Vấn nạn rác thải nhựa ở Việt Nam, biện pháp nào xử lý

    Rác thải nhựa ở Việt Nam đang là vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều cơ quan ban ngành, các công ty, doanh nghiệp cũng như mỗi người dân, bởi tình hình rác thải nhựa đang ở mức báo động, cần có biện pháp xử lý kịp thời. Hãy cùng An Phát Holdings tìm hiểu kỹ hơn những điều này trong bài viết sau nhé!

    Theo tạp chí Tuổi trẻ thì Việt Nam đang đối diện với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác khi lượng rác thải nhựa tăng 200% trong những năm qua. (Nguồn ảnh: vtv.vn) 

    1. Vấn nạn rác thải nhựa ở Việt Nam 

    1.1. Lượng rác thải nhựa ở Việt Nam 

    Theo thông tin từ báo điện tử Hà Nội mới thì Việt Nam đứng thứ 17 trong 109 nước có mức rác thải nhựa lớn nhất thế giới. Có thể nói, đây là một vị trí tương đối cao.

    Cụ thể hơn, Bộ tài nguyên & Môi trường cho biết mỗi năm Việt Nam thải ra 1,8 triệu tấn rác thải nhựa. Riêng Hà Nội và Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường 80 tấn rác thải nhựa, và chỉ 27% trong số đó được tái chế lại. 

    Điều đó cho thấy lượng rác thải nhựa tồn tại trong môi trường là rất lớn!

    Trong khi đó, lượng tiêu thụ nhựa tính trên đầu người ở Việt Nam tăng mạnh từ 3,8 kg/người/năm lên 41,3 kg/người/năm trong giai đoạn 1990 – 2018 (Theo báo cáo của Hiệp hội nhựa Việt Nam). Điều này cho thấy người Việt vẫn chưa có ý thức hạn chế rác thải nhựa, mà nhu cầu sử dụng đồ nhựa ngày càng tăng.

    Không những nhiều, rác thải nhựa ở Việt Nam đa phần đều bị thải trực tiếp cùng nhiều loại chất thải khác mà không được phân loại. Điều này càng gây khó khăn cho công tác phân loại, xử lý tái chế và giảm rác thải nhựa.

    Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định, chất thải nhựa ở Việt Nam chiếm 8% - 12% lượng chất thải trong sinh hoạt. (Nguồn ảnh: Báo mới)

    Các số liệu trên không phải là những con số khô cứng mà là những con số “biết nói”. Chúng cho thấy tình hình rác thải nhựa ở Việt Nam đang trở thành vấn đề đáng báo động, cần được quan tâm và giải quyết kịp thời. Nếu không thời gian tới Việt Nam sẽ chìm trong biển rác và môi trường sẽ ngày càng ô nhiễm.

    1.2. Vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa trên biển ở Việt Nam 

    Thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết, Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về lượng rác thải nhựa đổ ra biển với 0,28 – 0,73 triệu tấn mỗi năm (chiếm khoảng 6%). Đây là một vị trí tương đối cao với nước có diện tích nhỏ và đang phát triển như Việt Nam.

    Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về số lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm. (Nguồn ảnh: Báo mới)

    Ông Nguyễn Lê Tuấn (Viện trưởng Viện Nghiên cứu biển và hải đảo Việt Nam) đã phát biểu rằng: trong số lượng rác thải nhựa trên biển có 80% được bắt nguồn từ các hoạt động trên đất liền, 112 cửa biển của nước ta hiện chính là nơi diễn ra quá trình vận chuyển rác thải nhựa ra đại dương.

    Có thể nói tình hình rác thải nhựa trên biển càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Chúng đòi hỏi chúng ta cần bắt tay vào cải tạo môi trường biển ngay để trả lại môi trường sống trong sạch cho các loài sinh vật biển.

    Hội nghị Davos, Thuỵ Sĩ dự báo đến năm 2050 trọng lượng cá sẽ ít hơn cả lượng rác thải nhựa trên biển. Tức là biển không còn là nhà của cá nữa mà trở thành “nơi sống” của rác thải nhựa. (Nguồn ảnh: anouvellegazette.be)

    1.3. Thực trạng xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam 

    Theo ông Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư, thì chỉ có 10% lượng rác thải nhựa ở Việt Nam được đem đi tái chế, còn lại 90% lượng rác thải nhựa sẽ bị chôn lấp, đốt, hoặc thải trực tiếp ra môi trường.

    Trong đó, các phương pháp chủ yếu đang được dùng để xử lý rác thải nhựa ở nước ta phải kể đến:

    • Chôn lấp: Theo thông tin từ VnExpress, mỗi năm Việt Nam có 25,5 triệu tấn rác thải sinh hoạt thì 75% được đem đi chôn lấp. Nhưng chôn lấp làm ảnh hưởng đến diện tích đất, và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm… 

    • Đốt rác thải nhựa: Đốt rác thải nhựa giúp giải quyết vấn đề về quỹ đất hạn hẹp, nhưng lại làm sản sinh ra chất dioxin (chất da cam) gây biến đổi gen, mang đến nhiều nguy hiểm cho con người và sinh vật.

