Vở Bài Tập Tự Nhiên Và Xã Hội Lớp 1 (Sách Giáo Khoa Cánh Diều) | Nhà Sách Tiến Thọ

Vở Bài Tập Tự Nhiên Và Xã Hội Lớp 1 (Sách Giáo Khoa Cánh Diều) 

Vở Bài Tập Tự nhiên và Xã hội 1 được biên soạn đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học, với những bài học phù hợp lứa tuổi của học sinh.

Sách giúp các em học sinh tìm hiểu, khám phá những điều kì diệu của thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh. Với cuốn sách có hình thức trình bày đẹp, nội dung hấp dẫn, các em sẽ thích thú hơn với việc học, qua đó thêm yêu gia đình, nhà trường, thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường sống.

Cấu trúc sách Tự nhiên và Xã hội 1- sách Cánh Diều gồm 3 phần:

– Phần mở đầu của cuốn sách là mục Hướng dẫn sử dụng sách được trình bày kết hợp kênh hình và kênh chữ giúp học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh (CMHS) và người đọc khác dễ dàng nhận ra cách trình bày của mỗi chủ đề và các thành phần chính của mỗi bài học cùng những kí hiệu chỉ dẫn các hoạt động học tập cho học sinh.

– Phần nội dung chính thể hiện đúng và đầy đủ chương trình môn học bao gồm 6 chủ đề: Gia đình, Trường học, Cộng đồng địa phương, Thực vật và động vật, Con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời. Các bài học phản ánh chính xác, đầy đủ các yêu cầu cần đạt trong từng chủ đề. Cuối mỗi chủ đề có bài Ôn tập và đánh giá.

– Phần cuối là Bảng tra cứu từ ngữ và Mục lục.

+ Bảng tra cứu thuật ngữ: Trong bảng này, các từ ngữ, khái niệm quan trọng được liệt kê và chỉ ra địa chỉ trong SGK, bước đầu giúp HS làm quen với việc tra cứu, hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu.

+ Mục lục: Giúp học sinh xác định được nội dung toàn cuốn sách và thuận tiện tra cứu.

Cách trình bày một chủ đề:
– Trang chủ đề: Có một trang riêng để giới thiệu tên chủ đề và tên các bài học của chủ đề. Trang này được minh hoạ bằng những hình ảnh thể hiện được nội dung cốt lõi của chủ đề. Mỗi chủ đề được trình bày bằng màu sắc và kí hiệu riêng để phân biệt với các chủ đề khác.

+ Các bài học: Số lượng các bài học trong mỗi chủ đề phụ thuộc vào nội dung đã quy định trong Chương trình môn học Tự nhiên và Xã hội 2018. Nhìn chung, mỗi chủ đề có từ 2 đến 4 bài học, nhưng cũng có chủ đề có 6 bài học như chủ đề Con người và sức khoẻ.

+ Bài Ôn tập và đánh giá: Kết thúc mỗi chủ đề là bài Ôn tập và đánh giá chủ đề đó. Bài này thường được thể hiện bằng các sơ đồ tư duy hoặc sơ đồ khái niệm và hoặc các biểu học sinh phải vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề,…

Cách trình bày một bài học
Tiến trình của một bài học bao gồm:

+ Hoạt động Khởi động để gắn kết vào bài học, được thể hiện bằng nhiều hình thức đa dạng như thông qua một bài hát, một trò chơi,… với sự dẫn dắt của con ong một cách nhẹ nhàng, sinh động gây tò mò và cuốn hút HS.

+ Hoạt động Khám phá kiến thức mới và Hình thành kĩ năng thông qua Quan sát, Trả lời câu hỏi, Thảo luận,…

+ Hoạt động Thực hành và Vận dụng kiến thức thông qua Xử lí tình huống, Chia sẻ với các bạn và người thân,…

+ Hoạt động Đánh giá được thể hiện trong toàn bộ tiến trình của bài học thông qua các câu hỏi và bài tập từ bước gắn kết, khám phá kiến thức mới, luyện tập, thực hành và củng cố mà không tạo thành một mục riêng trong SGK.

Kết thúc mỗi phần hoặc cả bài học là phần Kiến thức cốt lõi và hoặc lời nhắc nhở của con ong về giá trị hoặc kiến thức, kĩ năng cần vận dụng trong cuộc sống.

Mục Em có biết có ở một số bài, giúp HS tìm tòi, mở rộng hiểu biết về các kiến thức, sự kiện liên quan; gây hứng thú học tập cho HS.

Những điểm mới của sách
Điểm mới về nội dung các chủ đề bài học
– Nội dung của các bài học không cung cấp quá nhiều kiến thức mô tả cần phải ghi nhớ.

– Sách thiết kế nhiều hoạt động học tập đa dạng nhằm tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

– Sách có nhiều hoạt động thực hành, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức.

– Cuối mỗi chủ đề có bài về “An toàn”, hoặc trong mỗi bài học có phần về “An toàn” giúp học sinh vận dụng các kiến thức vào cuộc sống, phòng tránh những rủi ro trong sinh hoạt và vui chơi.

– Mỗi chủ đề có một bài “Ôn tập” được thể hiện bằng sơ đồ hóa sơ đồ hóa các kiến thức và mối liên hệ giữa các kiến thức đã học, nhằm phát triển năng lực tư duy tổng hợp, khái quát hóa.