Top 10 loài rắn độc nhất ở Việt Nam
Đối với người bình thường, việc phân biệt rắn độc hay rắn thường là không hề dễ dàng. Do đó, danh sách 10 loài rắn độc nhất ở Việt Nam sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để đề phòng 10 loài rắn nguy hiểm nhất với khả năng gây tử vong cho con người chỉ trong 1 nhát cắn.
Mục Lục
1. Rắn lục đuôi đỏ (Trimeresurus albolabris)
Trong họ rắn lục đầy rẫy những kẻ sở hữu chất độc chết người nhưng rắn lục đuôi đỏ vẫn luôn ngồi vững trong top 3 về độ nguy hiểm của nọc độc. Điều đó đủ để chứng minh sự nguy hiểm khủng khiếp mà loài rắn này mang lại cho con người là như thế nào. Đúng như tên gọi, rắn lục đuôi đỏ có cơ thể màu xanh và phần đuôi màu nâu đỏ. Có cơ thể khá nhỏ, trọng lượng cơ thể trung bình của loài này khoảng 0,3 kg. Thông thường, con cái sẽ dài khoảng 80 cm trong khi con đực ngắn hơn với chiều dài 60 cm. Thị giác của rắn lục đuôi đỏ rất tốt vào ban đêm nhưng lại rất yếu vào ban ngày.
Khác với các loài rắn lục khác, rắn lục đuôi đỏ đẻ con chứ không ấp trứng. Thực chất trứng của loài này được ấp ngay trong bụng rắn mẹ. Khoảng thời gian rắn mẹ ấp trứng cũng là lúc nó hung dữ nhất và lượng chất độc được tập trung nhiều nhất. Rắn con sau khi nở sẽ chui ra khỏi bụng mẹ thông qua lỗ hổng ở phần bụng gần hậu môn. Lúc quá trình sinh đẻ kết thúc cũng là lúc rắn mẹ chết.
Bạn đang đọc: Top 10 loài rắn độc nhất ở Việt Nam
Rắn lục đuôi đỏ chủ yếu sống ở các vùng rừng núi thuộc dãy Trường Sơn hay khu vực Tây Bắc nước ta. Mới đây, loài này cũng đã được phát hiện ở các tỉnh Cần Thơ, Quảng Ngãi, Đà Nẵng và Nghệ An nhưng với số lượng khá ít ỏi.
2. Rắn lục Trùng Khánh (Protobothrops trungkhanhensis)
Là loài đặc hữu (chỉ tìm thấy ở một khu vực nhất định) của Việt Nam, đến nay các nhà nghiên cứu mới chỉ tìm thấy rắn lục Trùng Khánh tại khu bảo tồn thiên nhiên Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Dài trung bình 70 cm, rắn lục Trùng Khánh có kích thước khá nhỏ so với các loài thuộc cùng chi Protobothrop. Loài này có đầu và lưng màu nâu xám nhạt, bụng màu xám sẫm, đen ở gần đuôi. Hiện nay, rắn lục Trùng Khánh được ghi nhận là sống ở các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới. Các nhà khoa học cũng mới chỉ phát hiện thấy rắn lục Trùng Khánh vào ban đêm, chưa từng bắt gặp loài này vào ban ngày.
3. Rắn lục nưa (Calloselasma rhodostoma)
Rắn lục nưa còn có tên gọi khác là rắn chàm quạp, rắn khô mộc. Loài này có kích thước cơ thể khoảng 100 cm, thân không dày lắm, vảy trơn nhẵn. Màu da nâu hoặc nâu đỏ, hoa văn trên thân gồm từ 19 đến 31 hình tam giác sẫm màu như cánh bướm. Rắn lục nưa là loài thích ăn đêm, thức ăn chính của chúng chủ yếu là các loài lưỡng cư nhưng đôi khi có thể ăn cả các loài chim, gặm nhấm và rắn khác. Loài rắn này thích sống ở những khu đất rừng thấp, khô ráo nhưng đã từng được phát hiện ở độ cao 2000 m. Ở Việt Nam, rắn lục nưa chủ yếu phân bố ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai và An Giang.
4. Rắn lục sừng (Trimeresurus cornutus)
Rắn lục sừng là loài rắn cỡ nhỏ với kích thước trung bình khoảng 50 cm. Loài rắn này có đầu hình tam giác phân biệt rõ với cổ, trên đầu phủ vảy nhỏ với hai chiếc vảy phát triển thành sừng mắt. Rắn lục sừng được tìm thấy trong các khu rừng thường xanh và trên núi đá vôi hay đá granit. Ở Việt Nam, loài này phân bố chủ yếu ở các tỉnh Lào Cai, Thừa Thiên – Huế và Quảng Ninh.
5. Rắn lục Vogel (Viridovipera vogeli)
Còn có tên là rắn lục miền Nam, loài rắn này có đỉnh đầu và thân màu xanh lục vừa, bụng màu xanh lục nhạt. Rắn lục Vogel có thể được tìm thấy trên các bụi rậm, lùm cây thấp ở khu vực đồi núi có độ cao 900 – 1500 m. Hiện nay, vẫn chưa rõ thức ăn của rắn lục Vogel là gì mà chỉ biết loài rắn này săn mồi vào ban đêm. Rắn lục Vogel phân bố chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đồng Nai và Lâm Đồng.
