Vai trò của luật sư ở Việt Nam hiện nay

Xã hội ngày càng phát triển, càng phát sinh thêm nhiều mối quan hệ giữa công dân với công dân, giữa công dân với các cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức với nhau. Những mối quan hệ này nhiều khi phát sinh mâu thuẫn, ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi bên. Với tư cách là Luật sư, người am hiểu pháp luật và kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật, vài trò của luật sư ở Việt Nam hiện nay ngày càng được thể hiện được rõ nét.

Vai trò của luật sư ở Việt Nam hiện nay

Khái quát về Luật sư
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Luật sư phải đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện về chức danh nghề nghiệp.
Luật sư được chọn lựa một trong hai hình thức hành nghề là: Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư như công ty luật hoặc văn phòng luật sư; Một hình thức khác là Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.
Vai trò của Luật sư ở Việt Nam hiện nay
Luật sư và nghề luật sư đang ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Luật sư là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức có hiệu quả nhất tại Tòa án; góp phần giảm thiểu các vụ án oan sai, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng trên cơ sở các quy định của pháp luật, qua đó vị thế của luật sư trong xã hội. Luật sư với tư cách là người hiểu biết pháp luật sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước, đảm bảo cho các hoạt động của các cơ quan này diễn ra đúng pháp luật. Pháp luật phải được mọi người nhận thức và thực hiện thống nhất trên toàn lãnh thổ và tất cả các ngành, pháp luật thống nhất đòi hỏi mọi người dân trên mọi vùng miền phải có đủ thông tin về pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật. Luật sư có sự ảnh hưởng tích cực tới đời sống xã hội, có vai trò quan trọng nhất là trợ giúp pháp lý, thể hiện thông qua các hoạt động sau:
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng và ngoài tố tụng.
Trong lĩnh vực tham gia tố tụng:
Luật sư tham gia hoạt động tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khác của đương sự trong các vụ việc dân sự, hành chính; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, lợi ích liên quan trong vụ án hình sự; là người bào chữa, của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo,…
Trong lĩnh vực đại diện ngoài tố tụng:
Luật sư đại diện cho khách hàng để giải quyết công việc có liên quan đến việc mà luật sư đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc theo sự phân công của công ty luật hoặc văn phòng luật sư nơi luật sư hành nghề với tư cách là cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động. Luật sư sẽ cùng khách hàng hoặc thay mặt khách hàng làm việc với các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các vụ việc liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Thông thường, luật sư tham gia đại diện ngoài tố tụng thể hiện trong các lĩnh vực như Hành chính, Lao động, khiếu nại…
Luật sư có vai trò rất lớn trong việc giúp cá nhân, cơ quan, tổ chức hiểu biết pháp luật và thực hiện đúng pháp luật
Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, luật sư tham gia tư vấn cho khách hàng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp tốt nhất cho khách hàng của mình: tư vấn hợp đồng, tư vấn cho các doanh nghiệp hoặc thực hiện các dịch vụ pháp lý khác,…thông qua hoạt động hướng dẫn, giải đáp; đưa ra các ý kiến và hướng giải quyết; cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc; Giúp soạn thảo đơn từ
Luật sư trong hoạt động tuyên truyền pháp luật và hoạt động tác xây dựng pháp luật
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Luật sư với tư cách là độc lập, đứng ở giữa với nhà nước với nhân dân. Họ là những người gần gũi, có cơ hội được gần người dân, hiểu người dân, do đó khi họ hiểu pháp luật thế nào thì sẽ tuyên truyền cho người dân một cách dễ hiểu nhất. Từ đó tạo nên nhiều ý kiến trái chiều về pháp luật. Luật sư không đứng cùng phía với Nhà nước để Nhà nước nhận ra được sự hạn chế của pháp luật để có hướng điều chỉnh cho đúng, phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của đất nước.
Tham gia đóng góp xây dựng chính sách, pháp luật về cải cách tư pháp, cải cách hành chính, và hội nhập kinh tế quốc tế
Tổ chức và tham gia các cuộc hội thảo, tọa đàm, góp ý bằng văn bản, tham gia ý kiến tại các cuộc họp của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố để góp ý đối với các dự án luật và văn bản dưới luật trong quá trình soạn thảo. Phản ánh, kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc thực tiễn hoạt động luật sư trong khuôn khổ hoạt động giám sát chấp hành pháp luật của các Đoàn công tác của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân Thành phố,…
Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý khác
Cung cấp dịch vụ pháp luật khác là việc luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; Giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật. Thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý, luật sư đã đem đến cho người dân những thông tin pháp luật hữu ích, giải đáp những thắc mắc, giúp người dân hiểu hơn về các trình tự, thủ tục hành chính cần thiết khi giải quyết công việc, tránh việc đi lại nhiều lần dẫn đến tốn kém thời gian, tiền bạc và công sức của người dân,những người được trợ giúp pháp lý. Những vụ việc của họ được những luật sư trợ giúp pháp lý tư vấn, đại diện, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc nhanh chóng, đúng pháp luật, góp phần rất lớn vào công cuộc cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.Như vậy, vai trò của luật sư không chỉ được khẳng định trong thực tiễn đời sống xã hội mà cũng ngày càng được Nhà nước đề cao.

3.6

/

5

(

7

bình chọn

)