Trang thông tin điện tử Hội đồng thi đua khen thưởng

Đã từ lâu cái tên của tôi “Y sỹ Trần Thị Kim Hạnh” đã trở thành quen thuộc của những bệnh nhân HIV đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú bệnh viện Da Liễu Đà Nẵng và của những khách hàng đã từng đến Tư vấn, xét nghiệm HIV tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Đà Nẵng nay là khoa Phòng, chống HIV/AIDS & Quản lý điều trị nghiện các chất trực thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng.

 Trong gần 15 năm (2007-2021) gắn bó với công tác phòng, chống HIV/AIDS, đã có cả nghìn khách hàng được tôi trực tiếp tư vấn để xét nghiệm HIV, có bệnh nhân đã qua cơn khủng hoảng tinh thần về tình trạng HIV của mình, có bệnh nhân đang dần hồi phục để kéo dài sự sống…. tất cả đang dành cho tôi những tình cảm chân thành và sự cảm phục nhất. Thật xúc động khi trò chuyện với một anh tên Trần V. H…. đang sinh sống quận Sơn Trà, anh ấy rơi vào một hoàn cảnh rất éo le khi vợ chồng giận nhau anh đã tìm thú vui ở bên ngoài và cái kết đau buồn anh đã bị nhiễm HIV, lúc đó anh H đã nản lòng, gần như buông xuôi tất cả. May mắn hôm đó là phiên trực của tôi, tôi đã tiếp cận, tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ theo anh suốt cả thời gian đầu, đưa anh đến gặp các anh em nhân viên Tiếp cận cộng đồng họ cũng là người bị nhiễm HIV để anh thấy còn nhiều hoàn cảnh khó khăn đau khổ hơn mình nhưng họ cũng cố gắng vượt qua chính mình để giữ lại sự sống cho bản thân, cho gia đình và cho con có cha, cho vợ có chồng…kết quả sau những lần được tôi gần gũi chia sẻ, động viên anh H đã ổn định, tin tưởng và lấy lại tinh thần, sẵn sàng tham gia điều trị thuốc ARV.  Không dừng tại đây tôi đã giúp anh chia sẻ nổi niềm của mình cho vợ và đã động viên được vợ anh đi xét nghiệm HIV, may mắn chị ấy không bị nhiễm HIV. Tôi đã khuyên chị phải mạnh mẽ, phải đồng cảm, chia sẻ cùng chồng vì nếu chị xa lánh thì hậu quả sẽ không lường, được các Y bác sỹ của phòng khám tư vấn động viên và cuối cùng vợ chồng anh vượt qua cú sốc, anh đã tuân thủ điều trị uống thuốc đều đặn. Đến nay, sau hơn 3 năm điều trị, sức khỏe của anh tiến triển tốt, chúng tôi thường xuyên liên lạc thăm hỏi cùng nhau chia sẻ giúp cho anh thêm một nghị lực sống. Hạnh phúc nhất tôi đã đón nhận từ anh H một câu nói:“ Nếu ngày đến nhận và cầm trong tay mình kết quả xét nghiệm dương tính với HIV mà không gặp được chị thì bây giờ thể xác em đã trôi dạt dưới dòng nước sông Hàn rồi và chị đã thức tỉnh sự sống trong em, chị đã sinh ra em lần thứ hai trong cuộc đời này… em cảm ơn chị nhiều nhiều lắm’’ những lời nói mộc mạc, chân thành của anh cũng là mục tiêu phấn đấu cho tôi. Anh H cũng chính là một mạnh thường quân thường xuyên cùng tôi chia sẻ vật chất và tinh thần cho những người HIV có hoàn cảnh khó khăn. Lại thêm trường hợp cháu Trần Xuân Tr… sinh năm 2008 ở thôn Phong Nam xã Hoà Châu, mẹ bị nhiễm HIV chết 2010, cháu cũng bị nhiễm HIV và kèm theo căn bệnh chậm phát triển trí tuệ không đi học được, ở nhà theo bố làm nghề bốc vác chở thuê bằng chiếc xe honđa cộc cạch cũ nát, ai gọi thì có việc làm kiếm cơm qua ngày nuôi sống nhau. Hai cha con sống tại ngôi nhà thờ tộc nhỏ bé mái tôn bị rách nát đã xuống cấp, những đêm mưa gió dột ướt cả giường ngủ “Chỗ khô con nằm chỗ ướt cho cha” cơn bão Linfa tháng 10 năm 2020 vừa qua đã đánh sập cả mái tôn ngôi nhà cha con anh đang trú, không có tiền để sửa, tôi đã lập tức chia sẻ trường hợp gia đình cháu Trần Xuân Tr…cho tổ chức Carartas của giáo xứ Nội Hà địa chỉ số 40 Đinh Tiên Hoàng Đà Nẵng, các sơ đã tài trợ gia đình cháu thay được mái tôn và thế là hai cha con đã yên tâm trong những mùa mưa gió. Và còn nhiều nhiều trường hợp như vậy lắm, nhưng tôi không thể kể siếc hết trong bài viết này, nhân chứng sống vẫn còn đó các bạn ạ !  

