Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam

Tổng Bí thư Trần Phú là một tấm gương sáng ngời về trí tuệ, đạo đức cách mạng; một nhà lý luận xuất sắc của Đảng, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc. Để hiểu rõ hơn về những đóng góp của đồng chí Trần Phú, quý bạn đọc đừng bỏ qua các thông tin có trong bài viết dưới đây của loiphong.vn

1. Trần Phú là ai?

Trần Phú là ai?

Trần Phú là ai?

Đồng chí Trần Phú sinh ngày 1/5/1904, quê tại xã Việt Yên nay là xã Tùng Ảnh, huyện Thọ Đức, tỉnh Hà Tĩnh – một vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Thân sinh của Trần Phú là cụ Trần Văn Phổ và cụ Hoàng Thị Cát.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học, giàu lòng yêu nước dù bố mẹ mất sớm nhưng được sự giúp đỡ của họ hàng, Trần Phú đã nỗ lực hết mình vào việc học tập, trau dồi kiến thức. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, ông đã nung nấu ý tưởng tìm đường cứu nước, tìm gặp bạn bè cùng chí hướng và nuôi dưỡng tinh thần yêu nước.

Sau khi Đảng ra đời, trên cương vị là Tổng Bí thư, Trần Phú đã có những đóng góp quan trọng trong công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị và tổ chức. Đồng chí được phân công soạn thảo Luận cương chính trị – Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng góp phần định hướng chiến lược cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam sau này.

Trong hành trình sống ngắn ngủi 27 năm (1904 – 1931), Trần Phú là một người chiến sĩ cách mạng ưu tú, dành trọn tuổi xuân cho cách mạng, để lại cho dân tộc nhiều dấu ấn đặc biệt. Những đóng góp của đồng chí Trần Phú luôn sống mãi với thời gian, sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam, trường tồn cùng đất nước, dân tộc.

2. Cuộc đời của Tổng Bí thư đầu tiên Trần Phú

Cuộc đời của Tổng Bí thư đầu tiên Trần Phú

Cuộc đời của Tổng Bí thư đầu tiên Trần Phú

Cuộc đời của đồng chí Trần Phú chỉ 27 năm, với 8 năm hoạt động cách mạng, gần một năm trên cương vị Tổng Bí thư nhưng đã để lại cho Đảng, các thế hệ cán bộ, đảng viên, nhân dân về một tấm gương sáng ngời, đạo đức, kiên trung,…Cả cuộc đời luôn đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

2.1. Tuổi thơ bi tráng

Khi mới 4 tuổi, Trần Phú phải trải qua những nỗi đau quá lớn. Cha là Trần Văn Phổ, nuôi trong mình khí tiết của một nhà nho ưu thời mẫn thế, thấm sâu nỗi nhục của quang cảnh trường thời nô lệ mất nước, bế tắc nên đã lựa chọn cách tuẫn tiết ngay chốn công đường. Hai năm sau, Trần Phú lại chịu cảnh mất mẹ.

Trong cái rủi lại có cái may, số phận sớm buộc Trần Phú vào nỗi đau tột cùng nhưng cũng hun đúc ý chí, nghị lực kiên cường. Trong khổ cực, buồn đau, Trần Phú không nản chí, không chán chường, tìm đến những tấm gương anh hùng, nghĩa sĩ xưa của quê hương để rồi nhận ra rằng nỗi đau của gia đình cậu chính là nỗi đau chung của đất nước, dân tộc. Để xóa bỏ được nỗi đau đó chỉ có một con đường duy nhất là cứu nước, cứu dân.

Trong khoảng thời gian học tập ở Quốc học Huế, Trần Phú đã kết thân với nhiều bạn bè đồng hương, có cùng chí hướng như Hà Huy Tập, Trần Văn Tăng, Trần Mộng Bạch,…Nhóm “Thanh niên tu tiến hội” là nơi để họ trao đổi kiến thức, lòng yêu nước, về hình mẫu họ ngưỡng mộ như Nguyễn Ái Quốc – người làm chấn động trời Tây bởi bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”.

Năm 1922, dù đỗ đầu kỳ thi Thành chung nhưng Trần Phú không lựa chọn con đường quan lộ mà lựa chọn con đường dạy học bởi trong ông luôn đau đáu lý tưởng sục sôi đi theo con đường cách mạng. Năm 1925, người cách mạng trẻ Trần Phú đã tham gia sáng lập và hoạt động tích cực trong tổ chức Hội Phục Việt (sau đổi tên thành Hội Hưng Nam, Việt Nam Cách mạng Đảng, Tân Việt Cách mạng Đảng).

