thân phận của những người nô lệ không khác gì súc vật.

Do nhu cầu nền kinh tế nông nghiệp nên nông dân gắn bó và ràng buộc với nhau trong công xã nông thôn. Các thành viên trong công xã được gọi là nông dân công xã.


Quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội cổ đại phương đông

Quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội cổ đại phương đông rất mâu thuẫn với nhau. 

Giai cấp thống trị nắm giữ mọi quyền hành trong xã hội. Trong đó đứng đầu là nhà vua. Quan lại, quý tộc, Chủ nô…nắm giữ nhiều của cải nên rất giàu có, cuộc sống sung túc. Họ nắm trong tay quyền lực, sở hữu nhiều nô lệ và bóc lột nô lệ rất nặng nề.

Trái lại, nô lệ là thành phần chiếm số đông trong xã hội. Họ có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nhưng lại không được hưởng bất cứ quyền lợi nào. Phải chịu sự bóc lột nặng nề của chủ nô, họ được coi như là vật sở hữu của chủ nô.

Chính vì có sự mâu thuẫn sâu sắc như vậy nên nô lệ thường xuyên đứng lên đấu tranh. Tuy nhiên rất nhanh họ đã bị đàn áp và tiếp tục sống thân phận nô lệ.


Tìm hiểu về xã hội cổ đại phương đông ở tài liệu nào?

Hiện nay khi công nghệ phát triển bạn có thể tìm hiểu về xã hội cổ đại phương đông rất dễ dàng mà tiết kiệm. Nhưng lưu ý khi tìm kiếm trên mạng bạn cần tìm hiểu nguồn thông tin đảm bảo. Không phải thông tin nào trên mạng cũng đúng  đâu nhé.

Đặc biệt bạn có thể xem các bộ phim cổ trang về xã hội thời xưa. Xem phim vừa tiếp thu được kiến thức mới, nhưng cũng rất hấp dẫn, thú vị đúng không nào. Hoặc bạn cũng có thể sưu tầm sách báo về lịch sử các quốc gia cổ đại phương đông. Những loại sách này bạn có thể tìm thấy dễ dàng tại các nhà sách. Thậm chí trong sách giáo khoa ở các cấp bậc trường học cũng có dạy về những điều này. Còn sâu hơn nữa có thể tham khảo các giáo trình chuyên sâu tra bằng tiếng anh hoặc tiếng việt. Các giáo trình đó cũng cung cấp cặn kẽ cho bạn các vấn đề mà bạn muốn được giải đáp. 

 

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết xã hội cổ đại phương đông gồm những giai cấp nào rồi đúng không. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn, giúp bạn có thêm những kiến thức mới. Tìm hiểu về xã hội cổ đại vừa có thêm những kiến thức bổ ích và cũng rất thú vị. Cảm ơn các bạn đã theo dõi, và hẹn gặp ở các bài viết tiếp theo.