Có người đã hỏi tôi: “Chị tiếp cận với những người nhiễm HIV chị không sợ và không sợ bị lây hả ?” Tôi thẳng thắng trả lời: “ HIV khó lây, dễ phòng nếu các bạn có kiến thức hiểu biết về HIV và với tôi đứng trước một người nhiễm HIV tôi luôn coi họ như người thân trong gia đình và cố gắng giúp đỡ tất cả những gì có thể. Trước tiên tôi cố gắng thuyết phục họ không nên bi quan, cần phải đối diện với sự thật để có ý thức sống tốt hơn. Mỗi lúc rảnh rỗi, tôi thường đến tận nhà những người mắc bệnh để theo dõi tình hình sức khỏe và thăm hỏi cuộc sống của họ. Muốn xâm nhập địa bàn có hiệu quả, giúp người nhiễm HIV có cái nhìn tích cực hơn đối với cộng đồng, xã hội thì những người làm công tác phòng chống HIV/AIDS luôn phải kiên trì, chịu khó tận tụy với trách nhiệm cao, những lúc người bệnh cần nếu họ gặp khó khăn gì thì tôi sẵn sàng giúp đỡ trong khả năng của mình. Bởi điều thật đơn giản đối với bất cứ bệnh nhân HIV/AIDS nào tôi cũng luôn dành tình cảm, tâm huyết, tận tâm, hết lòng vì họ.

Khi được đồng nghiệp và bệnh nhân hỏi động lực nào khiến tôi gắn bó với công việc mình làm đến vậy, tôi đã vui vẻ nói rằng: Thấm nhuần tư tưởng, đạo đức của Bác Hồ “Mình vì mọi người, coi bệnh nhân đau cũng như mình đau” hơn nữa phần lớn những người bị nhiễm HIV/AIDS có hoàn cảnh thật khác nhau, vì một chút lơ là, bất cẩn trước những cám dỗ của cuộc đời mà đi vào con đường sa ngã dẫn đến nhiễm HIV/AIDS, song hoàn cảnh người bệnh nào cũng nghèo, cũng khổ cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong xã hội hiện nay đâu đó vẫn còn những người có ác cảm và sợ sệt trước những người nhiễm HIV/AIDS kể cả người nhà của người nhiễm, nhưng vì lương tâm và trách nhiệm đối với sức khoẻ cộng đồng, sự đồng cảm, chia sẻ với những bệnh nhân HIV/AIDS tôi đã bất chấp tất cả, không đắn đo, suy nghĩ gần gũi giúp đỡ họ vươn lên trong cuộc sống.Với tôi, được gần gũi chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS là một niềm vui vì tôi đã làm được việc mà không phải ai cũng có thể làm, niềm vui đó còn được nhân lên khi có những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tin tưởng đến gặp tôi và xin được tôi chia sẻ, chăm sóc, hỗ trợ, nhiều bệnh nhân nghèo không có tiền, nên không ít lần tôi đã trực tiếp hỗ trợ và vận động anh em cán bộ trong khoa phòng, mạnh thường quân quyên góp tiền quà cùng cảm thông, chia sẻ với những bất hạnh của bệnh nhân HIV/AIDS trong các dịp Lễ , Tết…và những lúc đặc biệt khác, tôi cũng đã không quản ngại ngày đêm mỗi khi có bệnh nhân gọi là tôi có mặt kịp thời để trực tiếp tư vấn hỗ trợ. Theo tôi “Làm công việc này, nếu không có cái tâm sẽ không làm được lâu dài đâu”. Có lẽ ai bị nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn thành phố mà không biết đến tôi.