2.2. 4 Lần hội ngộ cùng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

4 Lần hội ngộ cùng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

4 Lần hội ngộ cùng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

Tính từ khi tham gia Hội Phục Việt năm 1925 đến khi bị giặc bắt và hy sinh năm 1931, Trần Phú chỉ “hoạt động cách mạng chuyên nghiệp” trong 6 năm. Trong 6 năm ngắn ngủi ấy lại chứa đựng rất nhiều dấu ấn, đáng nhớ nhất là 4 cuộc hội ngộ lịch sử cùng với những vị lãnh tụ của Cách mạng Việt Nam – Nguyễn Ái Quốc.

Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, gọi tắt là “Thanh niên” tại Quảng Châu Trung Quốc. Đang gặp bế tắc về phương hướng, Hội Hưng Nam ở thành phố Vinh đã cử Trần Phú và một số người khác sang Quảng Châu để gặp Nguyễn Ái Quốc và Tổng bộ Thanh niên để học tập.

Tháng 8/1926, ước mơ gặp “thần tượng” cách mạng của Trần Phú mới thành hiện thực. Tại trụ sở chính ở số nhà 131 phố Văn Minh, đường Diên An I, Trần Phú đã được gặp Nguyễn Ái Quốc. Từ cuộc gặp gỡ ấy, nhiều sự đổi thay đã đến với người cách mạng trẻ Trần Phú. Từ lời đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú đã đổi tên thành Lý Thụy. Sau hơn 2 tháng học tập dưới sự truyền đạt của Nguyễn Ái Quốc, kiến thức của Trần Phú về lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin đã được nâng lên rất nhiều. Đồng thời, ông cũng đã hiểu làm cách mạng thực sự là phải làm như thế nào; đi sâu, gần gũi với quần chúng ra sao.

Thấu hiểu những điều đó, Trần Phú đã gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, kết nạp vào “Cộng sản đoàn”. Kết thúc lớp huấn luyện chính trị, đồng chí Trần Phú được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao trọng cách phong trào ở Trung Kỳ.

Những tháng này hoạt động ở Trung Kỳ, Trần Phú bị thực dân Pháp ráo riết lùng bắt. Để tránh khỏi sự truy nã của kẻ thù, tháng 1/1927 ông đã trở lại Quảng Châu. Đây là lần thứ 2 Trần Phú gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Nhận thấy Trần Phú là một người có khí chất thông minh, đầy nhiệt tình với cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã cử đi học ở trường Đại học Phương Đông – Liên Xô để đào tạo thành cán bộ cốt cán cho cách mạng.

Tháng 9/1927, Trần Phú cùng các bạn học sinh người Việt tại Liên Xô lại có cơ hội diện kiến lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi này, Nguyễn Ái Quốc đã thông báo cho Trần Phú về những chuyển biến mới của phong trào cách mạng trong nước, dự định thành lập một chính đảng của giai cấp vô sản Việt Nam. Bên cạnh đó, Người còn dặn Trần Phú và mọi người tại Liên Xô phải học tập thật tốt để phục vụ cho công cuộc cách mạng sau này.

Đại học Phương Đông - Nơi đào tạo những nhà cách mạng tiền bối kiệt xuất của Cách mạng Việt Nam

Đại học Phương Đông – Nơi đào tạo những nhà cách mạng tiền bối kiệt xuất của Cách mạng Việt Nam

Đầu tháng 11/1929, sau khi tốt nghiệp Đại học Phương Đông, Trần Phú nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, bí mật lên tàu đi Lê – nin – grat bắt đầu hành trình trở về nước hoạt động cách mạng. Ngày 8/4/1930, Trần Phú về đến Sài Gòn. Ngay sau đó, đồng chí lại xuống tàu sang Hồng Kông và Trần Phú đã được gặp Nguyễn Ái Quốc lần thứ 4.

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thông báo cho Trần Phú về việc hợp nhất tổ chức Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đặt ra yêu cầu phải làm mọi cách để thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam phát triển. Mọi hành động đều cùng chung mục tiêu là đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, giai cấp tư sản phản động làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do. Đến tháng 4/1930, Trần Phú trở về Hải Phòng.

2.3. Viết luận cương chính trị

Tháng 7/1930, Trần Phú về Hà Nội, được bổ sung vào Ban Chấp ủy lâm thời và được giao nhiệm vụ dự thảo Luận cương chính trị của Đảng. Để tránh sự theo dõi của mật thám, Thường vụ Trung ương lâm thời đã quyết định lấy nhà của chính Thực dân Pháp làm trụ sở bí mật của Đảng. Đó là ngôi nhà ở phố Giăng Xole, nay là số nhà 90 phố thợ Nhuộm. Đồng chí Trần Phú ở trong một buồng nhỏ, có một tấm phản vừa dùng để làm bàn viết, vừa làm giường ngủ và cũng là nơi viết viết dự thảo bản Luận cương chính trị của Đảng cộng sản Đông Dương.

