Trần Đình Long là ai? Tiểu sử chi tiết về “Ông vua thép Việt” Trần Đình Long

Được mệnh danh “ông vua Thép Việt”, cuộc đời, sự nghiệp của Trần Đình Long gắn liền với Tập đoàn Hòa Phát. Cùng xem chi tiết về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp của Trần Đình Long qua bài viết sau đây nhé!

Trần Đình Long là ai?

Trần Đình Long sinh ngày 20 tháng 2 năm 1961 tại Hải Dương là một doanh nhân, tỷ phú người Việt Nam. Ông được mệnh danh là ông vua ngành thép, hiện đang đảm nhận ghế Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) và được gọi là ông vua ngành thép.

Trần Đình Long là người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt Nam sau Phạm Nhật Vượng và Trịnh Văn Quyết năm 2016. Danh sách tỷ phú năm 2018 của Forbes có sự xuất hiện của ông Trần Đình Long với khối tài sản 1,3 tỷ USD và vẫn có tên trong danh sách này vào năm 2019 của Real Time.

Tóm tắt tiểu sử

Trần Đình Long sinh ra và lớn lên tại Hải Dương, xuất thân từ một gia đình thuần nông nghèo khó. Ông đã có nhiều năm bôn ba, lăn lộn trên thương trường để có được những thành công như ngày hôm nay.

Những năm tháng tuổi thơ nghèo khó đã làm nên một Trần Đình Long bản lĩnh, cứng rắn và “nói ít làm nhiều”. Ông là một tỷ phú khá kín tiếng trên thương trường và người ta thường chỉ được gặp ông mỗi năm một lần vào dịp Đại hội cổ đông của Tập đoàn.

Năm 1986, Trần Đình Long tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân với tấm bằng cử nhân kinh tế.

Sau quãng thời gian 6 năm tìm hiểu thị trường để tích lũy cho mình kinh nghiệm, ông Trần Đình Long cùng với người cộng sự thân tình của mình là Trần Tuấn Dương thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng chủ yếu buôn bán đồ cũ từ Nga về. Và cũng từ đây, sự nghiệp kinh doanh của ông bắt đầu.

Sự nghiệp

– Tiền thân của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát là Công ty TNHH thiết bị phụ tùng. Để có được một Hòa Phát như ngày hôm nay, ông Trần Đình Long cùng những người cộng sự của mình đã trải qua những giai đoạn đầy khó khăn vào những ngày đầu lập nghiệp

– Năm 1990, ông Long  thành lập doanh nghiệp đúng vào thời điểm Luật doanh nghiệp mới ra đời với những rào cản, trở ngại về mặt thủ tục

– Năm 1992, quá trình hoàn thành hồ sơ thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng tốn rất nhiều công sức, phải qua phòng Thương mại và Công nghiệp Quận Hoàn Kiếm làm hồ sơ, chứng minh tài sản, hồ sơ vay vốn, nộp vài chục triệu vào ngân hàng để phong tỏa tài sản rồi xin giấy xác nhận nhân thân từng người. Lúc đầu, Công ty phải lấy địa điểm là nhà ông Long cùng rất nhiều những trở ngại khác về mặt thủ tục, đó là còn chưa kể đến việc xoay vốn.

– Năm 1993, ông Trần Đình Long cùng các cộng sự anh em của mình có chuyến xuất ngoại lần đầu tiên để khảo sát thị trường và nhập khẩu thiết bị. Thời điểm đó, công ty tư nhân không được phép giao dịch thương mại – xuất nhập khẩu với nước ngoài nên hàng nhập về phải đi bằng hộ chiếu đường biên.

– Năm 1994: Cơ duyên để ông Long quyết định gia nhập thị trường nội thất bằng việc lập Công ty nội thất, bắt tay với các nhà cung cấp từ Đài Loan cho đến Malaysia, Singapore… là lần đi tìm mua nội thất cho văn phòng công ty trên đường Giải Phóng. Ông nhận ra các doanh nghiệp đều đang nhập khẩu bàn ghế gỗ từ Đài Loan về.

– Từ năm 1996 đến năm 2005, ông Trần Đình Long là Chủ tịch Hội đồng Quản trị các Công ty thuộc nhóm Hòa Phát bây giờ

– Năm 1996, Công ty Thiết bị Phụ tùng của ông Long thường phải mua ống thép về làm giàn giáo nhưng việc mua thép lại không hề dễ dàng và gặp rất nhiều khó khăn. Xuất phát từ chính những khó khăn đó và nhận thấy rằng việc làm ống thép không khó, ông Trần Đình Long đã quyết định thành lập Công ty Ống thép Hòa Phát với việc sử dụng công nghệ Đài Loan.

– Kể từ năm 1992, sau khoảng 8 năm bán đủ thứ từ thiết bị, máy móc, ống thép, phải đến năm 2000, “thép xây dựng” mới có tên trong danh mục sản phẩm của Công ty TNHH Thiết bị và Phụ tùng Hòa Phát.

– Phải sau đó 7 năm, năm 2007, từ Công ty TNHH Thiết bị và Phụ tùng Hòa Phát, Tập đoàn Hòa Phát mới chính thức ra đời. Cái tên Hòa Phát mang ý nghĩa: hòa hợp và phát triển.

– Cũng trong năm 2007, Khu Liên hợp Gang thép tại Hải Dương của Hòa Phát được xây dựng, mục tiêu trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam của Tập đoàn Hòa Phát tiếp tục có những định hình để có những bước tiến rõ nét

Dưới bàn tay lèo lái của ông Trần Đình Long, Tập đoàn Hòa Phát hiện nay là một trong những doanh nghiệp lớn nhất và có lợi nhuận khủng nhất từ ngành thép với việc tham gia sản xuất thép xây dựng và ống thép. Bên cạnh đó, Hòa Phát còn tham gia vào nhiều lĩnh vực khác như bất động sản, nội thất, điện lạnh, thương mại…

Tài sản và thành tựu

Ông Long không ngại vung hàng trăm tỷ đồng để sắm máy bay riêng, thể hiện đẳng cấp giới thượng lưu của mình. Việt Nam hiện tại mới chỉ có ông Trần Đình Long và Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức chi tiền cho loại phương tiện kén người lái này.

– Năm 2010 và năm 2011, ông lần lượt mua 2 chiếc trực thăng với giá hàng triệu USD. Hiện tại, ông đang sở hữu và cho Tập đoàn Hòa Phát thuê chiếc trực thăng 12 chỗ ngồi mang mã VN – D668 mua hồi năm 2011.

– Ông từng có mặt trong danh sách tỷ phú của Tạp chí danh giá Forbes năm 2018 và danh sách trực tuyến real time của tạp chí này vào năm 2019 và được nhắc đến với danh hiệu “ông vua thép” trên thị trường thép Việt Nam

Sự nghiệp của “ông vua thép” Trần Đình Long chính là một câu chuyện truyền cảm hứng khi lấy khó khăn làm cơ hội để trở nên khác biệt. Ông Long đã không ngại những thử thách, dám nghĩ, dám làm và từng bước khẳng định vị thế. Ông vua thép Việt Trần Đình Long khiến người ta ngưỡng mộ chính bởi “chất thép” trong chính con người ông.

 

 

 

Liên kết:Xổ số miền Bắc