Các bạn ạ ! HIV không phải là tệ nạn xã hội mà là chỉ là con virút làm suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Vì vậy  “ Đừng nên xa lánh, kỳ thị mà hãy giúp họ hòa nhập với cuộc sống”. Khi bị nhiễm HIV, rất ít người bệnh tự tin, công khai điều trị, sẽ còn nhiều khó khăn vì do đây là vấn đề nhạy cảm, một số bệnh nhân không muốn hòa nhập cộng đồng, có biểu hiện buông xuôi nên đây là một thách thức lớn trong tiến trình kết thúc dịch AIDS. Gần gũi cảm thông, chia sẻ với những người không may mắc phải căn bệnh này, hiểu và có thái độ đúng, không nên xa lánh, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, điều này sẽ giúp cho người nhiễm HIV/AIDS sống lạc quan, lành mạnh, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, nhằm góp phần giải quyết những khó khăn, thách thức và cùng hướng tới mục tiêu “3 không” về HIV/AIDS của thành phố Đà Nẵng, mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam.

Tôi cảm thấy tự hào và xứng đáng là một thầy thuốc của những bệnh nhân HIV/AIDS, một tấm gương sáng về lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm, không vô cảm trước những mảnh đời bất hạnh Tôi cảm thấy tự hào và xứng đáng là một thầy thuốc của những bệnh nhân HIV/AIDS, một tấm gương sáng về lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm, không vô cảm trước những mảnh đời bất hạnh. Với những cố gắng, nỗ lực của mình, sự tận tâm, nhiệt tình và không ngừng sáng tạo, đổi mới kết quả nhiều năm liền tôi đều đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố UBND tặng Bằng khen 2011-2012 , Bằng khen của Liên đoàn lao động thành phố năm 2015 và năm 2019, và nhiều giấy khen của Giám đốc Sở Y tế và đặc biệt năm 2014 tôi được Chủ tịch thành phố tặng danh hiệu Tỏa sáng Bluoes trắng. Năm 2020 giấy khen về Tấm gương điển hình giai đoạn 2016 – 2020 của Giám đốc Sở Y tế và Giấy khen Đảng Uỷ khối các cơ quan tặng Giấy khen Đảng viên Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao năm 2020 ./.

 

Chăm sóc và hỗ trợ kinh phí cho bênh nhân HIVđang bị người nhà bỏ rơi tại bệnh viên Đà Nẵng

 

 

Chăm sóc và hỗ trợ kinh phí cho bênh nhân HIV đang bị người nhà bỏ rơi tại bệnh viên Đà Nẵng

                  Chăm sóc trẻ nhiễm HIV tại Khoa Nhi – bệnh viện Phụ sản                   

Hỗ trợ kinh phí  trẻ bị nhiễm HIV Tại khoa Nhi – bệnh viện Phụ sản  

  

    Nhà cháu Trần Q. Tr… tại Hoà Châu Sau cơn bảo Linfa hồi thág 10/2020  

Nhà cháu Trần Q. Tr… tại Hoà Châu đã được sửa chữa từ kinh phí vận động tổ chức Caratar    

Vận động các mạnh thường quân tặng quà cho các cháu bị nhiễm H và bị ảnh hưởng bởi H

Gần gũi, không phân biệt kỳ thị người nhiễm

Y SỸ TRẦN THỊ KIM HẠNH