Nhà số 90 Thợ Nhuộm - nơi đồng chí Trần Phú viết dự thảo bản Luận cương chính trị của Đảng cộng sản Đông Dương

Nhà số 90 Thợ Nhuộm – nơi đồng chí Trần Phú viết dự thảo bản Luận cương chính trị của Đảng cộng sản Đông Dương

Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương thông qua vào tháng 10/1930. Đây là văn kiện quan trọng của Đảng, vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa cùng những luận điểm cơ bản được trình bày trong “Chính cương vắn tắt” và “Sách lược vắn tắt” của Nguyễn Ái Quốc.

Bản dự thảo Luận cương chính trị gồm 3 phần chính:

Phần 1: Tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương

Phần 2: Những đặc điểm về tình hình Đông Dương

Phần 3: Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương.

Bản dự thảo xác định được rõ tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền sau đó tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Xác định mâu thuẫn giai cấp đang diễn ra giữa một bên là thợ thuyền dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến tư bản và đế quốc chủ nghĩa.

Dự thảo còn nêu rõ nhiệm vụ là chống phong kiến để thực hiện triệt để cách mạng ruộng đất, chống đế quốc giành độc lập cho toàn cõi Đông Dương. Luận cương cũng nhấn mạnh hai nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau, vấn đề thuộc địa chính là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền.

Luận cương chính trị do Trần Phú viết

Luận cương chính trị do Trần Phú viết

Trong điều kiện Đảng Cộng sản Việt Nam mới ra đời, Luận cương chính trị do Trần Phú dự thảo đã tuân thủ chặt chẽ Chỉ thị và các điều hướng dẫn của Quốc tế Cộng sản. Luận cương chính trị đã phản ánh trung thành quan điểm, đường lối của Đại hội VI Quốc tế Cộng sản bao gồm cả phần đúng và bạn chế.

Với những đóng góp to lớn, đồng chí Trần Phú đã được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng vào tháng 10/1930.

2.4. Kiên cường đấu tranh đến giây phút cuối cùng

Sáng ngày 18/4/1931, tại cơ quan ấn loát của Đảng, số nhà 66 đường Sampannho, Tổng Bí thư Trần Phú đã bị giặc bắt. Đây là một tổn thất rất lớn đối với Đảng và cách mạng Việt Nam. Quân thù thay nhau dùng mọi thủ đoạn tra tấn tàn ác, dụ dỗ mua chuộc nhưng vẫn không khuất phục được ý chí của người cộng sản kiên trung.

Đồng chí Trần Phú kiên cường đấu tranh đến giây phút cuối cùng

Đồng chí Trần Phú kiên cường đấu tranh đến giây phút cuối cùng

Chế độ tàn bảo của nhà tù đã làm cho sức khỏe của Tổng Bí thư Trần Phú suy kiệt; bệnh lao phổi, bệnh tràng nhạc nặng hơn. Với mong muốn khai thác những bí mật cách mạng, cai ngục đã đưa Trần Phú tới nhà thương để chữa trị nhưng do bệnh tình quá nặng, đồng chí đã mất khi mới 27 tuổi.

Trước khi hy sinh, Tổng Bí thư Trần Phú đã nhắn nhủ các đồng chí của mình “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”. Câu nói ấy  đã trở thành vũ khí, phương châm, lý tưởng sống, ý chí quyết tâm phấn đấu, cống hiến hết mình của các thế hệ cán bộ, đảng viên và tuổi trẻ Việt Nam cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Câu nói đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Hài cốt Tổng Bí thư Trần Phú an táng tại quê Hà Tĩnh

Hài cốt Tổng Bí thư Trần Phú an táng tại quê Hà Tĩnh

Ngày 12/1/1999, hài cốt của Tổng Bí thư Trần Phú được di dời về an táng tại quê hương Đức Thọ, Hà Tĩnh. Mộ của đồng chí được đặt trên đồi cao của xã Tùng Ảnh, phía trước mộ là dòng chữ “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.

Quần thể Khu di tích Trần Phú gồm có 3 phần là khu mộ, nhà thờ và nhà trưng bày. Khu mộ Trần Phú được đặt trên núi Quần Hội, khởi công xây dựng vào tháng 1/2000 và hoàn thành vào tháng 4/2004 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

Cách khu mộ khoảng 1km là hệ thống nhà thờ và nhà trưng bày Tổng Bí thư Trần Phú

Cách khu mộ khoảng 1km là hệ thống nhà thờ và nhà trưng bày Tổng Bí thư Trần Phú

Để tưởng nhớ công lao to lớn, tên của đồng chí Trần Phú đã được đặt cho các đường phố, trường học ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước.

Trần Phú là người học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh, một người cộng sản kiên trung, bất khuất; một người con ưu tú của Đảng và nhân dân, cống hiến hết mình cho sự nghiệp các mạng của dân tộc. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú tuy ngắn nhưng đã để lại nhiều giá trị lớn, là tấm gương sáng về chí khí cách mạng, tinh thần bất khuất của người cộng sản.