6. Rắn lục đầu bạc (Azemiops feae)
Là một trong những loài rắn nguyên thuỷ nhất với nọc độc khủng khiếp nhất mà các nhà khoa học từng biết đến, rắn lục đầu bạc có khả năng sản sinh một lúc hai loại nọc độc thần kinh và tế bào khiến cho khả năng sơ cứu cũng như chữa trị nếu bị loài này cắn vô cùng khó khăn. Kích thước của rắn lục đầu bạc ở mức trung bình với chiều dài khoảng 80 cm. Đầu hơi dẹt, phân biệt với cổ, lưng xám đen và có những vạch hồng chạy ngang. Loài rắn này thường sống ở trong các khu rừng nằm tại độ cao 1.000 m thuộc Cao Bằng, Vĩnh Phúc và Lạng Sơn. Hiện nay số lượng rắn lục đầu bạc ở nước ta còn lại rất ít và là một loài cần được bảo tồn, phát triển.
Xem thêm: Việt Anh lập kỷ lục ở “Ai là triệu phú”
7. Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah)
Là loài rắn độc dài nhất thế giới, chiều dài trung bình của rắn hổ mang chúa (hay rắn hổ chúa) khoảng 3 – 4 m. Chiều dài tối đa được ghi nhận lên tới 7 m. Hổ mang chúa không chủ động tấn công con người nhưng lại được ghi nhận là nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi nó sinh sống.
Nọc độc của hổ mang chúa rất nguy khốn với năng lực tiến công vào hệ thần kinh TW. Nạn nhân bị cắn sẽ có những tín hiệu đau nhức, mờ mắt, chóng mặt và buồn ngủ. Nếu chất độc tiến vào hệ tuần hoàn, những cơ sẽ bị tê liệt gây ra suy hô mê hoặc và tới tử trận trong thời hạn ngắn. Lượng chất độc do hổ mang chúa tiết ra hoàn toàn có thể lên tới 7 ml, đủ năng lực giết chết một con voi trưởng thành hay 20 – 30 người lớn chỉ trong vòng vài giờ. Loài rắn này có năng lực vận động và di chuyển rất nhanh về phía trước để tiến công, gây tử trận trong một vết cắn và cắn nhiều lần chỉ trong một lần tiến công. Đồng thời, hổ mang chúa còn có năng lực phóng chất đôc ở khoảng cách lên tới 3 m. Những đặc thù này thường khiến cho nhiều người nhìn nhận sai khoảng cách bảo đảm an toàn khi đương đầu với hổ mang chúa .
Hổ mang chúa có môi trường sinh sống rất rộng. Có thể bắt gặp chúng ở các khu vực rừng rậm cao nguyên, rừng mưa, đồng cỏ hay đồng bằng. Chúng cũng sinh sống ở các khu rừng nhiệt đới ẩm, rừng tre, đầm lầy hay những môi trường nhiều cây bụi và nhiều mưa.
8. Rắn hổ mang xiêm (Naja siamensis)
Còn được gọi là rắn hổ mèo, rắn hổ mang Đông Dương, rắn hổ mang Xiêm có cơ thể khá dày, kích thước trung bình từ 0,9 – 1,2 m (tối đa có thể lên tới 1,6 m). Màu sắc cơ thể thường là xám, nâu đen với sọc hoặc đốm trắng. Ban ngày, hổ mang Xiêm khá nhút nhát và thường ẩn núp trong các hang mối hoặc hang chuột. Nhưng vào ban đêm, nếu bị khiêu khích hoặc đe doạ, loài này sẽ bành mang và phun nọc độc để đáp trả. Hổ mang xiêm có khả năng phun nọc độc xa tới 2 m đồng thời tấn công khá nhanh với nọc độc đủ gây chết người trong 1 lần cắn. Nọc độc của hổ mang xiêm cũng như các loài hổ mang khác sẽ gây hoại tử hoặc chết tế bào dẫn tới tử vong do tê liệt hệ tuần hoàn.
Ở nước ta, hổ mang Xiêm chủ yếu phân bố ở các tỉnh thành phía Nam gồm Tây Ninh, Đồng Nai, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cà Mau và thành phố Hồ Chí Minh. Loài này thường sinh sống trong rừng rậm ở các vùng đất thấp, ngập nước nhưng đôi khi cũng có thể bắt gặp ở khu đô thị, nơi có rất nhiều các loài như chuột, cóc, rắn mối,… là thức ăn ưa thích của chúng.
9. Rắn hổ mang đất (Naja kaouthia)
Thường được gọi tắt là hổ đất hay tên gọi dân gian là hổ mang một mắt kính, hổ phì, loài hổ mang đất có kích thước và môi trường sống tương tự như hổ mang xiêm nên dễ gây nhầm lẫn giữa hai loài. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất và cũng là căn cứ để phân biệt hổ mang đất với các loài hổ mang khác là hình tròn màu sáng (một mắt kính) chính giữa có một vệt nâu đen ở phía sau cổ.
Xem thêm: Tôi có 2 vợ và 20 đứa con!
10. Rắn biển (Hydrophiidae)
Rắn biển thực chất là một họ riêng biệt gồm các loài rắn có thời gian chủ yếu sống dưới biển. Các loài rắn này có đặc điểm chung là cơ thể dẹt như lươn, bản thân không có mang nên thường xuyên phải trồi lên mặt nước để thở. Do môi trường sống dưới nước không có lợi cho việc truy tìm con mồi nên nọc độc của rắn biển có đặc điểm là tác dụng rất nhanh và dễ gây tử vong. Điều này khiến cho đa số loài rắn biển thường xuyên được góp mặt trong danh sách những loài rắn độc nhất trên thế giới. Tại nước ta, rắn biển được tìm thấy nhiều ở các vùng nước ấm gần bờ.
Trên đây là những thông tin về 10 loài rắn độc nhất ở Việt Nam mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những kiến thức trong bài viết này, các bạn sẽ có biết cách phân biệt, nhận dạng thêm một số loài rắn độc nguy hiểm để từ đó bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi nguy cơ tử vong do rắn độc cắn.
Source: https://evbn.org
Category: Kỷ Lục Việt Nam