Tư tưởng đạo lí là gì? Nghị luận tư tưởng đạo lí là gì? Cách làm bài văn

Tư tưởng đạo lí là gì? Nghị luận tư tưởng đạo lí trong môn học ngữ văn giúp các em học sinh có thể đề cập đến các vấn đề của đời sống xã hội như: đạo đức, tư tưởng, văn hoá, nhân sinh quan, thế giới quan,…Để làm một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay thì các em cần ghi nhớ các bước lập một dàn ý. Vậy các bước để lập dàn ý khi soạn bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí như thế nào? Dưới bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp một số thông tin. Mời các bạn cùng tìm hiểu.

Định nghĩa tư tưởng, đạo lí

Tư tưởng: Là những quan điểm, ý kiến cá nhân về nhân sinh, vấn đề nhận thức, về tâm hồn, nhân cách, cách đối nhân xử thế hay về các mối quan hệ gia đình và xã hội.

Đạo lý: Là những quan điểm mang tính bao quát về lối sống, lẽ phải, đạo đức hay chân lý.

→ Tư tưởng trong bài văn là tư tưởng phù hợp với đạo lý, lẻ phải. Tư tưởng đó phải là tư tưởng khách quan, chân thực, có liên quan trực tiếp tới đời sống xã hội về vật chất hoặc đời sống tính thần của con người.

Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lý, lối sống, văn hóa… của con người với con người, của con người trong xã hội và là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lý trong cuộc sống.

+ Tư tưởng có nghĩa là những quan điểm, ý kiến cá nhân về nhân sinh, vấn đề nhận thức, về tâm hồn, nhân cách, cách đối nhân xử thế hay về các mối quan hệ gia đình và xã hội.

+ Đạo lý có nghĩa là những quan điểm mang tính bao quát về lối sống, lẽ phải, đạo đức hay chân lý.

Tư tưởng trong bài văn là tư tưởng phù hợp với đạo lý, lẻ phải và tư tưởng đó phải là tư tưởng khách quan, chân thực, có liên quan trực tiếp tới đời sống xã hội về vật chất hoặc đời sống tính thần của con người.

Trình tự lập luận về một tư tưởng đạo lý thường được thực hiện lập luận theo các bước đó là phải nêu rõ được nội dung, ý nghĩa của vấn đề nghị luận là tư tưởng đạo lý gì, phải giải thích 3 loại nghĩa: nghĩa đen, nghĩa bóng và nghĩa sâu, bàn luận chứng minh các mặt đúng – sai, tích cực – tiêu cực, mở rộng, nâng cao vấn đề tư tưởng đạo lý đó, khẳng định vấn đề và liên hệ.

Xem thêm :

đạo lí

Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý:

 

Gồm 4 bước

Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
Xác định ba yêu cầu:

+ Yêu cầu về nội dung: Vấn đề cần nghị luận là gì? (Lí tưởng (lẽ sống); Cách sống; Hoạt động sống; Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác). Ở ngoài xã hội có các quan hệ: tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè…) Có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?

+ Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ? (giải thích, chứng minh, bình luận…).

+ Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).

Bước 2: Lập dàn ý
Thứ nhất: Mở bài

Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.

Nêu khái quát nội dung, ý nghĩa tư tưởng đạo lý

Thứ hai: Thân bài

Cần trình bày các ý chính sau:

– Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận:

Lí giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn luận đề được đưa ra nhằm xác lập một cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống tránh cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, không hết ý. Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra được ý nghĩa của luận đề.

– Phân tích, chứng minh vấn đề bằng những dẫn chứng cụ thể

+ Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lí lẽ.

+ Tìm hiểu điều cần phải chứng minh, không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất
+ Lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm & lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM).

Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lí lẽ phân tích – chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia.

Để dẫn chứng và lí lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng thành 1 hệ thống mạch lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại… miễn sao hợp logic.

– Bình luận (bàn bạc, mở rộng vấn đề): phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn.

– Bày tỏ thái độ: có 3 khả năng.

+ Hoàn toàn nhất trí.

+ Chỉ nhất trí 1 phần (có giới hạn, có điều kiện).

+ Không chấp nhận (bác bỏ).

– Sau đó, ta bình luận – mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt để hơn.

Thứ ba: Kết bài

– Liên hệ thực tế bản thân

– Rút ra bài học cho bản thân bài học nhận thức và hành động.

Bước 3: Tiến hành viết bài văn
– Dựa trên hệ thống các ý đã sắp xếp trong dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh.

– Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây dựng (theo dàn ý)
– Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên cần phân phối lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dòng, sa vào kể lể, giải thích vấn đề không cần thiết. Trên cơ sở dàn ý, cần luyện cách viết và trình bày sao cho ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao.

Bước 4: Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết

Luyện tập về cách lập dàn ý cho Nghị luận tư tưởng đạo lí

Dàn ý nghị luận xã hội Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai
1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai.

2. Thân bài

a. Giải thích

Hoa hồng: ngụ ý chỉ thành công, hào quang, những điều tốt đẹp khi con người đạt được ước mơ, đứng trên đỉnh vinh quang.

Mũi gai: ngụ ý chỉ những gian nan, khó khăn, thử thách mà mỗi con người gặp phải trong cuộc sống, trên con đường chinh phục ước mơ, hoài bão của mình.

Ý cả câu: mỗi con người phải trải qua khó khăn, gian khổ thì mới đi đến được bến bờ của thành công, của hạnh phúc. Chính vì thế, chúng ta hãy nỗ lực, kiên cường tiến về phía trước.

b. Phân tích

Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội.

Mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp.

Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần có ý chí theo đuổi mục tiêu. Có thể nói, ý chí, nghị lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người vượt lên trên khó khăn, gian khổ và đạt được thành công để minh họa cho bài làm văn của mình.

Gợi ý: nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí, chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà bác học Thomas Edison,…

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn còn có nhiều người lười biếng, sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà không tự chủ cuộc sống của bản thân. Lại có người khi gặp khó khăn, thử thách lại dễ dàng nản chí, bỏ cuộc,… những người này sẽ khó có được thành công trong cuộc sống và sẽ sớm bị xã hội đào thải.

3. Kết bài

Khái quát vấn đề nghị luận: Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.