    • Tái chế rác thải nhựa: Việc tái chế tại nước ta chưa được thực hiện ở quy mô lớn mà vẫn còn nhỏ lẻ. Công nghệ tái chế hiệu quả thấp, chi phí cao… nên chưa mang lại khả năng xử lý cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ rác thải nhựa được phân loại từ nguồn là rất thấp cũng gây thêm nhiều khó khăn cho việc phân loại và tái chế.

    Hiện nay, Việt Nam đang chú ý đến việc áp dụng các mô hình xử lý rác thải hiệu quả và an toàn hơn như: đốt rác phát điện, điện khí hóa, xử lý chất thải rắn thành phân vi sinh… Tuy nhiên, cần có sự quan tâm sát sao, đầu tư đúng mức và cả sự chung tay của toàn xã hội để có được hiệu quả tốt nhất. 

    Hầu hết rác thải nhựa ở Việt Nam đều được thu gom lại rồi đem đi chôn, lấp, đốt. Chỉ có một phần nhỏ được tái chế. (Nguồn ảnh: Báo Cần Thơ)

    2. Hành động ngay để bảo vệ môi trường và tương lai 

    Rác thải nhựa của Việt Nam đang ở tình trạng đáng báo động, mà công nghệ xử lý lại còn nhiều hạn chế. Vì thế, thay vì sử dụng nhiều đồ nhựa rồi loay hoay tìm cách xử lý, chúng ta hãy bảo vệ môi trường ngay từ hôm nay bằng các cách sau:

    • Hạn chế sử dụng đồ nhựa, túi nilon: Đồ nhựa, túi nilon là những vật dụng khó thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Thay vì sử dụng đồ nhựa, túi nilon 1 lần, chúng ta hãy sử dụng loại dùng được nhiều lần. Hoặc chỉ dùng khi thật cần thiết!

    • Phân loại rác thải nhựa ngay đầu nguồn, không bỏ chung nhựa vào các rác thải sinh hoạt khác: Mỗi khi vứt rác, hãy phân loại để thu gom xử lý được dễ dàng hơn vì mỗi loại rác có cách xử lý khác nhau. Ví dụ như đồ nhựa có thể đem đi tái chế hoặc xử lý công nghiệp; rau cỏ, vỏ hoa quả có thể đem đi chôn lấp,…

    • Các doanh nghiệp, nhà hàng, siêu thị cần chủ động, tiên phong trong việc hạn chế dùng đồ nhựa 1 lần. Thay vào đó hãy sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn như ống hút thủy tinh, ống hút cỏ, cốc, hộp làm từ bã mía, sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn hoặc sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên như lá chuối, dây chuối,… Vừa thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường, vừa góp phần tuyên truyền, thúc đẩy mỗi cá nhân cùng chung tay cho một Trái Đất xanh. 

    • Cải tiến công nghệ xử lý, tái chế rác thải nhựa: Hiện các nước trên thế giới đang sử dụng 2 loại công nghệ xử lý rác thải hiệu quả là công nghệ đốt phát điện và công nghệ nhiệt phân. Hy vọng trong tương lai không xa Việt Nam có thể áp dụng rộng rãi các phương pháp xử lý, tái chế hiệu quả này.

    Phân loại rác thải là bước đơn giản để quá trình xử lý và tái chế rác thải trở lên nhanh chóng hơn. (Nguồn ảnh: Báo Sài Gòn đầu tư)

    Ngoài ra, mỗi cá nhân đừng quên nâng cao ý thức của mình, hãy lựa chọn đồ có thể tái sử dụng nhiều lần hoặc dùng các sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco. 

    Sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn của AnEco thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng do có nguồn gốc từ tinh bột ngô. Thời gian phân hủy của các sản phẩm này chỉ khoảng 6 tháng – 1 năm trong điều kiện chôn ủ tự nhiên hoặc ủ công nghiệp. Sau khi phân hủy, chúng sẽ ra ra khí CO2, nước, mùn sinh học tốt cho đất.

    Hiện AnEco có đủ loại sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn như túi, dao, thìa, nĩa, ống hút, cốc giấy, găng tay… mà bạn có thể thay thế cho các sản phẩm dùng một lần. 

    Để biết rõ hơn về các sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn của AnEco, bạn có thể tham khảo tại đây https://aneco.com.vn/

    Sử dụng các sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn của AnEco để thay thế cho các sản phẩm nhựa dùng 1 lần nhằm hạn chế rác thải nhựa ở Việt Nam

    Có thể thấy, rác thải nhựa ở Việt Nam là một vấn đề khá nan giải, cần sự chung tay góp sức giải quyết của nhiều Bộ, Ban ngành, công ty, doanh nghiệp và mỗi chúng ta. Hãy chung tay bảo vệ môi trường ngay hôm nay!

    Rate this post